[Radio] – Halloween là một lễ hội phương Tây, hiện đã lan ra hầu hết các nước trên thế giới. Chúng ta biết Halloween là “Ngày lễ các vị Thánh” của Cơ đốc giáo phương Tây, nhưng tại sao trong ngày lễ các vị Thánh người ta lại ăn mặc, hóa trang kỳ hình dị dạng, ma quái như chúng ta vẫn thấy ngày nay? Nó có tác hại gì không?
Nghe thêm: Radio Văn Hóa
Nguồn gốc Halloween
Nói một cách chính xác, Halloween mà mọi người vui chơi hiện nay chính là đêm trước ngày lễ Halloween, tức là vào đêm 31 tháng 10, và Halloween thực sự là vào ngày 1 tháng 11.
Theo ghi chép về nguồn gốc của Halloween, nó bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ 5 TCN. Ở Ireland, Scotland và xứ Wales, ngày nay được gọi là Vương quốc Anh có người Celt cổ đại sinh sống, họ lấy ngày 1 tháng 11 là ngày đầu năm mới, và các hoạt động đón năm mới vào đêm ngày 31 tháng 10.
Khi đó, hòn đảo thuộc Vương quốc Anh vẫn còn trong tình trạng sơ khai và hoang sơ, người Celt theo tín ngưỡng nguyên thủy, ngày 31 tháng 10 là ngày họ cúng tế linh hồn người chết. Họ tin rằng đêm đó, Salman – “Thần chết vĩ đại” của họ, sẽ triệu hồi tất cả hồn ma của những người đã chết. Những hồn ma này sẽ tìm kiếm người sống để tái sinh, hoặc tái sinh thành quái thú.
Người Celt bị chi phối bởi niềm tin này, họ rơi vào nỗi sợ hãi và lo lắng. Cuối cùng họ cải trang thành ma quỷ, và cầu xin hòa bình với ma quỷ bằng cách gia nhập thế giới bóng tối. Các bộ lạc Celtic cổ đại cũng có truyền thống giết người sống và cúng tế vào đêm 31/10. Vì vậy, đêm này thực sự là một cơn ác mộng đầy máu, chết chóc, kinh dị và ma quái.
Theo ghi chép, để trấn áp và loại bỏ phong tục lễ hội ma quái của người Celt, vào thế kỷ thứ 8, các nhà truyền giáo Cơ đốc đã chỉ định ngày 1 tháng 11 là Halloween (Ngày lễ của các vị Thánh), để tưởng nhớ tất cả các vị Thánh, và chuyển “Ngày của các linh hồn” sang ngày 2 tháng 11.
Việc các nhà truyền giáo Cơ đốc thời đó đã sắp đặt ngày lễ của người Cơ đốc vào ngày Lễ hội ma quái bản địa, đã trở thành một một sai lầm nghiêm trọng. Việc chuyển lễ hội của giáo hội Halloween (Ngày lễ của các vị Thánh) sang ngày đã bị nhuốm màu bởi các lễ cúng ma quỷ là một nỗ lực nguy hiểm.
Sau đó, truyền thống giết người sống để hiến tế người chết của người Celt đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, trang phục và nghi lễ hiến tế ma quỷ đen tối dần hòa nhập với các hoạt động nghi lễ tôn giáo của Cơ đốc giáo, tín ngưỡng nguyên thủy ban đầu của nó đã ăn sâu và quay trở lại.
Vì vậy, bản chất của lễ hội ma quỷ cổ đại của người Celt được bảo tồn ở quần đảo Anh dưới cái tên mới là Halloween. Cùng với việc phát hiện ra Tân thế giới và sự trỗi dậy của “Tân thế giới”, những người nhập cư từ Ireland và Scotland đã mang phong tục lễ hội ma quỷ đến các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Đại Dương vào thế kỷ 19.
Vào thời kỳ đầu thành lập nước Mỹ, số người tin theo đạo Cơ đốc lên tới 97%, nhưng Lễ hội ma quỷ Celtic vẫn có được một chỗ đứng vững chắc trong thành trì Tin lành của Hoa Kỳ. Đây quả là một sự kiện không thể tưởng tượng và kỳ lạ. Bởi vì đức tin của người Cơ đốc giáo quá thuần khiết và thánh thiện, nên làm sao có thể cho phép lễ hội ma quỷ xâm nhập vào cuộc sống của mình, và trở thành một lễ hội ngoại giáo quan trọng nhất ở Hoa Kỳ? Điều này là do các chức sắc giáo hội đã xem nhẹ sự ảnh hưởng của nó, và đã để cho con sói xâm nhập vào bầy cừu.
Tuy nhiên, Halloween – Ngày lễ các Thánh, một lễ hội tôn giáo do con người tạo ra (ngay từ đầu không có cơ sở từ Kinh Thánh), đã mang lại cho Lễ hội Ma phương Tây một cái tên tuyệt vời, khiến cả thế giới phải hứng chịu. Trong một đêm như vậy, vô số người tự nguyện trở thành “hồn ma”.
Đêm Halloween – Bầy ma nhảy múa
Nội hàm “phong phú” của đêm “halloween” không chỉ giới hạn ở những chiếc đèn lồng jack-o-lantern. Rốt cuộc, jack-o-lantern chỉ được thêm vào sau này, ban đầu là đèn củ cải. Bí ngô có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập vào châu Âu sau khi phát hiện ra Tân thế giới vào thế kỷ 15.
Ở phương Tây, các hoạt động của đêm Halloween là như thế này: khi màn đêm buông xuống, các em nhỏ, lớn và nhỏ, hóa trang thành nhiều hình thức khủng bố, máu me và độc ác. Các em lớn đi theo nhóm từ ba đến năm người, và các em nhỏ được cha mẹ dẫn đi cùng. Khi trời nhá nhem tối, những “bóng ma” này lên đường. Họ đi lang thang trong khu phố hoặc con phố cao, gõ cửa một ngôi nhà, lũ trẻ sẽ nói “trick or treat”, và chủ nhà hiếu khách đã chuẩn bị sẵn cho ngày hôm đó rất nhiều bánh kẹo, và sau đó hào phóng nắm lấy một ít cho trẻ em.
Các lễ hội của người lớn thậm chí còn hoang dã và thú vị hơn. Họ còn thi nhau hóa trang đủ kiểu trông quái dị đến phát khiếp. Cuộc diễu hành Halloween hàng năm, số lượng người tham gia cuộc diễu hành hóa trang rất đông, và số lượng người đi xem lại càng nhiều hơn. Trong cuộc diễu hành khổng lồ, tất cả các loại hình dạng kỳ quái. Có có những nhóm đồng tính nam và đồng tính nữ hò reo và hú hét. Nếu có một từ để miêu tả chính xác tình hình của đêm Halloween, thì quả thực không có từ nào chính xác hơn “bầy ma nhảy múa”.
Nguy hại khi sử dụng các trang phục, đồ chơi hình dạng ma quỷ
Trong cuốn “Duyệt Vi thảo đường bút ký”, danh thần nhà Thanh là Kỷ Hiểu Lam (1724-1805) đã ghi chép lại một câu chuyện do người chú họ Mai Am Công của ông kể.
Tại thị trấn Hoài, huyện Hiến, thành Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, một gia đình nọ có 5 gian phòng trống ở một nơi tách biệt. Người nhà cất giữ những món đồ lặt vặt ở trong đó. Lũ trẻ con thường đến đây chơi đùa, chạy nhảy, giẫm đạp, rất ồn ào. Chủ nhà khóa cổng thì bọn trẻ trèo tường vào.
Dần dà, người chủ nhà rất chán ghét những đứa trẻ này. Để bọn trẻ không đến đây chơi đùa nữa, người chủ nhà bèn viết một tờ cáo thị dán lên cổng, hù dọa bọn trẻ rằng: “Nhà này có yêu quái, chớ đến chơi đùa”.
Vài hôm sau, ban đêm, người chủ nhà nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng nói với ông rằng: “Vì ông gọi nên chúng tôi đều dọn nhà đến đây rồi, từ nay sẽ giúp ông canh giữ khu nhà này”.
Từ đó về sau, hễ có người bước vào khu nhà liền bị những viên ngói tấn công một cách kỳ lạ. Ngay cả đầy tớ cũng không dám chuyển đồ đến đây cất giữ nữa. Từ đó, mọi người đều biết rằng, vì một câu nói đùa của chủ nhân lúc đó, kết quả đã thật sự chiêu mời yêu quái đến.
Ý định ban đầu của người chủ nhà này là hù dọa lũ trẻ, rằng có yêu quái đang ở nơi này. Tuy nhiên, nhưng những lời nói hữu cầu này của ông ta đã trở thành cái cớ để yêu quái công khai đến chiếm cứ nơi này và hại người.
Từ đó có thể thấy rằng, đôi khi, một ý nghĩ, một lời nói hay một hành vi bất chính cũng có thể trở thành lý do để những sinh mệnh tà ác ở không gian khác đến làm hại con người.
Có lẽ chúng ta thường nghe ông bà căn dặn rằng, quần áo vào ban đêm không nên phơi bên ngoài, nhất là quần áo trẻ em để tránh những thứ như ma quỷ bám lên y phục. Trước kia những thứ như quần áo, giầy dép, mũ, túi, đồ trang sức có hình thù kỳ quái… thì người xưa đều không dùng. Bởi vì như câu nói xưa “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, ma quỷ trông thấy thứ giống nó sẽ dễ cộng hưởng, tới quấy nhiễu. Thế nên, việc ăn mặc trang phục, sử dụng đồ dùng hình dạng ma quái là rất nguy hại cho con người.
Từ các nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học người Mỹ như tiến sĩ George Goodheart & tiến sĩ David R. Hawkins đã thực hiện hàng triệu thí nghiệm về trương lực cơ cho thấy, với tác nhân tích cực, lẽ phải, điều tốt… thì cơ bắp mạnh lên; và ngược lại. Một trong số thí nghiệm đó cho thấy phản ứng yếu đi của cơ bắp khi người ta nhìn thấy, hoặc chỉ cần tưởng tượng về những hình ảnh của ma quỷ hay kẻ ác như Adolf Hitler, và mạnh lên khi nhìn thấy hoặc tưởng tượng về những hình ảnh tích cực như Thần Phật, người tốt, thiên nhiên tươi đẹp v.v.
Thế nên, Lễ hội Halloween, thay vì mặc các trang phục ma tà quỷ quái, kỳ hình dị dạng, chúng ta nên chọn các hình ảnh mang năng lượng thuần chính như Thần, Phật, Bồ Tát, Tiên Nữ, Thiên sứ, tiểu Thần Tiên, hay các anh hùng, Thánh nhân, tướng quân, danh nhân nổi tiếng trong lịch sử phương Đông và phương Tây. Hãy để Halloween – Ngày lễ của các Thánh thực sự là ngày lễ của các Thánh, thần thánh trang nghiêm, vui tươi lành mạnh, chớ để ma quỷ lợi dụng biến thành Lễ hội ma quỷ. Chọn theo con đường của Thần Phật, Thánh nhân, hay con đường của ma quỷ, chỉ trong một niệm, thế nên, cần nghiêm túc suy nghĩ để chọn lựa tương lai tốt đẹp.
Trung Hòa
(Tổng hợp từ SOH, ET, NTDVN)
NTD Việt Nam