Ông Tập nói một câu thành lời sấm: Năm 2025 Trung Quốc thay đổi lãnh đạo? (Chụp video)
Gần đây ông Tập đã nói một câu được lan truyền nóng trên mạng Trung Quốc, khiến rất nhiều dân mạng ngẫm nghĩ kỹ, không thấy sợ hãi mà lại thấy cực vui mừng. Câu nói của ông Tập tương tự như câu nói của phụ thân Hoàng đế Phổ Nghi nói khi Hoàng đế đăng cơ, hơn nữa câu nói này đã ứng nghiệm 3 năm sau đó.
Ngày 20/5/2024, đúng ngày tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức, thì mục “Quan sát thời sự chính trị” của trang mạng CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc) đăng một bài viết với tiêu đề “Văn mạch huyền ca – Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu”.
Câu “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu” là lời nói của ông Tập. Các nhà bình luận cho rằng, trang mạng CCTV dùng lời nói này làm tiêu đề, dường như là lời tiên tri đối với ĐCSTQ và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, và câu nói này dường như rất xui xẻo.
Vậy Ân Khư là gì? Tại sao ông Tập lại nói ra câu này?
Một câu nói thành lời sấm
Ân Khư chính là di chỉ kinh đô vương triều Thương thời kỳ cuối, nằm ở Thành phố An Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Thế kỷ 14 TCN, cháu đời thứ 9 của Thương Thang là Bàn Canh lên ngôi. Bàn Canh chuyển kinh đô từ đất Yêm (Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay) đến đất Ân, tức An Dương, Hà Nam ngày nay.
Đến năm 273 TCN, là thời kỳ của vị thiên tử cuối cùng triều Thương – Trụ Vương Đế Tân, đất Ân vẫn luôn là đô thành triều Thương, do đó triều Thương cũng được gọi là Ân Thương, hoặc triều Ân.
Sau khi Chu Võ Vương thảo phạt Trụ Vương tiêu diệt nhà Thương, đã di cư lượng lớn người dân của triều Thương ra khỏi kinh đô nhà Ân, do đó kinh đô nhà Ân Thương dần dần hoang vu, nên gọi là Ân Khư (Khu kinh đô hoang phế triều Ân).
Điều đó có nghĩa là, Trụ Vương vô đạo, Võ Vương thuận theo Thiên ý thảo phạt Trụ Vương, tiêu diệt triều Thương, từ đó, triều Ân Thương biến mất khỏi lịch sử, kinh đô nhà Ân trở thành Ân Khư, là biểu tượng của việc bạo quân và bạo chính bị Trời diệt.
Ngày 28/10/2022, ông Tập đến Bảo tàng Ân Khư An Dương, trong khi xem các cổ vật khai quật được, ông nói “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu. Lần này đến đây là muốn học tập, hiểu sâu thêm về văn hóa cổ đại Trung Hoa, để áp dụng vào ngày nay, làm tấm gương để xây dựng văn hóa hiện đại của dân tộc Trung Hoa”.
Ông Tập còn nói: “Chữ giáp cốt khai quật được ở Ân Khư đã bảo tồn văn tự 3000 năm trước cho chúng ta, đã thúc đẩy việc Trung Quốc tín sử hướng thượng sớm hơn khoảng 1000 năm”
Từ những ngôn hành của ông Tập trong lần đi khảo sát này cho thấy, đây là lần lãnh đạo quốc gia thị sát Nhà bảo tàng. Ông Tập nói những lời này là muốn bày tỏ với công chúng rằng, ông rất coi trọng lịch sử, rất tôn sùng văn minh Trung Hoa.
Nếu ông Tập nói là: “Nền văn minh Ân Thương là điều tôi mong muốn tìm hiểu đã lâu”, thì điều này mới đúng là những gì ông muốn bày tỏ.
Tuy nhiên ông lại nói: “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu”, thì câu nói này lại chứa đựng những điều xui xẻo. Bởi vì Ân Khư là tượng trưng việc bạo quân và bạo chính bị lật đổ. Nói “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu”, chẳng phải là lời đại hung đó sao? Câu nói này có lẽ chưa qua suy nghĩ mà buộc miệng nói ra. Nếu đúng là như thế thì nó có thể thành lời sấm.
Trong lịch sử Trung Hoa, trong những bối cảnh lịch sử đặc biệt, thì những lời nói vô cùng bình thường, nếu do người có vai trò đặc biệt nói ra, thì nó sẽ thành lời sấm. Những điển cố như thế này rất nhiều, không cần nói xa xưa, chỉ cần xem vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa là thấy rõ.
Hoàng đế cuối cùng triều Thanh là Phổ Nghi, trong cuốn tự truyện “Nửa cuộc đời đầu của tôi”, ông đã kể lại câu chuyện rằng:
Ba ngày sau khi tôi vào cung, Từ Hy qua đời được hơn 1 tháng rồi. Đó là ngày mồng 2 tháng 12, ngày cử hành đại lễ đăng cơ. Sau này tôi nghe mọi người kể lại rằng, đại lễ đó bị tôi khóc làm loạn cả lên. Đại lễ được cử hành ở điện Thái Hòa. Cái gọi là lễ đăng cơ, là phụ thân tôi dìu tôi ngồi trên ngai vàng, nhận sự triều bái chúc mừng của các vương công cùng văn võ bá quan.
Trước đại lễ, theo quy định lễ nghi, phải tiếp nhận lễ của các đại thần quản lý thị vệ ở điện Trung Hòa. Tôi đã bị họ hành hạ nửa ngày rồi, hơn nữa hôm đó thời tiết rất lạnh. Do đó khi họ kiệu tôi đến điện Thái Hòa, rồi lại đặt tôi lên ngai vàng vừa cao vừa to, điều này đã vượt quá giới hạn chịu đựng cuối cùng của tôi. Thế là tôi khóc lớn.
Phụ thân nghiêng người quỳ một chân dưới ngai vàng, hai tay đỡ tôi, không để tôi hành động hỗn loạn. Thế là tôi lại càng giãy giụa khóc lóc lớn hơn và thét lên: “Con không ở đây, con muốn về nhà”.
Phụ thân căng thẳng, mồ hôi đầm đìa khuôn mặt, còn văn võ bá quan thì hành lễ 3 quỳ, 9 khấu đầu, cứ dập đầu mãi. Tiếng khóc của tôi cũng càng lúc càng lớn hơn. Phụ thân đành phải dỗ dành tôi: “Đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, sắp xong rồi, sắp xong rồi”.
Đại lễ kết thúc, văn võ bá quan thì thầm với nhau:
“Vương gia sao lại nói ‘sắp xong rồi’ nhỉ?”.
“Hoàng thượng nói ‘muốn về nhà’ là có ý nghĩa gì?”
Mọi người nghị luận bàn tán, ai nấy đều gục đầu ủ rũ, dường như mọi người đều phát hiện ra điềm chẳng lành.
Chúng ta hãy xem lại đoạn lịch sử khi đó, thì sẽ hiểu rõ tại sao các đại thần văn võ bá quan lại lo lắng thấp thỏm, và suy nghĩ đoán già đoán non như vậy. Xem trong “Thanh giám cương mục” ghi chép về những đại sự vào năm tôi đăng cơ là đủ rồi.
Cuốn “Thanh giám cương mục” được biên soạn vào thời Dân Quốc, tài liệu lịch sử chủ yếu từ nguồn tư liệu hồ sơ của chính quyền nhà Thanh. Từ các hồ sơ đó, có thể thấy rất nhiều từ như “bại tử”, “bại thoái”. Những từ này càng nhiều, thì càng cho thấy bão tố càng mãnh liệt. Đó chính là những lo lắng của các vương công đại thần vào đại lễ đăng cơ.
Đến triều Tuyên Thống, sự tình càng rõ rệt hơn. Sau đó sử dụng Viên Thế Khải, khiến một số người càng lo lắng hơn, cho rằng ‘bên ngoài có đảng cách mạng, bên trong có Viên Thế Khải’. Những điềm báo chẳng lành trong lịch sử đều xuất hiện ở triều Tuyên Thống. Năm thứ 3 tôi bất tri bất giác làm hoàng đế, và mơ mơ màng màng thoái vị.
Phụ thân của hoàng đế cuối cùng là Vương gia Hòa Thạc Thuần, trong khi tiểu hoàng đế đăng cơ, vì để dỗ dành tiểu hoàng đế đừng quậy phá, đã buộc miệng nói “Sắp xong rồi, sắp xong rồi”. Kết quả lời này thành lời sấm. Ba năm sau khi Phổ Nghi đăng cơ, năm 1912, vương triều nhà Thanh đã hoàn toàn ‘xong rồi’.
Ông Tập trong lúc vô ý buột miệng nói ra câu “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu”, liệu có là lời sấm giống như Vương gia Hòa Thạc Thuần hay không?
Đọ sức quân sự
Sau khi tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức nhậm chức, quân đội Đài Loan cũng nhân dịp này thể hiện sức mạnh quân sự của mình.
Ngày 24/5, nghị sĩ Đài Loan Vương Định Vũ đã đăng một video trên Facebook cá nhân. Đây là video quân sự hiếm hoi mà Bộ quốc phòng Đài Loan gần đây đã đưa ra. Hình ảnh video cho thấy, chiến đấu cơ của Không quân Đài Loan F-16V treo 2 quả tên lửa tầm trung và 2 quả tên lửa tầm ngắn, đã khóa mục tiêu chiến đấu cơ H-6 và J-16 của quân đội ĐCSTQ. Các chiến đấu cơ của Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không phát hiện ra sự việc này.
Hơn nữa, chiến đấu cơ F-16 sử dụng công nghệ mới theo dõi nhắm mục tiêu, có thể khóa mục tiêu từ cự ly cực xa. Điều này có nghĩa là, các chiến đấu cơ của Quân đội Trung Quốc trước khi bị bắn hạ, thậm chí vẫn còn không biết mình đã bị khóa mục tiêu từ lúc nào.
Các chiến đấu cơ Đài Loan không chỉ khóa mục tiêu chính xác, mà còn khi cần thiết sẽ bắn rơi chiến đấu cơ của Quân đội Trung Quốc bất cứ lúc nào.
Bộ Quốc phòng Đài Loan còn đưa ra hình ảnh máy bay chống ngầm P-3C của Hải quân giám sát các chiến hạm của Quân đội Trung Quốc, đã cho thấy sức mạnh tổng hợp của Quân đội Đài Loan.
Nghị sĩ Vương Định Vũ bày tỏ trên Facebook cá nhân rằng: “ĐCSTQ dùng diễn tập quân sự để đe dọa Đài Loan, thật may mắn, Đài Loan sử dụng cuộc diễn tập của Quân đội ĐCSTQ để luyện tập tìm và nhắm mục tiêu”.
Đối với màn trình diễn của Quân đội Đài Loan như trên, dân mạng cũng tới tấp bày tỏ tán thưởng. Có dân mạng nói rằng: “Quân đội ĐCSTQ tự khoe khoang là có vũ khí mạnh mẽ, nhưng chưa trải qua kiểm nghiệm thực chiến, tình hình thực tế rất đáng ngờ”.
Có dân mạng bình luận rằng: “F-16 có ưu thế đè bẹp đối với tất cả các chiến đấu cơ của Nga, còn các chiến đấu cơ của ‘Tường Quốc’ (tức Trung Quốc – chơi chữ, phát âm tiếng Trung giống Cường Quốc, và lại ý nghĩa quốc gia bị phong tỏa bởi bức tường lửa Internet), lại bị các chiến đấu cơ của Nga đè bẹp”.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây đã vén tấm màn huyền bí của oanh tạc cơ đời mới nhất, lần đầu tiên công bố bức ảnh chụp trên không trung hình ảnh oanh tạc cơ B-21. Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, loại oanh tạc cơ này sẽ dần dần thay thế B-2, trở thành loại chiến đấu cơ trung tâm của lực lượng tấn công chiến lược của Không quân Mỹ.
Hình dạng oanh tạc cơ B-21 khác với B-2, sử dụng lớp sơn màu nhạt, thích hợp với việc tác chiến cả ngày đêm. Đường nạp khí dung hợp với thân máy bay kiểu cánh bay, giảm thiểu diện tích phản xạ radar, tối ưu hóa tính năng khí động học, mũi máy bay là đường thẳng, tăng tính năng tàng hình. Hơn nữa, kích thước và trọng lượng máy bay đều giảm, cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã có bước nhảy vọt trong kỹ thuật tàng hình.
Theo kế hoạch, Không quân Mỹ sẽ mua ít nhất 100 chiếc oanh tạc cơ B-21, trở thành trụ cột trong phi đội oanh tạc cơ của Quân đội Mỹ trong tương lai.
Nhìn từ góc độ nước Mỹ, sự nghiên cứu chế tạo và biên chế B-21 đã tăng thêm khoảng cách trong lĩnh vực oanh tạc cơ giữa Mỹ và Trung – Nga. Mặc dù Quân đội Trung Quốc tự khoe rằng, oanh tạc cơ H-6K hiện đang phục vụ của họ cũng đủ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ rồi, còn tên lửa hành trình và tên lửa siêu âm mới phát triển của họ, đã đủ khả năng tấn công hữu hiệu các mục tiêu ở chuỗi đảo thứ 2.
Tuy nhiên, B-21 lại là chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 đầu tiên trên thế giới. Không quân Mỹ nói rằng, nó có thể tận dụng khả năng tàng hình đột phá các hệ thống phòng không của đối thủ, tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới, nâng cao sức mạnh trên không của Quân đội Mỹ rất nhiều.
Theo tiên tri của nhà tiên tri người Anh Parker và nhà tiên tri người Brazil Salome, chiến tranh thế giới lần thứ 3 sẽ từ ngòi nổ là cuộc chiến eo biển Đài Loan.
Vào tháng 7 tới, ông Tập sẽ triệu tập hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 3, sẽ đưa vấn đề Đài Loan thành trọng điểm công tác. Như vậy câu nói “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu” của ông Tập liệu có phải là lời sấm không?.
Càng tệ hơn là, ông Tập không chỉ phải đối diện với “giặc ngoài”, mà còn có “mối lo nội bộ” càng nghiêm trọng hơn.
Bàng quan ‘xem kịch’
Ngày 18/5, tờ báo “Giải phóng quân” của ĐCSTQ đăng bài bình luận “Để giáo dục cảnh giác đi vào tâm vào não”, đã dẫn lời ông Tập rằng “Mỗi cán bộ đảng viên đều phải kiên quyết vứt bỏ tâm thái ‘xem kịch’”.
Ý tức câu nói này là, trong tình hình ông Tập liên tiếp bắt rất nhiều các quan chức cao cấp của Quân đội ĐCSTQ như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy… nội bộ Quân đội ĐCSTQ cũng giống như dân chúng trong và ngoài nước, đều có tâm thái bàng quan ‘xem kịch’.
Xem ra đây là một hiện tượng phổ biến, nếu không thì đăng bài viết để cảnh báo làm gì?
Thì ra một số ‘đảng viên’ trong Quân đội ĐCSTQ coi trường hợp điển hình giáo dục cảnh giác này là chủ đề đàm tiếu, hoàn toàn coi những lời cảnh tỉnh đó là gió thổi bên tai. Trong đó trường hợp giáo dục cảnh giác điển hình này chính là liên quan đến Cốc Tuấn Sơn – trung tướng, phó bộ trưởng Quốc phòng, với số tiền tham nhũng lên đến hơn 20 tỷ tệ (khoảng 70 nghìn tỷ VNĐ).
Ngày 12/1/2014, ở quê nhà Cốc Tuấn Sơn là Bộc Dương, Hà Nam, nhà cầm quyền lục soát được tài sản của Cốc Tuấn Sơn, chở đầy 4 xe tải, trong số tài sản đó có chiếc thuyền “Thuận buồm xuôi gió” bằng vàng, bồn rửa mặt “Kim ngọc mãn bồn” bằng vàng. Chỉ riêng rượu Mao Đài dành riêng cho sĩ quan cao cấp được chất đầy 2 xe tải.
Ngôi nhà ở quê của Cốc Tuấn Sơn có tổng diện tích hơn chục mẫu (1 mẫu Tầu là 667 m2), được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Cố Cung, xây dựng “Phủ Tướng quân” cho riêng ông ta.
Ở Thượng Hải, một bất động sản quân dụng được Cốc Tuấn Sơn bán 2,4 tỷ tệ (khoảng 8,4 nghìn tỷ VND), trong đó ông ta kiếm được số tiền chiết khấu khoảng 6% số tiền này (tức khoảng 500 tỷ VND).
Có thể tượng tượng được sĩ quan quân đội các cấp và binh lính của quân đội Trung Quốc đã kinh ngạc thế nào, khi nhìn thấy quan chức cao cấp từng ngồi trên ghế đoàn chủ tịch các hội nghị lớn của quân đội, không ngừng cao giọng “chống tham nhũng”, nhưng bản thân ông ta lại là trường hợp tham nhũng điển hình. Tuy nhiên, cũng giống như dân chúng trong và ngoài nước, họ cũng chỉ có thể bàn tán, và ‘xem kịch’, chứ nào có thể làm được điều gì. Điều này đối với ĐCSTQ mà nói, là nỗi lo nội bộ càng đáng sợ hơn.
Câu nói của ông Tập “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu”, khiến người ta không thể không nghĩ đến biệt hiệu mà mọi người đặt cho ông “Tổng gia tốc sư”, ý nghĩa là dùng các biện pháp tăng tốc toàn diện sự diệt vong của ĐCSTQ.
Câu nói “Ân Khư là nơi tôi mong muốn đến đã lâu” được ông Tập nói vào năm 2022, nếu thực sự lời nói này thành lời sấm, và giống trường hợp Hoàng đế Phổ Nghi, ứng nghiệm sau 3 năm, thế thì đó sẽ là năm 2025.
Rất nhiều tiên tri ĐCSTQ sụp đổ đều nói đến năm 2025 – năm Xích mã hồng dương. Bà Thư Vinh, một thầy thuốc Đông y gia truyền 600 năm, vào đầu năm 2024 đã dùng Dịch học đưa ra tiên tri rằng, năm 2025 ông Tập sẽ bị thay thế. Nhà lãnh đạo mới này ban đầu bối rối, sau được cao nhân chỉ dẫn, loại trừ triệt để tư tưởng ĐCSTQ, và đến năm 2030, Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ tự do dân chủ, hòa bình thịnh vượng.
Lý Minh – Xinbuxinyouni
Trung Hòa biên dịch
NTD Việt Nam