Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Mặt trăng có lõi giống như của Trái đất

Mặt trăng có lõi giống như của Trái đất

khaimokhaimo25/05/2023230
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Mặt trăng có lõi giống như của Trái đất
  2. Mặt trăng là thiên thể đá nguyên khối
  3. Mặt trăng có lõi rỗng
  4. Ai đã tạo ra Mặt trăng?
    1. Những sự kỳ diệu của Mặt trăng với Trái đất
    2. Ai đã tạo ra Mặt trăng?
Click Đọc
 
 

Mô phỏng cấu trúc bên trong Mặt trăng theo giả thuyết mới. (Hình ảnh: Geoazur/Nicolas Sarter)

Sau hơn 50 năm nghiên cứu, các nhà khoa học lần đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng Mặt trăng có lõi bằng sắt, bên ngoài lỏng bên trong rắn, giống như của Trái đất. Đây quả thực là điều trái với những giả thuyết trước đây.

Mặt trăng có lõi giống như của Trái đất

Nghiên cứu do Đại học Côte d’Azur và Viện Cơ học thiên thể và tính toán lịch thiên văn (IMCCE) của Pháp thực hiện và mới được công bố trên trang Nature vào ngày 03/5. Các khoa học gia khẳng định Mặt trăng có lõi bằng sắt, ngoài lỏng và trong rắn, giống với lõi Trái đất.

Dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị của tàu đổ bộ mặt trăng cho thấy thiên thể này được phân lớp với vật chất đặc hơn ở trung tâm và vật chất ít đặc hơn ở gần bề mặt. Các phi hành gia của tàu Apollo thậm chí còn để lại máy đo địa chấn trên mặt trăng, sau này tiết lộ rằng Mặt trăng đã trải qua các trận động đất nhẹ, theo NASA.

Theo Live Science đưa tin, nghiên cứu mới sử dụng mô hình máy tính được xây dựng trên dữ liệu địa chất của chương trình Apollo và sứ mệnh GRAIL của NASA, là một cặp tàu thăm dò theo dõi trường hấp dẫn của Mặt Trăng trong hơn 1 năm. Mô hình cho thấy lõi trong có đường kính khoảng 500 km, tương ứng 15% đường kính của Mặt trăng. Theo các nhà nghiên cứu, kích thước nhỏ này có thể giải thích tại sao các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc phát hiện ra nó.

Công trình cũng lần đầu tiên tìm ra bằng chứng về sự xáo trộn vật chất của lớp phủ Mặt Trăng, một quá trình mà vật chất nóng chảy ấm hơn trồi lên qua lớp phủ, điều có thể giải thích sự hiện diện của sắt trên bề mặt thiên thể này.

Nghiên cứu có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học, bao gồm cả việc Mặt trăng đã từng có lá chắn từ trường.

Tuy nhiên, các nhà thiên văn từ rất lâu đã bối rối về nguồn gốc và cấu trúc của Mặt Trăng. Rất nhiều các giả thuyết về sự hình thành và cấu trúc của nó đã được đưa ra.

Mặt trăng là thiên thể đá nguyên khối

Một cuộc tranh luận sôi nổi đầu thế kỷ XX xoay quanh việc nó có phải là một thế giới đá nguyên thủy giống như các mặt trăng Phobos hay Deimos của Sao Hỏa hay không.

Kể từ những năm 1980, một giả thuyết hàng đầu cho rằng hàng tỷ năm trước, một hành tinh khổng lồ, có lẽ bằng kích thước của sao Hỏa, đã đâm vào Trái đất, làm văng ra một lượng khí, magma và kim loại để tạo nên Mặt trăng trong hàng chục đến hàng trăm năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters đã đưa ra một ý tưởng táo bạo: Mặt trăng có thể hình thành chỉ trong vài giờ, được tách ra từ Trái đất sơ khai vào khoảng 4,6 tỷ năm trước; và đã hình thành nên Thái Bình Dương ngày nay.

Mặt trăng có lõi rỗng

Vào lúc 4:15 ngày 20 tháng 11 năm 1969, theo giờ chuẩn của miền Trung Hoa Kỳ, các phi hành gia của Apollo 12 thuộc NASA đã dùng một khoang tàu vũ trụ bỏ đi để cho va chạm vào bề mặt Mặt Trăng. Sự kiện này đã lập tức tạo ra một rung chấn trên Mặt Trăng.

Mặt trăng đã “rung chuyển” trong hơn 55 phút. Sự rung động tăng dần từ nhỏ đến lớn, mất khoảng 8 phút để đạt đến cường độ tối đa, và sau đó biên độ yếu dần cho đến khi biến mất. Quá trình này diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, và “dư âm” kéo dài rất lâu.

Những số liệu được ghi chép về vụ va chạm mặt trăng này khiến các nhà khoa học vô cùng sửng sốt, tại sao Mặt Trăng có thể rung động lâu như vậy?

Morris Yunke, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Động đất, đã mô tả một cách sinh động trong một chương trình thời sự trên truyền hình chiều hôm đó: “Để mô tả sự rung động này một cách trực quan, nó giống như rung chuông nhà thờ. Sóng xung kích từ tâm chấn lan ra xung quanh bề mặt của Mặt Trăng, chứ không phải truyền qua bên trong Mặt Trăng, giống như hiện tượng xảy ra khi gõ vào một quả cầu kim loại hoàn toàn rỗng”.

Các nhà khoa học quyết định thực hiện một vài thí nghiệm nữa. Thế là, sau khi Apollo 12 lập được “chiến công”, các phi hành gia của Apollo 13 đã dùng hoả tiễn tầng thứ 3 của phi thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến để nó lao xuống bề mặt Mặt Trăng, địa điểm được lựa chọn cách vị trí các phi hành gia Apollo 12 đặt máy đo địa chấn 140km.

Trận ‘nguyệt chấn’ này kéo dài trong 3 giờ và 20 phút, sau đó mới dần dần kết thúc. Độ sâu của trận nguyệt chất này đạt 35 đến 40 km. Và nếu Mặt Trăng đông đặc như Trái Đất, thì các nhà khoa học ước tính rằng trận nguyệt chấn tương tự như vậy chỉ có thể kéo dài khoảng một phút.

Các chuyên gia về địa chấn của NASA đã vô cùng sửng sốt, không thể đưa ra lời giải thích một cách khoa học về lý do tại sao trận nguyệt chấn lại kéo dài lâu như vậy. Trừ phi nói rằng, Mặt Trăng là rỗng.

Ai đã tạo ra Mặt trăng?

Ai đã tạo ra Mặt trăng? Là tựa đề của cuốn sách “Who Built the Moon” của đồng tác giả Christopher Knight và Alan Butler và được được đánh giá sánh ngang với tác phẩm nổi tiếng Mật mã Da Vinci của Dan Brown.

Nếu Mặt trăng không có kích thước, khối lượng và khoảng cách chính xác như ở mỗi giai đoạn tiến hóa của Trái đất – thì sẽ không có sự sống thông minh ở đây. Các nhà khoa học đồng ý rằng chúng ta nợ Mặt trăng mọi thứ. (Ảnh: Wikipedia, Shuai Li)

Những sự kỳ diệu của Mặt trăng với Trái đất

Cuốn sách liệt kê những hiện tượng kỳ lạ của Mặt trăng, nó không có lõi rắn như mọi vật thể hành tinh khác. Bên trong rỗng hoặc có mật độ rất thấp. Thật kỳ lạ, khối lượng tập trung lại nằm ở một loạt điểm ngay dưới bề mặt. Sự kỳ lạ không chỉ dừng lại trong cấu tạo của Mặt trăng, mà hoạt động của Mặt trăng cũng không kém phần kỳ diệu.

Mặt trăng nhỏ hơn bốn trăm lần so với Mặt trời nhưng lại gần Trái đất hơn bốn trăm lần nên nếu nhìn từ Trái đất, cả Mặt trời và Mặt trăng đều có cùng kích thước trên bầu trời. Điều này còn mang lại cho chúng ta hiện tượng mà chúng ta gọi là “nguyệt thực toàn phần”. Trong khi chúng ta coi đây là điều hiển nhiên, nhưng với vũ trụ, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên không thể tồn tại được.

Hơn nữa, Mặt trăng phản chiếu sự chuyển động của Mặt trời. Mặt trăng mọc và lặn ở cùng một điểm trên đường chân trời giống như Mặt trời nhưng ở các điểm cực đối diện. Ví dụ, Mặt trăng mọc vào giữa mùa đông tại cùng vị trí Mặt trời mọc vào giữa mùa hè. Không có lý do hợp lý nào lý giải tại sao Mặt trăng lại bắt chước Mặt trời theo cách này. Điều này chỉ có ý nghĩa đối với con người khi đứng quan sát theo dõi từ Trái đất.

Ai đã tạo ra Mặt trăng?

Christopher Knight, tác giả của cuốn sách cho biết ông đã phát hiện ra một hệ thống đo lường tiên tiến tuyệt vời, được sử dụng hơn 5.000 năm trước, dùng để đo lường Mặt trăng dựa trên khối lượng, kích thước và chuyển động của Trái đất.

Ông nói sau khi nghiên cứu các hành tinh và thiên thể khác trong vũ trụ “Mặt trăng hoạt động hoàn hảo trên mọi khía cạnh, nhưng trong vũ trụ này hoàn toàn không có bất kỳ thiên thể nào tương tự như thế”.

Ông nói: “Như thể chúng tôi đã tìm thấy một bản thiết kế mà Mặt trăng đã được ‘sản xuất’ bằng cách sử dụng các đơn vị rất cụ thể lấy từ mối quan hệ của Trái đất với Mặt trời. Chúng tôi càng nhìn, mọi thứ càng ăn khớp – ăn khớp đến hoàn hảo theo mọi cách có thể hình dung”.

Knight còn cho biết: “Mặt trăng như một chiếc lồng ấp cho cuộc sống của chúng ta… Ai đã tạo ra Mặt trăng? Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi không thể đưa ra kết luận nào khác ngoài việc Mặt trăng là nhân tạo.

Câu hỏi tại sao phải xây dựng Mặt trăng rất dễ trả lời: Để tạo ra tất cả sự sống, đặc biệt là con người. Về việc ai tạo ra Mặt trăng – đây là câu hỏi khó trả lời hơn rất nhiều! Chúng tôi đưa ra ba khả năng mà chúng tôi có thể nghĩ đến, đó là: Chúa, người ngoài hành tinh hoặc con người”.

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Từ bỏ ma túy, tôi chọn làm người thiện lương

21/12/2022

Câu chuyện ly kỳ về người phụ nữ vô sinh trên đất khách và cái kết không ai nghĩ tới…

18/10/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?