Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cơ thể phát ra ánh sáng trong các hoạt động trao đổi chất hàng ngày. (Shutterstock)
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cơ thể phát ra ánh sáng trong các hoạt động trao đổi chất hàng ngày.
Nếu bạn đến thăm các nhà nguyện và thánh đường, bạn thường thấy những vầng hào quang phát sáng xung quanh những vị thần trong các bức tranh tường.
Hình ảnh như vậy thường được sử dụng để biểu thị sự thánh thiện hoặc vĩ đại của những cá nhân này.
Tuy nhiên, trên thực tế, miễn là một sinh vật còn sống và đang trao đổi chất, nó cũng sẽ phát ra ánh sáng yếu ớt.
Mặc dù sự phát quang của cơ thể thường không phân bố đều, nhưng các điểm nổi bật của nó gần giống với các kinh mạch hoặc các kênh năng lượng, như được mô tả trong tài liệu y học cổ truyền Trung Hoa.
Vào những năm 1980, các nhà khoa học đã sử dụng một ống nhân quang có độ nhạy cao làm máy dò để đo ánh sáng yếu nhưng nhìn thấy được do các sinh vật phát ra.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mức độ phát quang của cơ thể người tương quan với tình trạng sức khỏe thể chất và tâm lý. Do đó, nghiên cứu về phát quang có thể dùng như một phương pháp để phát hiện các điều kiện như vậy.
Sự phát quang sinh học của con người diễn ra khi quá trình trao đổi chất đang hoạt động
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cơ thể phát ra ánh sáng trong các hoạt động trao đổi chất hàng ngày.
Để kiểm tra giả thuyết của họ, các nhà nghiên cứu đã đo độ phát quang của giấy trắng so với cả miếng thịt lợn và bàn tay người trong cùng điều kiện tối.
Trong khi tờ giấy phát sáng gấp 10 đến 1.000 lần so với bàn tay con người khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thì ánh sáng đó sẽ nhanh chóng mờ đi trong môi trường tối. Ngược lại, độ sáng của bàn tay con người vẫn ở mức ổn định trong bóng tối.
Các đầu ngón tay phát sáng nhất, tiếp theo là lòng bàn tay và phần tiếp giáp giữa ngón cái và ngón trỏ. Phần yếu nhất là mu bàn tay. Tuy nhiên, miếng thịt lợn không phát ra ánh sáng.
Các nhà khoa học tin rằng, sự trao đổi chất của cơ thể người càng mạnh thì mức độ sáng càng cao.
Một nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Trung Quốc Yen-Chih Chiang đứng đầu đã đo độ sáng của cơ thể 158 người trong điều kiện bóng tối hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có tổng cộng 14 đường phát quang mạnh nhất bao phủ cơ thể và những đường này thẳng hàng với 14 đường kinh tuyến, hoặc các kênh năng lượng, như được đề cập trong Hoàng Đế Nội Kinh.
Có 1.934 điểm huyệt trên những đường phát quang mạnh này. Các huyệt trùng khớp hoàn toàn với kinh mạch năng lượng chiếm khoảng 93%, trong khi những huyệt khớp một phần chiếm khoảng 7%.
Nhóm nghiên cứu đã bị thuyết phục trước kết quả này và tin rằng, sự phát quang là hiện thân của năng lượng, và các kinh mạch cho thấy tốc độ trao đổi chất của một người diễn ra như thế nào.
Những phát hiện nói trên đã phần nào chứng minh lý thuyết của y học cổ truyền khi cho rằng các kinh tuyến đóng vai trò là đường dẫn năng lượng của cơ thể.
Mặc dù cấu trúc giải phẫu của các kinh mạch vẫn chưa được khám phá, nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều hiện tượng quang-âm và điện từ có thể phân biệt được liên quan đến các kênh năng lượng này.
Một kinh mạch truyền âm thanh, ánh sáng và nhiệt nhanh hơn lớp da bên ngoài, và điện trở tại kinh mạch hoặc huyệt đạo cũng thấp hơn so với các bộ phận khác của cơ thể.
Một số nhà khoa học đề xuất rằng, cơ thể của một sinh vật có nhiều sóng điện từ khác nhau truyền thông tin sinh học, và các điểm châm cứu là các điểm nối nơi các sóng giao thoa của trường điện từ giao nhau.
Theo đó, năng lượng điện từ sẽ trở nên bất thường khi một người bị ốm. Châm cứu có thể hạn chế và điều chỉnh loại quang sai này một cách hiệu quả.
Các nhà khoa học khẳng định rằng, sóng điện từ là những đường giao tiếp quan trọng trong cơ thể, một phần vì chúng có thể ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, chẳng hạn như hoạt động của các dây thần kinh và hormone.
Giống như chúng ta cần các dịch vụ viễn thông để kết nối internet, truyền hình và điện thoại di động, chúng ta cần sóng điện từ để gửi thông điệp khắp cơ thể.
–> Xem tiếp Phần 2
Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam