Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Những suy nghĩ tà ác và tiêu cực của con người sẽ tạo ra chất độc trong máu.
Một tạp chí của Mỹ đã công bố một báo cáo nghiên cứu có tựa đề “ý nghĩ xấu, ác sẽ sản sinh ra độc tố trong máu”. Báo cáo cho hay:
“Các ý nghĩ xấu, ác của con người có thể dẫn đến sự thay đổi các vật chất hóa học trong sinh lý, từ đó sản sinh ra một loại độc tố trong máu. Khi con người đang ở trạng thái tâm lý bình thường, thì sẽ giống như hơi nước tỏa ra từ một tảng băng, sau đó ngưng tụ lại thành một loại vật chất không màu, trong suốt. Nhưng khi con người ở trong trạng thái hận thù, tức giận, sợ hãi và đố kỵ, ghen ghét thì thứ ngưng tụ lại là các vật thể với khá nhiều màu sắc. Thông qua phân tích hóa học các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ý nghĩ tiêu cực của con người sẽ sản sinh ra một loại độc tố trong máu”.
Một nghiên cứu chung giữa Đại học Cardiff ở Anh và Đại học Texas ở Mỹ đã cho thấy, câu nói “Thiện hữu thiện báo ác hữu ác báo (tạm dịch: Ở hiền gặp lành ở ác gặp ác)” là rất có cơ sở khoa học. Các số liệu thống kê cho thấy, các tội phạm tuổi vị thành niên có thân thể khỏe mạnh hơn những thanh niên cùng trang lứa tuân thủ pháp luật nhưng khi bước vào giai đoạn trung niên, tình trạng sức khỏe của họ sẽ sụt giảm nhanh chóng; tỷ lệ nhập viện và bị thương tật cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Nguyên nhân rất có thể là do thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý bất ổn của họ tạo ra.
Từ năm 1958, Tiến sĩ William, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng người Mỹ, đã bắt đầu tiến hành một nghiên cứu theo dõi (follow-up study) đối với 500 sinh viên đại học Y. Sau 25 năm, ông phát hiện ra rằng những người có “cảm xúc thù hận” mạnh hoặc tương đối mạnh thì xác suất tử vong lên đến 96%. Con số này gấp năm lần những người bị bệnh tim.
Stephen G. Post, giáo sư trường Y Stony Brook, nguyên giáo sư môn đạo đức sinh học (bioethics) tại Đại học Case Western Reserve, và nhà văn Jill Neimark, đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu, từ góc độ của khoa học và y học hiện đại, về mối quan hệ giữa “cho đi” và “hồi báo”, về tác động [trên phương diện tâm sinh lý] của những hành động tốt của con người.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bảng đo lường chi tiết để theo dõi những người thường xuyên “cho đi” trong một khoảng thời gian dài, tiến hành phân tích các số liệu thống kê về tâm lý (tâm trí, hay tinh thần) và vật lý (sức khỏe thể chất) cho mỗi loại “cho đi”, xác định xem mỗi loại “cho đi” sẽ nhận lại được “hồi báo” như thế nào, từ đó tìm ra “tác dụng y học” và “chỉ số hạnh phúc” mà “cho đi” sinh ra.
Kết quả cho thấy, người có “trái tim nhân hậu”, thì những hành động tốt bụng của họ sẽ sinh ra ảnh hưởng sâu rộng và to lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. Các kỹ năng xã hội, khả năng phán đoán, các cảm xúc và thái độ tích cực của họ đều được nâng cao toàn diện. Thậm chí một nụ cười, một biểu lộ sự vui vẻ và thân thiện đối với mọi người xung quanh cũng sẽ làm gia tăng nồng độ immunoglobulin A trong nước bọt, từ đó tăng khả năng miễn dịch.
Sau khi tổng hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu từ hơn 40 trường đại học lớn của Mỹ và kết hợp dữ liệu từ việc theo dõi các báo cáo thử nghiệm dài hạn, họ đã đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên rằng: Giữa “cho đi” và “hồi báo” tồn tại một loại chuyển đổi năng lượng bí ẩn đáng kinh ngạc. Khi con người ta “cho đi”, “hồi báo” sẽ trở lại thông qua nhiều dạng thức khác nhau. Chỉ có điều trong hầu hết các trường hợp, bản thân họ không biết được bằng cách nào.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra một hiện tượng khi nghiên cứu lĩnh vực thần kinh: Khi con người phát xuất ra những suy nghĩ thiện lành, tích cực, cơ thể sẽ tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh làm cho tế bào khỏe mạnh và thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động, khiến con người không dễ mắc bệnh. Khi ý nghĩ tốt, tích cực tồn tại, hệ miễn dịch cũng trở nên mạnh mẽ. Khi suy nghĩ xấu, tiêu cực chiếm ưu thế, hệ thần kinh sẽ bị đảo lộn theo chiều hướng ngược lại, hệ thống tiêu cực được kích hoạt khởi động, còn hệ thống tích cực thì sẽ bị ức chế, một vòng tuần hoàn các chức năng nội tạng tốt trong cơ thể sẽ bị hủy hoại.
Đại học Harvard đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ cho các sinh viên xem đoạn phim về một người phụ nữ Mỹ cả đời đều ở Calcutta (Ấn Độ) cứu giúp người nghèo và người khuyết tật. Sau khi phân tích nước bọt của các sinh viên, họ phát hiện số lượng kháng thể immunoglobulin A tăng lên nhiều hơn so với trước khi xem phim. Immunoglobulin A là một kháng thể đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch của màng nhầy – lớp bọc bao phủ bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong.
Trong “Hoàng đế nội kinh” có nhắc đến có bốn loại người dưỡng sinh, trong đó loại thứ ba, chính là thánh nhân, có thể thọ trăm tuổi: “Thánh nhân, hòa hợp với đất trời, thuận theo tự nhiên, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không có tâm tư phẫn nộ hay thù hận, hành động không chứa dục niệm, làm việc chăm chỉ và không biết mệt mỏi, tâm tình vui vẻ, bình thản, không tự phụ, không tham lam, tinh thần luôn minh mẫn, tự nhiên có thể sống lâu trăm tuổi”.
“Không có tâm tư phẫn nộ hay thù hận”, hay “Không có ý nghĩ xấu”, giờ đây xem ra rất có cơ sở khoa học.
Mai Thanh / Theo DKN
- Tính cách tiết lộ tình trạng sức khỏe tương lai của bạn
- Chất độc vào cơ thể bạn rồi sẽ được ‘cất giữ’ ở đâu?