Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Người xưa dặn: “Gia đình không có ba thứ thì không vong cũng bại”, nhà bạn có không?

Người xưa dặn: “Gia đình không có ba thứ thì không vong cũng bại”, nhà bạn có không?

khaimokhaimo04/08/202410
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Nội dung
  1. Tầm nhìn của cha
  2. Sự cởi mở của mẹ
  3. Nguyện vọng của con trẻ
Click Đọc
 
 

Sự thịnh suy của một gia đình có liên quan trực tiếp với mọi thành viên trong nhà. Người xưa dặn: “Gia đình không có ba thứ thì không vong cũng bại”, nhà bạn có không?

Tầm nhìn của cha

Nếu ví gia đình như một con tàu thì người cha là người cầm lái. Con đường mà gia đình có thể đi và đi được bao xa đều do người cầm lái quyết định.

Nhiều người đi Tô Châu du lịch thường sẽ ghé thăm Chuyết Chính Viên, bởi đây là một trong 4 khu vườn nổi tiếng ở Trung Quốc nhưng ít người biết ai đã tạo ra Chuyết Chính Viên này. Người chủ đầu tiên của khu vườn là Vương Hiến Thần. Vương Hiến Thần là một quan đại thần của triều đại nhà Minh. Sau khi cáo quan về quê, ông đã mua một mảnh đất ở Tô Châu và mời các nhà thư pháp, họa sĩ và bậc thầy kiến ​​trúc nổi tiếng thời bấy giờ cùng thiết kế và phải mất 16 năm mới hoàn thành.

Vương Hiến Thần nghĩ tài sản gia đình mình nhiều như vậy, con cháu ba đời cũng có thể đủ cơm ăn áo mặc, cho nên ông đã lơ là việc giáo dục con cái. Nhưng khi Vương Hiến Thần qua đời không lâu, con trai ông đã đánh mất toàn Chuyết Chính Viên trong một canh bạc lớn.

Lâm Ngữ Đường, người hai lần được đề cử giải Nobel Văn học, đã từng xúc động nói: “Trong tất cả những ảnh hưởng giúp tôi trở thành ngày hôm nay, cha tôi là người quan trọng nhất.”

Nếu không phải vì cha anh kiên quyết bán nhà để nuôi anh ăn học, thì anh đã không đạt được những thành tựu văn học sau này.

Điều hiếm hoi nhất là dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, Cha Lâm ngữ đường luôn có thể biến những khó khăn trong cuộc sống thành những câu chuyện vui cho mình.

Cha thường nói với anh với một nụ cười: “Đừng buồn về hiện tại, làm sao con biết được rằng cái gọi là khó khăn trước mặt sẽ không phải là một điều tốt trong tương lai”. Tầm nhìn xa, sự hài hước và lạc quan của cha anh, giống như một ngọn đèn sáng, luôn soi sáng con đường phía trước của anh.

Món quà tốt nhất cho một đứa trẻ không phải là một ngôi nhà, tiền tiết kiệm hay một vị trí quyền lực, mà là sự định hướng và tầm nhìn của người cha. Cha có tầm nhìn xa thì con cái tự nhiên sẽ có thành tựu.

Sự cởi mở của mẹ

Tục ngữ có câu: “Vợ hiền thì người chồng ít họa”. Trong gia đình, tính cách, nhân cách của người phụ nữ có tầm quan trọng. Nó không chỉ liên quan đến sự phát triển của chồng mà còn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến con cái của mình.

Mỗi gia đình đều phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. Nếu người vợ, người mẹ có tâm lý hẹp hòi, phàn nàn, đổ lỗi mỗi khi có chuyện xảy ra thì gia đình sẽ đầy u ám, con cái sẽ hình thành tính ích kỷ, tính toán.

Một người vợ cởi mở và một người mẹ bao dung sẽ giúp gia đình luôn cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống bình thường. 

Tiến sĩ tâm lý Hồng Lan cho biết: “Mẹ là linh hồn của gia đình, mẹ vui thì cả nhà vui, mẹ lo thì cả nhà lo”. 

Người mẹ là linh hồn của một gia đình, gánh vác gia đình bằng trái tim rộng lớn, sưởi ấm mọi thành viên trong gia đình bằng tình yêu thương và sự đồng cảm. 

p2421191a771437044 ss
Người mẹ là linh hồn của một gia đình, gánh vác gia đình bằng trái tim rộng lớn, sưởi ấm mọi thành viên trong gia đình bằng tình yêu thương và sự đồng cảm. (Nguồn hình ảnh: Adobe Stock)

Nguyện vọng của con trẻ

Vương Dương Minh, là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh, lên 5 tuổi ông mới biết nói, nhưng khi mới 13 tuổi, ông đã quyết tâm trở thành một nhà hiền triết như Khổng Tử. Sau đó, ông đã chăm chỉ học tập và cuối cùng đã đạt được những thành tựu to lớn.

Vào thời Tây Tấn, Chu Xứ khi còn trẻ đã làm nhiều việc ác và bị mọi người ghét bỏ. Sau đó, Chu Xứ đột nhiên tỉnh ngộ, quyết tâm trở thành một người tốt, được kính trọng, đã lưu lại điển cố về “Chu Xứ diệt tam quái” và sau này trở thành một đại thần nổi tiếng.

Lịch sử của nước Việt Nam chúng ta cũng đã ghi nhận nhiều tấm gương hiếu học, gắn với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ có chung ý chí và mục tiêu lấy việc học làm đầu. Những tấm gương hiếu học trong lịch sử nước ta như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh…

Lương Thế Vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Ông nổi tiếng về các bài Toán cực kỳ độc đáo thể hiện trí thông minh hơn người. Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Ông thường quan sát những sự vật trong thực tế rồi lồng ghép toán học vào. Lương Thế Vinh thường có cách tính toán rất đơn giản chứ ít khi dựa vào công thức hay cách làm quen thuộc sẵn có.

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ con phải vào rừng hái củi kiếm sống; ông có tư chất thông minh, học rất giỏi và đỗ Trạng nguyên năm 1304, đời vua Trần Anh Tông.

Những ví dụ như thế này có rất nhiều trong suốt lịch sử. Tất cả những nhân vật vĩ đại tạo ra sự khác biệt đều phải đặt ra những tham vọng cao cả từ khi còn trẻ, biết bản thân mình muốn trở thành kiểu người như thế nào và đã nỗ lực học tập, làm việc theo mục tiêu đó. Vì vậy, vấn đề lớn nhất của trẻ không phải là học giỏi mà là có quyết tâm, có trí hướng hay không.

Tục ngữ có câu: “Gia đình không có ba thứ thì không vong cũng bại”. Gia đình nào có người cha có tầm nhìn xa, người mẹ cởi mở, con cái quyết tâm sớm thì không cần phải lo lắng sau này gia đình không thịnh vượng.

Đăng Dũng biên dịch

Nguồn: secretchina (Ngưu Lan Khắc)

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Dịch bệnh mất kiểm soát, người dân Trung Quốc ồ ạt làm “tam thoái” để tự cứu mình

08/02/2020

7 người ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đã thoát khỏi ung thư nhờ tu luyện Đại Pháp

10/11/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?