Ngày càng nhiều quan chức địa phương ở Trung Quốc từ chối tham gia bức hại
Cuộc bức hại Pháp Luân Công hiện vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc, nhưng ở một số khu vực, mức độ của cuộc bức hại đã được giảm nhẹ hơn so với những nơi khác. Nhiều nhân viên cảnh sát, công tố viên, thẩm phán và các quan chức đảng tại địa phương đã không còn muốn tham gia vào cuộc bức hại. Hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc đã nộp đơn kiện thủ phạm chính của cuộc bức hại, cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân.
Dưới đây là vài câu chuyện ở tỉnh Hà Bắc.
“Tình thế đang có sự thay đổi lớn, ai còn muốn tham gia vào cuộc bức hại nữa?”
Tháng 9 năm 2015, người đứng đầu một thị trấn gọi các trưởng thôn đến để cùng nhau bàn bạc lên kế hoạch trấn áp các học viên đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân. Ông ta ra lệnh cho các trưởng thôn hợp tác trong cuộc bức hại. Giám đốc Phòng quản lý tổng hợp yêu cầu các trưởng thôn cung cấp tình hình về các học viên Pháp Luân Công ở thôn mình.
Một trưởng thôn lắc đầu khi được yêu cầu cung cấp thông tin về các học viên trong thôn của ông: “Trong thôn tôi quản lý, không có học viên Pháp Luân Công nào cả.”
Giám đốc hỏi: “Không có ư? Vậy sao vài người trong thôn của ông lại có tên trong danh sách này vậy?”
“Tôi đã nói không có là không có,” người trưởng thôn đanh giọng. “Luyện tập Pháp Luân Công thì có gì là sai? Nếu các ông ép tôi quá, tôi cũng sẽ luyện Pháp Luân Công. Hãy đến mà bắt tôi đi!”
Giám đốc không hỏi thêm gì nữa, nhưng nói với nụ cười gượng gạo: “Đừng có nói đùa thế. Tốt, trong thôn ông không có học viên Pháp Luân Công nào cả.”
Với sự giúp đỡ của trưởng thôn, các học viên trong thôn đã không còn bị các quan chức của thị trấn sách nhiễu nữa.
Khi trưởng thôn kể chuyện này với một học viên, người học viên nói: “Ông đã bảo vệ chúng tôi. Ông sẽ nhận được phúc báo trong tương lai. Hãy nhìn các quan chức cấp cao, những kẻ đã trực tiếp tham gia vào cuộc bức hại, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, và Lý Đông Sinh, tất cả bọn họ đều đã rớt đài và đã rơi vào vòng lao lý.”
Người trưởng thôn nói: “Đúng vậy, hình thế đã có sự thay đổi lớn, giờ ai còn muốn tham gia vào cuộc bức hại nữa?”
Trại tạm giam từ chối tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công
Ngày 13 tháng 8 năm 2015, bà Hoàng Quý Cần, một học viên Pháp Luân Công ở huyện Ngụy, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt giữ vì nộp đơn kiện Giang Trạch Dân. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và cưỡng chế đưa bà tới trại tạm giam Hàm Đan. Nhưng trại giam đã từ chối tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát đã không còn sự lựa chọn nào khác nên đành phải thả bà ra ngay trong ngày hôm đó.
Trưởng đồn cảnh sát khuyên các học viên nên cẩn thận
Tháng 9 năm 2015, một đồn cảnh sát ở Hà Bắc nhận được tin tố cáo có hai học viên đang giảng chân tướng về cuộc bức hại cho những người trên phố. Cảnh sát đã tới và bắt hai người học viên về đồn. Trưởng đồn cảnh sát đã biết chân tướng về Pháp Luân Công, lấy lý do là hai học viên này không thuộc địa bàn ông quản lý và đã thả họ ra. Khi hai học viên ra về, ông còn khuyên họ: “Từ giờ trở đi, hãy cẩn thận và chú ý đến an toàn cho bản thân nhé.”
Hai nhà tù từ chối tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công
Tháng 11 năm 2015, thẩm phán Lưu Bảo Cương thuộc Tòa án huyện Bà Hạt, tỉnh Hà Bắc đã kết án học viên Lý Thủy Đình ba năm tù giam. Học viên Lý Thủy Đình đã bị giam tại trại tạm giam huyện Bà Hạt bảy tháng trước khi bị đưa ra xét xử. Cảnh sát đã áp giải ông Lý đến nhà tù Hàm Đan. Giám ngục đã từ chối tiếp nhận ông Lý khi biết rằng ông là học viên Pháp Luân Công. Tòa án sau đó đã yêu cầu cảnh sát áp giải ông Lý đến nhà tù Thạch Gia Trang và nhà tù này cũng từ chối tiếp nhận học viên Pháp Luân Công. Không còn lựa chọn nào khác, cảnh sát đành đưa ông Lý trở lại trại tạm giam huyện Bà Hạt.
Viện kiểm sát từ chối khởi tố học viên Pháp Luân Công
Ngày 3 tháng 6 năm 2015, các cảnh sát thuộc đồn cảnh sát thị trấn Thành Quan, huyện Phì Hương tỉnh Hà Bắc đã bắt giữ học viên Pháp Luân Công là Võ Hải Minh. Tổng số có khoảng 50 người đi trên 9 chiếc xe ô tô đã tới, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp Luật huyện Phì Hương đã đích thân tới nơi để chỉ huy viêc bắt giữ học viên Vũ Hải Minh. Họ đã lấy đi của ông Vũ một máy tính, một máy in và nhiều tài liệu Pháp Luân Công. Họ tuyên bố lý do bắt giữ là bởi ông Vũ đã nộp đơn xin visa để đi Mỹ du lịch.
Đồn cảnh sát huyện Phì Hương đã chuyển vụ việc của ông Vũ lên Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phì Hương. Viện Kiểm sát đã từ chối khởi tố vụ án và trả lại hồ sơ cho đồn cảnh sát, nhưng đồn cảnh sát vẫn không chịu thả ông Vũ và hiện ông vẫn đang bị giam giữ tại trại tạm giam huyện Phì Hương.
Một trong những chiến dịch chính trị tàn bạo nhất của chính quyền Trung Quốc, cuộc đàn áp môn tu luyện tâm linh Pháp Luân Công đã trải qua 17 năm. Tuy nhiên năm 2016, mặc cho chính sách của chính quyền vẫn chưa thay đổi, nhiều cơ quan trên khắp đất nước này đã lặng lẽ chống lại việc thực hiện hành vi đàn áp.
Ở một thành phố, việc bắt giữ hàng loạt vẫn tiếp diễn, với gần 20 học viên đột nhiên bị bắt giữ vào đầu Tháng 12. Tuy nhiên, tòa án địa phương, văn phòng công tố viên và cảnh sát đã từ chối buộc tội những học viên này, với lý do “không đủ bằng chứng” để bắt giữ họ.
Các nhà quan sát cuộc đàn áp nói rằng những phản ứng nhẹ hơn cho thấy, có lẽ các quan chức địa phương đã thông cảm và thiếu động lực chính trị từ cấp trên để tiếp tục cuộc đàn áp. Vì vẫn không có sự thay đổi về chính sách đối với cuộc đàn áp, nên những trường hợp này được xem là trường hợp ngoại lệ.
Nới lỏng việc đàn áp
Kể từ khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ra lệnh xóa sổ môn tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999, hơn 4.000 học viên đã bị tra tấn đến chết, trong khi hàng trăm ngàn người vẫn đang bị giam giữ, theo Minh Huệ, một trang web của Pháp Luân Công chuyên đưa tin về cuộc bức hại. Do khó khăn trong việc lấy thông tin ra khỏi Trung Quốc, Minh Huệ cho rằng con số người chết thực tế còn cao hơn nhiều.
Các học viên bị giam giữ dễ trở thành nạn nhân trong tội ác thu hoạch nội tạng sống của chế độ này, các nhà nghiên cứu nói. Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện khoảng 60.000-100.000 ca cấy ghép mỗi năm từ năm 2000-2015, với nội tạng có nguồn gốc từ các tù nhân lương tâm, phần lớn trong số họ là học viên Pháp Luân Công, theo một báo cáo gần 700 trang được công bố vào Tháng 6. Và nhiều người đã phải chết vì bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Theo nhiều nguồn tin, trong năm 2016, cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn chưa dừng lại.
Trang Minh Huệ cho biết gần 3.000 trường hợp bị bức hại năm 2015. Và trong 10 tháng đầu năm 2016, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ và truy tố 961 học viên.
Một bài báo ngày 14/12 của Minh Huệ ghi nhận 7 trường hợp năm 2016, bộ máy luật pháp chính quyền từ chối truy tố các học viên ở các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô và ở các thành phố Bắc Kinh, Tề Tề Cáp Nhĩ, trên cơ sở thiếu bằng chứng thậm chí để ra lệnh bắt giữ họ. Sự nhân nhượng như vậy là gần như chưa từng có trước đây.
Ông cho biết, các quan chức đã không ngưng hoàn toàn nhưng họ đã nới lỏng và thêm rằng họ không bao giờ “thốt ra một lời phản đối đề nghị của tôi”. Các luật sư nhân quyền Trung Quốc thường phải đối mặt với việc bị giam giữ và tra tấn chỉ vì bảo vệ học viên Luân Công.
Quan tòa cũng ra các bản án nhẹ hơn, từ 2-3 năm tù thay vì lên đến 7 năm tù như trước đây và một số trại giam còn cho phép học viên tập các bài công pháp của Pháp Luân Công trong phòng giam, các luật sư nói.
Sự đồng cảm của quan chức địa phương
Các trường hợp mâu thuẫn gần đây ở Trung Quốc có thể là do sự đồng cảm của các quan chức địa phương, chứ không phải do sự thay đổi rõ ràng trong chính sách của chính quyền.
“Mặt khác, có nhiều bằng chứng cho thấy nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động đàn áp Pháp Luân Công bằng một số biện pháp”, Stephen Noakes, giảng viên chính trị Trung Quốc tại Đại học Auckland cho biết trong một email.
“Một mặt, cũng có bằng chứng cho thấy nhiều người được giao nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân Công xem những nỗ lực này là vô ích … và sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, dẫn đến hàng loạt thách thức cho xã hội Trung Quốc hiện đang phải đối mặt”, ông nói thêm.
“Khi một chiến dịch chính trị trở thành chính sách của Đảng, rất khó để thay đổi đường lối. Các chiến dịch như vậy sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi trung ương ra lệnh dừng lại”, Heng He, một nhà bình luận của kênh truyền hình New Tang Dynasty (NTD) cho biết.
“Tuy nhiên, không có Giang Trạch Dân hay trợ thủ đắc lực của ông ta như Chu Vĩnh Khang điều hành chiến dịch, sẽ có chỗ cho những người không muốn thực hiện các hành vi đàn áp, hoặc muốn làm một số việc tốt xuất phát từ lương tâm của họ”, ông nói.
Kết luận
Cuộc bức hại Pháp Luân Công do các quan chức đảng từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất ở các địa phương tiến hành. Nó bao gồm cả cảnh sát, công tố, tòa án và các ban quản lý ở các khu dân cư, làng xã. Các quan chức cấp thấp ở các địa phương thông thường là những kẻ trực tiếp tiến hành bức hại, trong khi các quan chức cấp cao thường là những người hoạch định kế hoạch, chính sách và ra lệnh. Nhưng hiện nay, nhiều các quan chức ở cấp địa phương đã từ chối tham gia vào cuộc bức hại và đang tìm cách để tránh né nó. Không chắc cuộc bức hại này có thể duy trì được bao lâu nữa nếu xu hướng này vẫn tiếp tục.
theo vn.minghui.org