Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Người có phúc thì không cần vội, người trong họa thì co chân mà chạy

Người có phúc thì không cần vội, người trong họa thì co chân mà chạy

khaimokhaimo13/05/2024120
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Đường lên trời thì khó kiếm chứ đường qua núi dễ tìm. (Ảnh: Shutterstock)

Có thể nói, những câu ca dao tục ngữ, chân ngôn, những câu nói của cổ nhân… chính là sự chắt lọc tinh hoa trí huệ của các thế hệ đi trước, qua đó giúp cho chúng ta tiếp thụ được những kinh nghiệm sâu sắc để làm người.

Dưới đây là 15 câu cổ ngữ như thế:

  1. Người nhà nói thì như gió thoảng qua tai, thiên hạ nói thì tựa lời vàng ý ngọc

Có nhiều người luôn cảm thấy lời nói của người ngoài có sức nặng, có sự thuyết phục hơn người nhà. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ người trong gia đình mới là người bầu bạn với chúng ta bền lâu nhất. Hãy cố gắng dung hòa, cùng nhau chia sẻ. Tránh tình trạng như cha ông ta thường nói: “Dao sắc không gọt được chuôi”.

  1. Một quả trứng ăn không đủ no nhưng ô danh thì cả đời không tẩy sạch

Ở đời, việc tốt không truyền ra khỏi cửa nhưng việc xấu truyền ngàn dặm. Vậy nên làm người: nhân phẩm là điều tối quan trọng, nó là lưng vốn giúp chúng ta mọi lúc mọi nơi. Thiếu tiền thì dễ kiếm nhưng thiếu đức thì khó bù: “Nghèo tiền nghèo bạc chẳng lo, nghèo nhân nghèo đức mới lo là nghèo”.

  1. Trước nhà có ngựa chưa chắc đã là giàu, trong nhà có người thì không tính khó

Cái nghèo trước mắt chỉ là nhất thời, chỉ cần còn người, còn nỗ lực thì không hoàn cảnh nào không thể vượt qua. Khó khăn chỉ là sự tôi luyện cho mai này giàu sang không sa ngã. Còn như chỉ biết ăn chơi mà không biết làm thì dẫu có núi vàng cũng có ngày tán gia bại sản. Bởi lẽ: “Miệng ăn núi lở”; và: “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa; sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”.

Chỉ cần còn người, còn nỗ lực thì không hoàn cảnh nào không thể vượt qua.
Chỉ cần còn người, còn nỗ lực thì không hoàn cảnh nào không thể vượt qua. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Người trong phúc không biết có phúc, thuyền trong nước không biết nước chảy

Làm người thì cần biết đủ, hiểu được cảm ơn, đừng xem những việc tốt người khác làm cho mình là lẽ đương nhiên. Chúng ta không được quá tư tâm, đừng cho tự thân là trung tâm của thế giới: “Đường đi mãi hết dài, phúc tiêu hoài cũng cạn”.

  1. Một chiếc đũa thì dễ bẻ nhưng mười chiếc đũa lại cứng như gang thép

Bất luận là trong gia đình hay trong đoàn thể, không sợ ít người chỉ sợ tâm không đoàn kết. Một người thì dễ dàng đánh bại nhưng một gia đình, một đoàn thể đồng lòng một mục tiêu thì khó khăn chỉ là tạm thời, huy hoàng là phía trước: “Một cây làm chẳng nên non; ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

  1. Người ác, người sợ, trời không sợ. Người thiện, người lừa, trời không lừa

Nhân quả trường tồn, thiện ác hữu báo, không phải không báo mà thời gian chưa đáo. Người làm ác thì người sợ nhưng trời đất không dung, người làm thiện dẫu bị người khác lừa chứ trời đất không lừa. Cổ ngữ có câu: “Đạo trời báo phục chẳng lâu; hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai”.

  1. Thép tốt phải qua ba lửa, sách hay phải đọc trăm lần

Những điều tốt đẹp đều phải qua rèn giũa, ngọc không mài không sáng, người không gian khổ người chẳng thể thành công, có câu: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài; cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi”, làm người cũng vậy, người ta nói: “Học khôn đến chết, học nết đến già”.

  1. Không sợ ăn cơm chọn bát lớn, chỉ sợ làm người lười biếng thôi

Làm người không sợ sức không đủ, chỉ sợ chí không bền. Sống nếu cứ lười nhác, tạo thành bản tính, vậy thì chẳng còn hy vọng gì; ngược lại: “Dẫu rằng chí thiển tài hèn; kiên trì nhẫn nại vẫn nên cơ đồ”.

Sống nếu cứ lười nhác, tạo thành bản tính, vậy thì chẳng còn hy vọng gì.
Sống nếu cứ lười nhác, tạo thành bản tính, vậy thì chẳng còn hy vọng gì. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Đi đường không sợ núi cao, chèo thuyền không sợ chỗ hiểm

Đường khó đi, cứ đi rồi sẽ có lối thoát; việc khó làm, cứ làm rồi cũng sẽ xong; đừng để vì khó khăn nhất thời mà đánh bại bản thân. Vốn dĩ thời điểm khó khăn nhất cũng chính là lúc gần với thành công nhất. Có câu: Người đời ai khỏi gian nan; gian nan có thuở thanh nhàn có khi.

  1. Hôm nay có rượu hôm nay say, ngày mai có sầu ngày mai giải

Làm người thì cần phải có mực thước, không thể được chăng hay chớ, đời người không phải là con đường một sớm một chiều mà là đằng đẵng đường dài. Vậy nên bất luận là tiền tài hay sức khoẻ, đều cần sử dụng có mức độ thích hợp, ca dao xưa có câu:

“Cứ trong nghĩa lý luân thường
Làm người phải giữ kỷ cương mới màu
Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu
Trời kia còn ở trên đầu còn kinh”.

  1. Đường lên trời thì khó kiếm chứ đường qua núi dễ tìm

Việc là do người làm, vậy nên không bao giờ được phủ định khả năng của bản thân; việc khó làm, làm rồi sẽ được: “Non cao vẫn có thể trèo; đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi”.

  1. Trời có lạnh cũng không cóng tay người dệt vải, mùa có mất cũng không đói kẻ chuyên cần

Vạn vật trên đời luôn có sự công bằng, bạn cho rằng bản thân không đủ may mắn, thực ra là vì bạn nỗ lực chưa đủ mà thôi. Ông Trời xưa nay không bạc đãi hay đối xử bất công với ai bao giờ, hạnh phúc đều dựa vào chính mình cả, có câu: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”; hay: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

Ông Trời xưa nay không bạc đãi hay đối xử bất công với ai bao giờ, hạnh phúc đều dựa vào chính mình cả.
Ông Trời xưa nay không bạc đãi hay đối xử bất công với ai bao giờ, hạnh phúc đều dựa vào chính mình cả. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Không sợ hổ báo vây hãm, chỉ sợ quen người một mặt hai lòng

Người sống hai mặt còn đáng sợ hơn cả hổ báo, vậy nên quen biết bằng hữu, đối tác làm ăn trước tiên cần phải tĩnh tâm lựa chọn: “Sông sâu biển rộng dễ dò, có ai lấy thước mà đo lòng người”.

  1. Không sợ người khác không tôn kính, chỉ sợ tự mình chưa đủ chính nghiêm

Làm người, điều quan trọng là phải đường đường chính chính, bản thân trong sạch. Người mà bản thân tự mình không ngay chính thì dẫu tiền nhiều, chức lớn cũng chẳng được người khác kính trọng. Cần phải bước đi ngay thẳng mới được người khác tôn trọng, có câu: “Áo rách, cốt cách người thương; áo gấm xông hương, tầm thường người ghét”.

  1. Trâu không biết sừng cong, ngựa không biết đường khó

Làm người cần có sự sáng suốt, hiểu mình một cách toàn diện mới có thể sống được cuộc sống nhẹ nhàng, tránh làm những việc không tự lựa sức mình. Đừng hồ đồ chê cười người khác, khuyết điểm của người khác đôi khi cũng lại là của chính mình, có câu: “Nói người phải nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần”.

Minh Vũ

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Một sĩ quan cảnh sát Canada tu luyện Pháp Luân Công

20/12/2019

Tại sao chúng ta lại tức giận?

10/11/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?