Ý tưởng cho rằng các hành tinh cũng là những sinh vật có ý thức, dường như là trọng tâm của một lý thuyết mới được các nhà sinh vật học vũ trụ đưa ra. Hình mô tả của một nghệ sĩ về một hành tinh đang phát triển qua bốn giai đoạn trí tuệ. (Ảnh: Michael Osadciw/Đại học Rochester)
Liệu các hành tinh có tâm trí không? Ý tưởng cho rằng các hành tinh cũng là những sinh vật có ý thức dường như là trọng tâm của một lý thuyết mới được các nhà sinh vật học vũ trụ đưa ra.
Tiền đề của giả định này đến từ việc vi khuẩn và thực vật phối hợp với nhau đã làm thay đổi các hành tinh như Trái đất, mang lại cho chúng một nguồn sống mới.
Nghiên cứu này còn cung cấp các thang đo để đánh giá trí tuệ của các hành tinh. Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng một hệ thống thực thể ngoài Trái đất là thông minh hơn là một loài động vật có tri giác như con người. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, một hành tinh có thể có “tư duy xanh”; điều này gợi ra những cách tiếp cận mới để đối phó với biến đổi khí hậu, thay đổi về công nghệ và các trường hợp khẩn cấp khác.
Trí thông minh hành tinh được các nhà nghiên cứu mô tả là “hoạt động nhận thức” và hoạt động kiến thức trên quy mô toàn cầu. Khái niệm trí thông minh có thể được áp dụng cho mọi thứ, từ một cá nhân đến cộng đồng hay thậm chí là những hành động đặc biệt của virus hoặc nấm mốc. Ví dụ, mạng lưới sợi nấm bên dưới mặt đất rừng quan trọng như hơi thở của nó khi chúng tạo nên một hệ thống sống có thể phát hiện và thích nghi với những biến đổi của khí hậu. Tất cả các điều kiện của Trái đất sẽ bị thay đổi mạnh mẽ bởi những yếu tố này.
Các nhà khoa học cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, mức độ thông minh của một hành tinh được quyết định bởi việc liệu nó có thể hỗ trợ sự sống vô thời hạn hay không”.
Giáo sư vật lý của Đại học Rochester và đồng tác giả bài báo Adam Frank cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng ta vẫn chưa có khả năng phản ứng cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của hành tinh”. Nghiên cứu mô tả rằng, điều quan trọng hơn là nên nghĩ về tác động của con người trên Trái đất như một điều không phải xảy ra trên một hành tinh. Nói cách khác, việc mất môi trường sống trong rừng hoặc sự tuyệt chủng của các loài thực sự gây hại cho sinh thể.
Chính nhờ khái niệm khoa học về “sinh quyển” mà ý tưởng về một hành tinh phát triển sự sống riêng của chính nó đã được đưa ra. Các tác giả cho biết sinh quyển “cho chúng ta biết rằng một khi sự sống xuất hiện trên một hành tinh, thì hành tinh có thể có sự sống riêng của nó”. Điều này gợi lên một câu hỏi sâu sắc hơn, mặc dù táo bạo: “Nếu một hành tinh có sự sống riêng, liệu nó có thể có trí tuệ riêng không?”
Nghiên cứu này cho rằng có thể có sự sống thông minh trên Trái đất, nhưng “nó có vẻ không thông minh lắm”.
Theo Adam Frank, nhà thiên văn của Đại học Rochester, “Chúng ta chưa có khả năng phản ứng chung vì lợi ích tốt nhất của hành tinh”. Trái đất có trí thông minh, nhưng phần còn lại của địa cầu thì không.
Trái đất dường như không thể vượt qua cái được gọi là “tầng công nghệ chưa trưởng thành”. Kịch bản được mô tả ở đây là một tình huống trong đó hoạt động công nghệ đã phát triển và ổn định nhưng chưa được tích hợp hoàn toàn với các hệ thống khác, chẳng hạn như môi trường vật lý. Chúng ta chỉ có thể đảm bảo năng suất và sự sống còn của con người trên Trái đất nếu các quá trình sinh học và công nghệ hài hòa với nhau.
Ý nghĩa của lý thuyết về trí thông minh hành tinh có thể dẫn tới những hệ quả sâu rộng. Ý tưởng về một khối kiến thức tự duy trì xuyên suốt các loài và được tạo ra ở nhiều địa điểm và thời gian hấp dẫn hơn khả năng tồn tại của nó. Nói cách khác, nếu con người đối xử với các yếu tố của tự nhiên như thể chúng là những sinh vật có ý thức, thì họ có thể suy nghĩ cẩn thận hơn về hậu quả từ các hoạt động của mình. Frank nhận xét, đó chính là điểm mạnh của loại nghiên cứu này.
Nghiên cứu được công bố trên International Journal of Astrobiology.
Theo charmingscience
NTD Việt Nam