Bức tranh “Cô nhi lệ”; tác giả: Đổng Tích Cường.
Sau khi tham gia “Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn”, ông chính thức bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và xác định được phương hướng sáng tác của mình.
Phỏng vấn các nghệ sĩ: Nghệ thuật thăng hoa (tiếp theo)
Họa sĩ Lý Viên
Họa sĩ Lý Viên sinh ra ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và chuyển đến Tokyo, Nhật Bản vào năm 1993. Từ khi còn nhỏ, ông đã học các kỹ năng cơ bản và kỹ thuật vẽ tranh từ người chú họa sĩ của mình, ông cũng thử các kỹ thuật của chủ nghĩa hiện đại theo dòng chảy xu hướng. Tu luyện Pháp Luân Công đã đưa ông trở lại với giá trị nghệ thuật cổ điển, thậm chí còn dẫn dắt ông vượt qua những kỹ năng và cảnh giới mà ông đã nắm vững trước đó.
Khi vẽ bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên”, đã có một số lượng đáng kể các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Hoạ sĩ Lý Viên cảm thấy đây là bi kịch lớn nhất trên thế gian, trong đầu của ông đã nảy ra ý tưởng thể hiện đề tài “Hy sinh vì đức tin”. “Hơn một nghìn năm trước, những người theo Cơ Đốc giáo bị bức hại, sau hàng trăm năm phát triển, cuối cùng con người cũng nhận thức được Cơ Đốc giáo và hiểu được sự tương phản giữa thiện – ác trong việc kiên định đức tin. Ngày nay, bi kịch lại xảy ra một lần nữa, là một nghệ sĩ, tôi phải lên tiếng, không thể trốn tránh, do đó, tôi quyết định sáng tác đề tài mang tính bi kịch này”.
“Gặp nạn ở Trung Nguyên” là một bức tranh giống như một vở kịch sân khấu mang đậm tính tôn giáo và riêng biệt trong “Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn”. Sự tương phản giữa ánh sáng trên cơ thể người tu luyện và bóng tối phía sau tạo thành một hình chữ thập tối giản với nền vải trắng sáng. Nằm yên trên đường ngang là một đệ tử Đại Pháp đã qua đời. Trên cơ thể cường tráng ấy đầy vết bầm tím và vết máu, đôi mắt bị che bởi dải vải màu đỏ tượng trưng cho sự dối trá toàn trị, trên tay anh là trang sách tẩy não đã bị xé rách. Trang giấy này cho chúng ta biết: Anh ấy chết vì kiên định không từ bỏ tu luyện. Người vợ ngồi bên cạnh anh đặt tay lên trước ngực, tạo thành một hình chữ thập khác. Hai hình chữ thập chiếu rọi, cùng với hai màu sáng – tối tương phản, đã tạo nên bức tranh mang đậm tinh thần cổ điển này.
Vị họa sĩ nói như thế này: “Hình chữ thập tượng trưng cho sự vĩnh hằng”. Cái chết của đệ tử Đại Pháp được trao cho ý nghĩa vĩnh hằng. Từ bóng tối và cái chết, họa sĩ đã tinh luyện ra hình chữ thập vĩnh hằng này. “Cái chết là đỉnh điểm của bi kịch, nhưng trọng điểm mà tôi thể hiện không phải bản thân cái chết, mà qua bi kịch này thể hiện nỗi đau nội tâm của con người khi mất đi người thân. Đồng thời, cũng hàm chứa ý nghĩa về sự kiên nhẫn của người tu luyện. Nhưng sự tương phản giữa thiện và ác rất rõ ràng, ĐCSTQ là hình ảnh tiêu biểu của cái ác ở thế gian, còn Pháp Luân Công nhấn mạnh việc tu luyện chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn. Sự tương phản thiện – ác và cuộc chiến chính – tà là một đề tài vĩnh hằng”.
Cũng giống như bi kịch Hy Lạp, bức tranh này mang theo năng lượng gột rửa và thăng hoa. Từ bóng tối đen kịt, cái chết màu xanh đen, cơ thể sống của người phụ nữ, nỗi đau của cô ấy cho đến sức mạnh được sinh ra bên trong cô ấy, bức tranh tinh tế tỉ mỉ và sâu sắc này tiến lên theo từng lớp tiền cảnh, thông qua thuật luyện vàng trong nghệ thuật, tinh luyện ra sức mạnh đương đầu với cái chết.
Sáng tác cũng là một quá trình không ngừng đề cao tu luyện của bản thân. Vì đã lâu không sử dụng kỹ thuật cổ điển nên họa sĩ Lý Viên không chỉ học hỏi từ cổ nhân, mà còn suy xét về nghệ thuật thị giác từ góc độ tu luyện. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên” vẫn gặp phải khó khăn, khi bức tranh đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định, họa sĩ Lý Viên không còn muốn vẽ tiếp nữa.
“Lúc đó trong lòng tôi có trở ngại, rất không muốn bước vào vẽ, vì mỗi lần vẽ là phải vẽ lại từ đầu, đó là một quá trình rất đau đớn, rất chậm dãi. Nhưng khi học Pháp, Pháp lý của Sư phụ đã chỉ điểm cho tôi, tôi ngộ được rằng tôi có thể một bước vượt qua nó. Vì vậy, tôi tự yêu cầu bản thân cần giống như một người tu luyện, giống như cách làm việc của cổ nhân, thế nào tốt thì làm như thế đó, thay vì cách làm việc thực dụng của con người ngày nay. Vì vậy, tôi đã đi vào sâu hơn, tôi vẽ đi vẽ lại, sự thay đổi đã xuất hiện…bức tranh dường như đã trở nên có sức sống”.
Họa sĩ Đổng Tích Cường
Họa sĩ Đổng Tích Cường tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Thiên Tân, mặc dù được đào tạo chính quy về hội họa và có kỹ năng cơ bản vững chắc, tuy nhiên, ông từng cảm thấy bế tắc trước trào lưu nghệ thuật hiện đại và cố gắng tìm ra con đường riêng cho chính mình. Sau khi tham gia “Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn”, ông chính thức bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và xác định được phương hướng sáng tác của mình.
Trước đó, ông Đổng Tích Cường đã biết về lịch sử đàn áp những người vô tội trên quy mô lớn của ĐCSTQ, cuộc đàn áp Pháp Luân Công này càng khiến ông không thể chấp nhận được, bởi vì vợ, con cùng nhiều bạn bè của ông đều là những người tu luyện. “Họ đều những người rất thiện lương, việc bức hại những người tốt như vậy là điều rất không nên”.
Ông đã lấy đề tài dựa trên cuộc sống thường ngày của những người tu luyện, chẳng hạn như bức “Biểu ngữ”, “Thêu Pháp Luân” và “Trở về từ buổi diễu hành”, đều là những mảnh ghép trong cuộc sống thường ngày của học viên Pháp Luân Công, bức tranh “Trường chính niệm” miêu tả việc đả tọa trường kỳ trước Lãnh sự quán Trung Quốc của một cụ bà, các bức tranh này đều thể hiện ra những hình ảnh yên bình và mỹ hảo.
Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại, họa sĩ Đổng Tích Cường không thể không đối mặt với một số chủ đề tàn khốc. Khi xử lý những chủ đề này, ông đặc biệt chú trọng đến việc khắc họa nội tâm và cảm thụ điều đó bằng sự đồng cảm sâu sắc. Ví dụ, khi vẽ bức tranh “Cô nhi lệ”, ông đã không cầm được nước mắt. Ông cảm thấy trẻ em mang tâm hồn thuần chân và xinh đẹp nhất, bản thân ông cũng có con, vì vậy, khi miêu tả những đứa trẻ mồ côi chịu tổn thương về thể chất lẫn tinh thần do cuộc bức hại gây ra, ông đã không thể kìm lòng.
Một bức tranh khác mang tên “Con trai của tôi”, miêu tả nỗi đau thương, uất hận và tuyệt vọng của một bà lão khi mất đi người con trai. Khi họa sĩ Đổng Tích Cường tìm kiếm một người mẫu để vẽ tranh, trước tiên, ông sẽ quan sát và tìm hiểu, nếu thân thế và hoàn cảnh của người mẫu giống với tình tiết trong tranh thì sẽ rất dễ đi vào nội dung. Bà lão trong bức tranh “Con trai của tôi” trải qua nỗi đau mất con. Khi họa sĩ miêu tả đại khái tình cảnh cần thiết, vẻ mặt của bà lão lập tức hiện ra, mọi người có mặt đều không kìm được nước mắt.
Bức tranh “Tội ác thu hoạch nội tạng sống” thể hiện bầu không khí càng giống thật hơn. Bản thân người mẫu là một bác sĩ, đã cung cấp cho họa sĩ rất nhiều lời khuyên về chuyên môn. Ông cũng truyền tải tiếng kêu đau đớn của các nạn nhân một cách thành thạo và chân thực, công cáo “tội ác chưa từng có trên hành tinh này” với thế giới.
Họa sĩ Kathleen Gillis
Họa sĩ người Canada – Kathleen Gillis – là họa sĩ phương Tây duy nhất tham gia Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn vào thời điểm đó. Có lần, khi được hỏi về những hiện tượng mà mắt thường không thể nhìn thấy trên bầu trời trong tác phẩm “Tòa án nhân dân” của mình, câu trả lời của bà Gillis mang đầy ý vị: “Tôi nghĩ, tôi không nên chỉ vẽ những gì tôi nhìn thấy mà cũng nên vẽ những gì tôi được biết”.
Khi nói đến sự tồn tại song song của Thiên đường và nhân gian trong hội họa cổ điển, bà tha thiết trả lời: “Thực ra, tôi nghĩ người ta không còn hiểu thế giới được miêu tả trong tranh cổ điển nữa. Họ chỉ quan sát bức tranh dựa trên kết cấu, màu sắc mà quên đi nội hàm của bức tranh và ý nghĩa của hình ảnh. Họ đã quên đi cách quan sát”.
Giống như nhiều nghệ sĩ, bà Gillis có nhiều vai trò. “Tôi từng là giáo viên mỹ thuật, từng thiết kế quảng cáo thương mại, nhưng về cơ bản tôi tham gia vào lĩnh vực sáng tác nghệ thuật đương đại, các tác phẩm bao gồm nghệ thuật sắp đặt quy mô lớn, còn có nghệ thuật phong cảnh”.
“Khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi cảm thấy tính cấp bách cần phải truyền bá những gì đang xảy ra. Là một nghệ sĩ đương đại, tôi sử dụng những phương pháp quen thuộc với mình và những chỗ có thể dùng. Tôi vẽ tác phẩm về sự mong manh của con người khi đối mặt với tra tấn, một tác phẩm nhỏ ghi lại cảnh thỉnh nguyện xuyên đêm trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa”.
“Chủ đề trong các tác phẩm của tôi đôi khi được hình thành từng bước một, có khi từ việc chợt nhận ra rằng cần để cả thế giới biết đến sự việc này, nhưng trong đó phải luôn có những cảm xúc mạnh mẽ. Khi một ý tưởng dần hình thành mà tôi không nhận ra nó, thì nó sẽ xuất hiện lặng lẽ ở phía sau, cuối cùng nó cũng thành hình và tôi biết mình sẽ phải làm như thế nào”.
“Tôi bắt đầu hợp tác với các học viên là nghệ sĩ. Chúng tôi đều có những kỹ năng và hoàn cảnh rất khác nhau. Chúng tôi học hỏi lẫn nhau và kể cho nhau nghe về những chất liệu cũng như kỹ thuật mà chúng tôi biết. Nghệ sĩ thường là một nghề lấy bản thân làm trung tâm, cách hợp tác độc đáo này giúp đỡ chúng tôi trong tu luyện và tránh cường điệu tác phẩm của chính mình, khi cần thiết, chúng tôi sẽ cùng nhau sáng tác ra một tác phẩm, còn phải quên đi tất cả các yếu tố của thẩm mỹ đương đại. Đây là một quá trình diễn ra từng bước một”.
“Có một năm, chúng tôi dành ra rất nhiều thời gian để giảng chân tướng ở thành phố New York, tập trung vào người dân ở đó, tôi tham gia phát tờ rơi và giảng chân tướng trên đường phố. Tôi chụp lại một số bức ảnh, đôi khi là chụp tùy hứng, tôi giữ lại những bức ảnh thú vị làm kỷ niệm. Sau này, khi tôi muốn sáng tác hai bức tranh “Giao lộ” và “Trên phố Manhattan”, những bức ảnh mà tôi cần đều đã có đủ, mỗi cảnh đều có thể dùng đến và không cần phải chụp thêm ảnh nữa. Tôi không thể lên kế hoạch trước được tốt như vậy.
“Là một nghệ sĩ phương Tây, tôi nghĩ vai trò của mình hơi khác một chút, bởi vì tôi không thể tưởng tượng được Trung Quốc trên thực tế như thế nào. Nhưng nhìn từ góc nhìn của người phương Tây, có lẽ tác phẩm của tôi có thể giúp người dân trên thế giới hiểu rằng, mặc dù Trung Quốc là tiêu điểm của cuộc đàn áp, nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay một nhóm dân tộc. Tôi hy vọng có thể giúp khán giả đồng cảm với chúng tôi, hiểu chúng tôi và quan tâm đến chúng tôi”.
(Còn tiếp)
Chu Di Tú – Tân Kỷ Nguyên
Gia Ý biên dịch
NTD Việt Nam