Anh hùng dân tộc Nhạc Phi gần như là một cái tên quen thuộc của người dân Châu Á. Nhạc Phi là anh hùng dân tộc nổi tiếng thời Nam Tống, ông thống lĩnh Nhạc gia quân trải qua 126 trận đánh lớn nhỏ, không có cuộc tấn công nào là không giành chiến thắng. Uy danh của Nhạc Phi khiến quân Kim nghe danh liền hoảng sợ, than rằng: “rung chuyển núi dễ, rung chuyển Nhạc gia quân khó!”…
Năm đó những kẻ gian thần vì lòng ghen ghét đố kị mà làm hại bậc trung thần. Ngày Nhạc Phi bị lâm nạn, thi thể bị lũ gian tặc vứt đi. Viên cai ngục Ngỗi Thuận đã không quản hiểm nguy chu di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi đến khu mộ sau núi, sau nhà ông chôn cất.
20 tuổi, Nhạc Phi tòng quân, trong 19 năm ông đã đạt đến vị trí Đại nguyên soái. Suốt cuộc đời, ông trải qua hơn 120 trận chiến mà chưa từng thất bại. Với tài năng quân sự trác tuyệt và kinh nghiệm chiến đấu thực tế phong phú, có thể nói trên chiến trường Nhạc Phi là vị thống soái vô cùng nổi danh.
Vào đêm trừ tịch ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 thời Nam Tống (ngày 27 tháng 01 năm 1142), tại đình Phong Ba ở chùa Đại Lý, Hàng Châu, đại anh hùng Nhạc Phi đã bị gian tặc Tần Cối lấy mất mạng bởi tội danh “Mạc tu hữu” (muốn ɡiết thì ɡiết, cần gì phải có tội). Con trai trưởng của Nhạc Phi là Nhạc Vân và ái tướng Trương Hiến cũng đồng thời bị hại.
Sự ẩn thân của Ngỗi Thuận để lại một bí ẩn lớn và tích lũy rất nhiều công đức
Sau khi Nhạc Phi chết, thi thể của ông bị những kẻ phản bội ném đi. Đêm đó, trong ngục thất của Đại Lý Tự, viên cai ngục Ngỗi Thuận với tấm lòng vô cùng tôn kính Nhạc Phi, đã không quản hiểm nguy chu di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi. Trong đêm tối, giữa cánh đồng vắng lặng, bằng dũng khí và trí tuệ phi thường, vượt muôn vàn gian khó, đã đưa được thi thể Nhạc Phi đến khu mộ sau núi, sau nhà ông, bên đền Cửu Khúc Tùng.
Vì tình thế cấp bách và không có người giúp đỡ, Ngỗi Thuận đã nhanh chóng đặt thi thể Nhạc Phi vào chiếc quan tài đã chuẩn bị sẵn, rồi lấy chiếc vòng ngọc sinh thời Nhạc Phi đeo buộc vào dưới lưng ông, quan tài được chôn dưới đất.
Ngỗi Thuận lại đặt lên trên quan tài Nhạc Phi một chiếc ống chì có khắc chữ “Đại Lý Tự” để đánh dấu. Để không thu hút sự chú ý của người khác, Ngỗi Thuận khi đó không đắp đất mà chỉ trồng hai cây quýt trước mộ Nhạc Phi, sau đó dựng một tấm bia đá trước mộ nhưng ghi tên giả, cũng là một dấu hiệu nhận biết.
Ngỗi Thuận không đợi được ngày Nhạc Phi được minh oan, trước khi chết gọi con trai đến bên cạnh nói: “Ta đi đây! Nhà ta có một bí mật, bây giờ ta nói cho con biết, con nhất định phải nhớ kỹ. Đó là, con chết cũng không được để mất Nhạc đại nhân!” Rồi ông nói tiếp: “Bên cạnh đền Cửu Khúc Tùng sau núi nhà ta có hai cây quýt, sau cây quýt có chôn đại tướng Nhạc Phi. Dưới lưng ông có buộc một vòng ngọc, sau này Nhạc đại nhân được minh oan, sẽ không tìm được hài cốt ông, quan phủ sẽ treo thưởng đi tìm, đến lúc đó, con hãy đi báo quan phủ, gọi người đến nhận dạng. Nhớ kỹ, bí mật này không thể nói với bất kỳ người nào, kể cả vợ con, nếu không sẽ con sẽ bị giết, con nếu chết thì cũng phải truyền lại bí mật này cho các đời sau. Trời xanh có mắt, Nhạc tướng quân nhất định có ngày minh oan”. Nói xong, Ngỗi Thuận, trút hơi thở ra đi.
Vào tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 32 (năm 1162), Hải Lăng vương nước Kim phái quân xuống phía nam, ngọn lửa chiến tranh hủy diệt Nam Tống lại bùng lên, do bất lực, Triệu Cấu đành nhường ngôi Hoàng đế của mình cho con nuôi Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông. Tống Hiếu Tông là phe phản chiến, để hợp lòng dân và truyền cảm hứng cho binh lính và dân chúng chống lại quân Kim, ông đã hạ chiếu minh oan cho nhóm người Nhạc Phi, quan phủ treo thưởng 500 quan bạc trắng tìm di cốt Nhạc Phi, chuẩn bị an táng Nhạc Phi theo lễ.
Ngày 13 tháng 7 quan phủ dán cáo thị, tám ngày sau, con trai Ngỗi Thuận biết tin, sau đó đã báo vị trí thực sự nơi chôn cất của Nhạc Phi, từ đó chân tướng án oan Nhạc Phi mới được minh bạch trước thiên hạ.
Chính là Ngỗi Thuận! Một người đàn ông nhỏ bé không rõ ngày sinh, ngày mất, không rõ chiều cao và ngoại hình, cũng như không biết hoàn cảnh gia đình, chỉ là một viên cai ngục trong nhà tù vào đầu thời Nam Tống. Với sự giúp đỡ của Thần Phật, hành động chính nghĩa của Ngỗi Thuận đã tiết lộ sự thật về vụ án oan của Nhạc Phi cho thế nhân.
Ông dám đánh đổi tính mạng của dòng tộc vì một người xa lạ, chỉ vì tôn kính ngưỡng mộ mà dám bất chấp thảy mọi rủi ro có thể mang đại họa. Có lẽ nghĩa khí của một con người lớn hơn thảy sự lo sợ.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Xem thêm
Vạn Điều Hay