Phần 3: Quy chính chữ Hán và quan niệm
1. Hồi quy Thần tính, giá trị quan vĩnh hằng của sinh mệnh — Bối cảnh tinh thần sinh ra chữ Hán (kỳ 3)
Chữ 生 (sinh), tam tài Thiên Địa Nhân cấu thành vũ trụ này, Đạo gia coi thân thể người là một tiểu vũ trụ. Nét 丿 (phẩy) nằm ở vị trí 2, là vị trí biến đổi; bộ 𠂉 (nhân nằm) biểu tượng cho dương ở Thiên cách đã phát sinh biến đổi, mà Thiên cách là đại biểu cho Thần tính, cũng chính là nói bản chất thực sự của sinh mệnh bị động chạm, dẫn động đến sự biến đổi của sinh mệnh, cuối cùng từ chỗ thấp nhất của địa cách mà bắt đầu hướng thượng thăng hoa, cho đến tầng thứ cảnh giới cao hơn ở Thiên cách. Quá trình hướng thượng thăng hoa này chính là một quá trình “sinh”, cái sinh này là sự sản sinh ra Thần trong quá trình tu luyện, là một quá trình không ngừng đề cao tầng thứ, là bởi vì động chạm vào Thần tính ở Thiên cách mà dẫn phát, là sự thăng hoa của Thần tính, vì vậy gọi là trời sinh (thiên sinh). Nếu là do nhân tố ở địa cách tầng thứ thấp dẫn phát, thì sẽ không gọi là Thiên sinh, mà gọi là đất đẻ (địa sản), tạo ra đa số đều là những thứ mang tính vật chất có tính âm, là đi hướng xuống tầng thấp. Vì vậy mà phát âm của chữ 生 này là “shēng” đồng âm với các chữ: thăng 升, thân 伸, thần 神, thánh 圣, thắng 勝, thịnh 盛, thăng 昇, sinh 牲, thừa 乘 v.v.; còn chữ 產 (sản) đọc là “chǎn”, đồng âm với các chữ: tàn 残, thảm 惨, sàm 馋, triền 缠, thiềm 蟾, siểm 諂, sạn 鏟, tàm 慚, tàm 蚕 v.v., sinh và sản là kết quả và diễn hóa của hai loại tính chất âm dương khác nhau. Đây cũng là nguồn nguyên lai của hai chủng âm dương ở các tầng thứ khác nhau của vạn vật ở thế gian, có người thì có ma, có Thần thì có quỷ, có chính có tà, có thiện thì có ác, có tốt thì cũng có xấu. Vũ trụ sinh sôi dừng lại, kỳ thực hết thảy đều có sinh mệnh, gọi là “vạn vật đều có linh”. Sinh ra cái gì, đó là việc không thể tùy tiện, bởi vì sản sinh ra bất kể cái gì trong vũ trụ đều có hậu quả của nó dù là tốt hay xấu, ai làm thì người đó chịu, đây chính là Thiên lý.
Chữ 命 (mệnh): trong chữ 人 (nhân), nét 丿 (phẩy) là dương, nét ㇏ (mác) là âm, lần lượt là thiên tượng âm dương tại vị trí số 2 và vị trí số 4 đi xuống; chữ 人 ở Thiên cách, âm dương tương hợp từ Thiên cách đi xuống, biểu tượng cho thiên cơ mà từ trước tới nay con người chưa biết, rằng con người là từ trên Thiên thượng hạ xuống; 一 (nhất) là biểu tượng cho Thái cực, 口 (khẩu) biểu tượng cho thế giới vũ trụ, nét ngang gập móc biểu tượng cho tại thời khắc tối hậu ở vị trí số 8 quay lại hướng lên để được cứu độ, 卩 (tiết) biểu tượng cho ý nghĩa là khiến con người hồi đầu thăng thượng để được đắc cứu. Vì vậy chữ mệnh là biểu tượng cho sinh mệnh của con người là thần đến từ Thiên thượng; sinh mệnh của con người sẽ tại thế gian tu luyện phản hồi về trạng thái tiên thiên thuần chính nhất, để viên mãn thế giới vũ trụ của chính mình; sứ mệnh của con người là cứu độ con người thế gian khi mạt kiếp. Vì thế có thể thấy, con người chịu trọng trách lớn lao như thế nào trong vũ trụ!
Sinh mệnh của con người, rất nhiều người không coi trọng, không coi trọng sinh mệnh của người khác và của chính mình, còn có người đang chà đạp người khác, cũng là đang chà đạp chính mình, từ góc độ của các sinh mệnh tầng thứ cao thì đây chính là phạm tội! Bởi vì những con người đã đến thế gian, lai lịch của họ có thể đều không nhỏ, họ đều mang thiên mệnh, mang sứ mệnh trên thân, đặc biệt là vào thời kỳ mạt pháp, nên trân quý người khác cũng chính là trân quý bản thân mình, thành tựu cho người khác cũng chính là thành tựu cho mình.
Chữ 價 (giá), giản thể là 价. Mọi người cũng biết, trên thị trường điều con người cần đều có giá, định giá cái gì ý là muốn lấy nó, có hữu cầu, tiền đề là trong tay bạn phải có thứ gì đó để trao đổi thì mới có thể ra giá được; mà phó xuất của con người là vì giá trị, có phó xuất rồi thì mới có hồi báo, phó xuất của người ta tức là có giá trị. Trao đổi ngang giá, không mất thì không được, đây là nội hàm của giá và trị ở tầng bề mặt tại thế gian.
Chữ 覀, nét 一 biểu tượng cho dương nằm ngang ở trên Thiên cách, sau khi đi qua vị trí số 9 thì tại vị trí số 4 nó phát sinh biến đổi, đại biểu rằng khung 囗 vũ trụ bị hai nét 丨 (sổ dọc) phân khai, nên đã biến thành bộ mục nằm ngang 罒, ý là mắc tội, vì 目 mới là biểu hiện của chánh kiến (tham khảo thêm về 目 và 罒), 覀 có ý là biểu hiện biến dị từ chánh kiến sang tà kiến. Những chữ tương tự còn có chữ 要 (yêu: yêu cầu). Chữ 賈 (giá) biểu tượng là tà kiến đang áp đảo chánh kiến, vì thế mà ở dưới bộ 目 đồng thời xuất hiện 八 (bát: số 8) ở địa cách, 八 là tượng của âm dương phân tách, nói cách khác nếu như Thần tính ở thiên cách bị mất chính, thì nhân cách ở thế gian sẽ sản sinh tà niệm, vì vậy là có tội, địa cách tầng thứ thấp nhất sẽ bắt đầu sụp đổ tan rã mà giải thể.
Thiên Địa Nhân Thần là nhất thể của vũ trụ, là có quan hệ tương hỗ. Những sai khác ở tầng tinh thần ý thức sẽ dẫn đến những biến dị ở tầng hành vi của con người, đồng thời cũng sẽ phát sinh biến đổi tương ứng ở tầng vật chất, điều đó chứng minh rằng tinh thần và vật chất thực chất là nhất tính. Những giáo điều của chủ nghĩa nào đó cho rằng tinh thần và vật chất là đối lập, cho tư tưởng và hành vi là đối lập, cho người và Thần là đối lập, từ đó kích động hận thù đấu tranh giai cấp, coi nhau như thù ác, một sống một chết, thực sự là tà kiến hại người hại mình.
Vậy thì căn nguyên xuất hiện những hiện tượng này là gì? Thực tế là chữ 價 (giá) cũng có thể đưa ra lý do. Định giá, chào giá là có sở cầu, biểu hiện là con người có truy cầu đối với vật chất chứ không phải truy cầu đối với tinh thần, loại biến dị này chính là từ cái tâm hữu sở cầu vị tư vị ngã này của con người. Với cái tâm hướng ngoại mà truy cầu của hữu sở cầu tại thế gian, cho dù có đắc được, thì cũng không phải là chân thực, bởi vì vật chất đều sẽ đi đến bại hoại, là nên phải quay về thổ, nơi đất/thổ ấy mới là bản nguyên của nó. Chủ nguyên thần là bắt nguồn từ Thần nên mới có thể được vĩnh hằng, cho nên chữ 價 (giá) này đọc đồng âm với chữ 假 (giả). Chữ 亻 (nhân đứng) ở trước biểu thị là sự biến đổi của nét 丨 (sổ dọc), có thể thăng hoa hướng thượng. Vậy thì với sự tăng trưởng của của cải vật chất, chữ 價 (giá) sẽ nói với bạn rằng, kỳ thực thì cuối cùng cũng là giả. Hướng đến con người mà truyền bá việc truy cầu của cải vật chất, lấy đó là thước đo sự thành công của nhân sinh, đó chẳng qua chỉ là những mồi nhử dụ người của tà kiến. Sau trăm năm một đôi bàn tay trắng, vợ yêu thiếp đẹp vàng ngọc đầy nhà, thì cái gì cũng không mang đi được.
Chữ 值 (trị): 十 (số 10) biểu hiện dương đã đi đến vị trí trung tâm, hai cực của nét 丨 chỉ cực nam và bắc, về thời gian là tương ứng với hạ chí và đông chí, đây là thiên tượng âm dương phản bối. 十 nằm ở trên, nét 丨 biểu tượng cho xu hướng vận hành hướng xuống, dương của thiên cách đang đi xuống đến vị trí của nhân cách, bộ 冂 (quynh) ôm lấy tam tài Thiên Địa Nhân ở nhân cách, nằm ở địa cách, đỉnh thiên mà lập địa, ở đây đã thành nên vũ một trụ mới bao chứa tam tài Thiên Địa Nhân, 囗 biểu tượng cho vũ trụ (Đạo gia coi bản thể con người như một tiểu vũ trụ, vậy nếu con người tu thành thì sẽ chẳng phải là một tiểu vũ trụ ư?). Trong chữ 值 (trị), mục đích dương của thiên cách đi xuống khi âm dương phản bối là để tu luyện viên mãn mà đến, là vì tôi luyện viên mãn mà đến, là vì Thiên Địa Nhân mà đến. Vì vậy mà ở bên trái chữ 值 (trị) mới có chữ 亻 (nhân đứng), trong đó nét 丿 biểu tượng cho sự biến đổi thăng lên của nét 丨. Con người là từ trên thiên thượng mà đến thế gian, hoàn toàn là vì vũ trụ mới tân sinh, là vì phản bổn quy chân. Con người đã xuống đến thế gian này rồi, thì phải công thành viên mãn mới không uổng công chuyến đi này, mới là có giá trị thực sự.
Hai chữ giá trị có chân hoặc có giả, những thứ giả thông thường cần có vẻ ngoài hoa lệ mỹ miều để che đậy, làm mồi nhử cho những truy cầu vật chất và thỏa mãn đối với dục vọng, mà không biết rằng đó là chiêu bài quảng cáo của địa ngục, giới tu luyện nhìn nhận rằng, những thứ có giá trị có được do hướng ngoại truy cầu thì thường là giả. Thế nên Phật và Đại Đạo chân chính thường nói thẳng rằng chư vị cần phải phó xuất chịu khổ mới có thể tu thành, là cần hướng nội tìm để tu tự mình. Đại Pháp đã hồng truyền tại thế gian, nhất định cần phải phân biệt rõ chân và giả, chân Pháp mới là có giá trị để con người chân tu, nhất định đừng để lỡ cơ duyên lần này!
Chữ 永 (vĩnh): nét 丶 (chấm chủ) biểu tượng cho việc Thần ngụ ở trên cao, còn các nét vẽ khác biểu tượng cho biểu hiện của các hành vi bên ngoài theo các phương hướng trong vũ trụ. Nét ngang gập móc (ở giữa chữ 永) biểu tượng cho Thần trong thời kỳ âm dương phản bối này từ trời hạ xuống đất cứu độ thế nhân, nét ngang phảy (ở bên trái chữ 永) biểu tượng cho việc hồi đầu quay lại thuận Thiên mà hành; nét phảy bên phải biểu tượng cho việc theo Thần mà xuống hạ giới, nét mác ở bên phải biểu tượng cho việc thanh trừ những vật chất bại hoại. Đó là không thể thay đổi được.
Chữ 恒 (hằng): 二 biểu tượng cho thiên địa và âm dương, chữ 日 (nhật: mặt trời) biểu tượng cho thái cực nằm nhân cách, tức là nói con người cần như thái dương bảo trì bất biến trong sự biến đổi của âm dương trong thiên địa. Phải như thế nào mới làm được? 忄(tâm đứng) biểu tượng cho việc cần phải xung phá những trở ngại của tự tâm, không được đi sang trái hay phải, phải bảo trì ở chính giữa, dụng tâm mà thăng hoa tầng thứ của mình, trước sau như một, tức là vĩnh hằng. 一 (nhất) cũng chính là Thái cực, cũng chính là mặt trời, là sinh mệnh nguyên thủy trong vũ trụ. Vì vậy, con người muốn có sinh mệnh vĩnh hằng thì cần phải hướng nội tìm, đặt công phu vào tu luyện tâm của mình.
Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/2021/05/27/dongfangmima-1.pdf
Ngày đăng: 10-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org