Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Trịnh Nghị Phu, một vị quan thời Bắc Tống và là một học sĩ Hàn Lâm viện, có một người cháu tên là Trịnh Quán. Vợ của Trịnh Quán là Lâm thị, là con gái của Lâm Tài Trung, một vị quan thời Bắc Tống. Hai vợ chồng Trịnh Quán kết hôn được bốn năm, có hai con, một trai một gái, tình cảm vợ chồng rất tốt đẹp.
Một năm vợ chồng Trịnh Quán đến phủ Khai Phong ở kinh thành có việc, đúng vào dịp tết Nguyên tiêu nên quyết định ở lại kinh thành chơi vài hôm. Tết Nguyên tiêu là ngày 15 tháng giêng. Vào ngày 14 tháng giêng, khi Trịnh Quán đến Thanh Cung ngắm cảnh thì vừa hay gặp một người bạn, người bạn này liền mời anh dùng bữa. Ăn xong cũng đã muộn, Trịnh Quán vội đến Thanh Cung. Ở đó anh nhìn thấy những chiếc đèn lồng được chuẩn bị cho ngày mai, chợt thấy trong tâm buồn bực, cảm giác ức chế, hoang mang. Về đến nhà tinh thần liền thay đổi, bắt đầu không ngừng nói những lời điên điên rồ rồ.
Trịnh Quán chỉ vào khoảng không trước mặt, như thể anh ta nhìn thấy gì đó và nói: “Kiếp trước tôi đã từng hạ độc người này. Lúc đó có một người nhìn thấy tôi lén bỏ thuốc độc nhưng anh ta đã không nói gì mà còn bao che tội ác cho tôi, người bao che là người vợ của tôi kiếp này”. Nghe lời chồng nói Lâm thị hình như cũng nhớ ra chuyện của kiếp trước. Oan hồn của người bị hạ độc nhập vào Trịnh Quán chỉ trích Lâm thị nặng nề. Lâm thị trách rằng: “Tôi không phải là người hạ độc anh, sao anh lại buộc tội tôi?” Người kia nói: “Sao cô lại che giấu không nói gì?”
Từ đó trở đi, Trịnh Quán trở nên điên điên khùng khùng, nhiều lần đánh Lâm thị, vợ chồng vì thế mà ly thân. Lâm Tài Trung biết chuyện liền bảo con về nhà, nhưng hồn ma không tha cho Lâm thị, ngày nào cũng theo cô. Thời xưa mọi người đều tin vào Thần Phật, vợ chồng Lâm thị đều biết rằng đây là chủ nợ kiếp trước đến đòi, thậm chí đến lấy mạng. Không có cách nào khác họ đành xuất gia thành tăng nhân và ni cô, hy vọng sẽ nhận được sự cứu giúp của Thần. Có thể Trịnh Quán chưa thật tâm xuất gia tu luyện, cuối cùng chết trong một ngôi chùa vô danh, còn Lâm thị thì sau khi xuất gia không bị như trước nữa.
Đây là một câu chuyện điển hình về việc làm điều ác ở đời trước mà nhận lấy quả báo ở kiếp này. Điều đáng cảnh báo là kiếp trước Lâm thị không tham gia giết người mà chỉ là người ngoài cuộc nhẫn tâm, trong lúc xảy ra sự việc không nghĩ cách khuyên can việc ác, sau đó cũng không vạch mặt kẻ đầu độc, thực tế là bao che cho kẻ giết người. Trong pháp lý của nhân quả báo ứng thì đó cũng là có tội.
Gần đây, dịch bệnh Covid đã lan rộng ở Trung Quốc. Theo ghi chép trong “Tâm tướng thiên” của Trần Chuyên lão tổ: “Chết vì dịch không phải do may rủi, mà do trời trách đất quở”, có nghĩa là bệnh dịch là để trừng phạt con người vì đã không còn sự tôn kính đối với Thần Phật nữa. Còn hiện nay Pháp Luân Công truyền rộng khắp thế giới, là Đại Pháp cao thâm được truyền ra dưới hình thức khí công. Năm 1999, ĐCSTQ kiên quyết đàn áp Pháp Luân Công, phạm tội ác lớn nhất đối với Đại Pháp, đây là sự báng bổ đối với Thần Phật. Trong cuộc bức hại này, có biết bao nhiêu người đã bàng quan đứng xem, nghĩ rằng chỉ cần cuộc bức hại không động đến mình thì không sao, giống như kiếp trước của Lâm thị trong bài viết này, trở thành khán giả vô cảm. Thậm chí có nhiều người đã hùa theo ĐCSTQ để phỉ báng Pháp Luân Công và phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công. Tất cả các hành động nay đã làm tăng thêm sự trầm trọng với cuộc bức hại này, đây là một sự bất kính lớn đối với Thần Phật. Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 cũng là ác báo cho sự vô cảm đó.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/257161
Ngày đăng: 30-06-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org