Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp chống lại cao huyết áp và mỡ máu

Một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp chống lại cao huyết áp và mỡ máu

khaimokhaimo02/01/202420
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe của dưa chuột
  2. Cách dùng dưa chuột tốt nhất cho sức khỏe
    1. 1. Ăn sống
    2. 2. Muối dưa chua
    3. 3. Trộn salad
    4. 4. Nước ép
  3. Những quan niệm sai lầm về dưa chuột
    1. 1. Ăn khi bụng đói
    2. 2. Nấu trước khi ăn
    3. 3. Gọt vỏ khi ăn
  4. Những người mắc chứng “vị hàn” nên hạn chế ăn dưa chuột
  5. Cách chọn dưa chuột
  6. Làm sạch và khử trùng dưa chuột
Click Đọc
 
 

Dưa chuột là một loại trái cây có tác dụng giải khát, tuy nhiên chúng ta cũng cần biết cách dùng nó như thế nào để đạt tác dụng tốt nhất.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chọn, làm sạch và sơ chế dưa chuột, cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng theo quan điểm của y học cổ truyền và y học phương Tây.

Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe của dưa chuột

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng và Vệ sinh vào năm 2022 cho thấy dưa chuột rất giàu chất phytochemical có hoạt tính sinh học, đồng thời dưa chuột còn có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ tim mạch, chống lão hóa và chống ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn dưa chuột thường xuyên có thể làm giảm huyết áp, giảm lipid máu, cải thiện hệ tim mạch và hệ thần kinh vì dưa chuột có chứa flavonoid, isoflavone, tannin, polyphenol và nhiều chất tự nhiên có lợi khác.

Dưa chuột là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, tỷ lệ nước cao và giàu chất xơ. Trong 100 gram dưa chuột chỉ có 15 calo và 95% là nước, có tác dụng bổ sung nước và điện giải cho cơ thể rất tốt.

Ngoài ra, dưa chuột còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như vitamin C và K, kali và selen. Loại trái này cũng chứa những chất phytochemical như flavonoid và carotenoids, có tác dụng chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa và nhiều tác dụng khác. Vì vậy, dưa chuột có thể giúp hạ lipid máu, làm ẩm mịn da, lợi tiểu và chống sưng tấy.

Cách dùng dưa chuột tốt nhất cho sức khỏe

Để phát huy tốt nhất giá trị dinh dưỡng của dưa chuột, chúng ta có thể sử dụng theo những cách sau:

1. Ăn sống

Ăn sống là cách tốt nhất để giữ được lượng nước và các chất dinh dưỡng của dưa chuột. Bạn chỉ cần rửa sạch và cắt dưa chuột tươi thành từng lát mỏng hoặc ăn nguyên miếng. Dưa chuột sống có thể bổ sung nước, chất xơ và hàm lượng vitamin C cho cơ thể chúng ta.

2. Muối dưa chua

Dưa chuột muối là một phương pháp chế biến nhằm làm tăng hương vị và thời hạn sử dụng. Bạn có thể ngâm dưa chuột đã thái lát trong hỗn hợp muối, giấm, đường và gia vị. Dưa chuột muối có vị chua và vẫn giữ được phần lớn lượng nước và chất xơ. Dưa chuột ở dạng này vẫn ít calo, không chứa chất béo.

3. Trộn salad

Salad là món trộn dưa chuột cắt miếng với các loại rau, trái cây hoặc gia vị khác. Phương pháp này giống như ăn dưa chuột sống, có thể giữ được hương vị tươi mát và giá trị dinh dưỡng. Bạn cũng có thể dùng dưa chuột ăn kèm với món salad, cơm hoặc ngũ cốc để tăng thêm màu sắc và hương vị cho món ăn.

4. Nước ép

Chế biến nước ép là phương pháp giúp chúng ta nhanh chóng tách nước và khoáng chất ra khỏi dưa chuột. Nếu không muốn dùng nước ép có các mảnh vụn dưa chuột, bạn có thể lọc bằng rây lọc hoặc có thể uống trực tiếp nếu muốn. Nước ép dưa chuột giàu nước, vitamin, khoáng chất và còn có tác dụng giải khát.

Ngoài một số cách dùng trên, dưa chuột còn có thể chế biến hấp, luộc, chiên nhưng lưu ý không nên đun quá nóng để tránh làm mất nước và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần lưu ý lượng dầu và muối được thêm vào để tránh làm tăng lượng calo và natri. Dù sử dụng phương pháp chế biến nào, hãy cố gắng giữ lại độ dai và hương vị tươi mát của dưa chuột.

Những quan niệm sai lầm về dưa chuột

1. Ăn khi bụng đói

Trong trường hợp bình thường, bạn vẫn có thể ăn dưa chuột khi bụng đói. Tuy nhiên, một số người sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn dưa chuột vào thời điểm này. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của những người này quá nhạy cảm hoặc có những vấn đề khác. Đồng thời ăn quá nhiều cũng có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày. Để giảm hiện tượng này, bạn có thể ăn ít hơn hoặc ăn dưa chuột đã cắt nhỏ, hấp hay kết hợp những loại thức ăn khác..

2. Nấu trước khi ăn

Một số người cho rằng không nên ăn dưa chuột đã nấu chín vì có thể làm mất nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên điều này không đúng. Chỉ cần bạn là không nấu ở nhiệt độ quá cao, dưa chuột vẫn sẽ giữ được nước, chất xơ và các thành phần dinh dưỡng khác. Thực ra, đối với những người có hệ tiêu hóa kém, luộc hoặc hấp nhẹ sẽ giúp dưa chuột dễ tiêu hóa hơn.

3. Gọt vỏ khi ăn

Một số người cho rằng có thể có dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn trên vỏ dưa chuột nên nếu ăn không gọt vỏ sẽ không an toàn. Mặc dù gọt vỏ không làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên chỉ cần rửa sạch hoặc khử trùng đúng cách, bạn vẫn có thể ăn dưa chuột không gọt vỏ để hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng.

Những người mắc chứng “vị hàn” nên hạn chế ăn dưa chuột

Y học cổ truyền phát hiện ra rằng hầu hết các loại thực phẩm đều có tính chất “nhiệt” hoặc “hàn” nên đã chia các loại thực phẩm thành ba loại: hàn, nhiệt và ấm (trung tính).

Theo y học cổ truyền, dưa leo có tính hàn. Những người có chứng vị hàn (dạ dày lạnh hoặc yếu) không nên ăn quá nhiều dưa chuột cùng các loại thức ăn có tính hàn khác.

Những đồ ăn có tính hàn sẽ tạo cảm giác mát cho cơ thể, ngược lại, ăn thức ăn có tính nhiệt sẽ tạo cảm giác nóng. Như vậy, nếu ăn uống hợp lý giữa thức ăn tính hàn và tính nhiệt sẽ giúp cơ thể đạt được trạng thái cân bằng.

Cách chọn dưa chuột

Khi chọn dưa chuột, hãy chú ý đến độ mềm (dưa chuột cứng tốt hơn dưa chuột mềm) và những dấu hiệu sâu bệnh, hư hỏng. Bạn nên chọn những loại dưa chuột hữu cơ hoặc được trồng tự nhiên. Giá của những loại dưa chuột này thường cao hơn nhưng nguy cơ có dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn sẽ thấp hơn.

Làm sạch và khử trùng dưa chuột

Để làm sạch và khử trùng dưa chuột, bạn có thể rửa bằng nước sạch, ngâm trong dung dịch soda, giấm hoặc chần qua nước sôi.

Rửa dưa chuột dưới vòi nước sạch sẽ giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trên vỏ.

Nếu vẫn còn lo lắng, bạn hãy cho thêm một ít bột soda vào nước và ngâm dưa chuột trong nước soda từ 8 đến 10 phút để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và một số vi khuẩn.

Nếu bạn muốn yên tâm hơn, hãy thêm một ít giấm vào nước và ngâm trong nước giấm trong 10 phút. Giấm có tính kháng khuẩn, có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt dưa chuột.

Bạn cũng có thể rửa dưa chuột bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn và các chất có hại còn sót lại, sau đó ngâm và rửa sạch dưới vòi nước chảy.

Dù bạn dùng cách nào đi nữa, sau đó đều cần rửa kỹ lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn các chất khử trùng và cặn bẩn.

Khi ăn dưa chuột, tùy theo tình trạng tiêu hóa của mình, bạn có thể chọn có nên ăn khi đói, có nên gọt vỏ hoặc ăn chung với loại thức ăn nào hay không.

Theo The Epoch Times

Đức Nhân biên dịch

Tác giả: Jingduan Yang

Tiến sĩ Dương Cảnh Đoan (Jingduan Yang) có bằng M.D (Bác sĩ y khoa), là thành viên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (F.A.P.A.) và là bác sĩ tâm thần có chứng nhận chuyên về Trung y cho các bệnh mãn tính về tâm thần, hành vi và thể chất. Ông đã đóng góp cho các cuốn sách “Tâm thần học tích hợp,” “Các vấn đề về thuốc,” và “Liệu pháp tích hợp cho bệnh ung thư.” Đồng tác giả “Hướng về phương Đông: Bí quyết cổ xưa về sắc đẹp+sức khỏe cho thời hiện đại” của HarperCollins và “Châm cứu lâm sàng và Trung y” của Oxford Press. Tiến sĩ Dương cũng là người sáng lập Viện Y học Tích hợp Dương và Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc điều hành của Northern Medical Center, Middletown, New York, kể từ tháng 7/2022.

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Chất độc vào cơ thể bạn rồi sẽ được ‘cất giữ’ ở đâu?

01/12/2017

Ba thành viên trong gia đình tôi phục hồi sau khi nhiễm virus corona như thế nào?

05/03/2020
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?