Bánh xe lịch sử, ở những thời kì khác nhau, luôn có những vòng quay dường như trùng lắp. Bởi thế, khi soi vào tấm gương cũ của lịch sử, người ta có thể nhìn thấy sự vận động của hiện tại, tương lai. Hãy cùng quay ngược thời gian trở lại 2000 năm trước để có câu trả lời xác đáng về quy luật nhân quả ấy.
1. Đàn áp Cơ Đốc giáo
Năm 64, thành Roma chìm trong biển lửa. Trong suốt hai ngày, trận hỏa hoạn khủng khiếp quét qua thành phố và thiêu trụi tất cả, phá hủy hoàn toàn 3 trong số 14 huyện của thành Roma. Các nhà sử học nghi ngờ rằng hoàng đế La Mã lúc ấy là Nero (37-68) đã ra lệnh phóng hỏa đốt cháy Roma để sau đó vu oan cho các tín đồ Cơ Đốc giáo và lấy cớ này để đàn áp, trừng phạt họ.
Để lừa dối dân chúng, kích động lòng thù hận của họ với Cơ Đốc giáo, Nero cho người tung ra đủ thứ tin đồn vu khống, thất thiệt, dối trá. Ví dụ, khi các tín đồ Cơ Đốc giáo bái lạy Thiên Chúa, họ phải giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt. Những gì xấu xa, bẩn thỉu, đê hèn nhất, những tội ác ghê tởm nhất đều bị chụp mũ lên những người Cơ Đốc giáo.
Sau trận hỏa hoạn ở thành Roma năm 64, Nero cho lùng bắt và tra tấn dã man những người theo Cơ Đốc giáo, bắt họ đẩy vào đấu trường cho mãnh thú xé xác hoặc cột họ vào những bó cỏ khô để châm lửa đốt.
Bạo chúa Nero chính là người đầu tiên đàn áp Cơ Đốc giáo. Những vị hoàng đế kế nhiệm ông sau này cũng tiếp tục chính sách độc đoán ấy. Marcus Aurelius (121-180) cũng bức hại những tín đồ Cơ Đốc giáo rất dã man. Các sử gia chép lại rằng, xác chết của những người tử vì Đạo trải dài khắp phố, bị chặt thành nhiều khúc trước khi đem đi thiêu hủy.
Năm 250, hoàng đế Trajan Decius (201-251) ban hành một sắc lệnh ép các tín đồ Cơ Đốc giáo phải làm lễ hối hận nhận sai, từ bỏ tín ngưỡng của mình nếu không muốn bị Tổng đốc địa phương xét xử. Nếu kiên quyết giữ vững niềm tin vào Đạo của mình, những tín đồ Cơ Đốc giáo có thể bị bắt làm nô lệ, tịch thu tài sản và thậm chí xử tử.
Cuộc bức hại khủng khiếp đối với Cơ Đốc giáo kéo dài gần 300 năm. Tuy nhiên, trong khi đàn áp đức tin này, đế quốc La Mã cũng dần đi đến con đường diệt vong của mình. Những thiên tai, địch họa liên tiếp xảy ra kéo theo kinh tế của toàn đế quốc suy thoái.
Sự suy yếu của La Mã khiến các bộ lạc Germain nổi lên. Biên giới của La Mã không ngừng bị quấy phá. Cuối cùng, năm 476, hoàng đế Romulus Augustus bị lật đổ. Đế quốc La Mã cũng sụp đổ theo.
2. Bức hại Pháp Luân Công
Năm 1992, trong khi phong trào khí công ở Trung Quốc đang nở rộ, Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu lần đầu tiên ra ngoài công chúng. Đầu tiên, với khả năng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe đặc biệt, môn khí công này được mọi người theo học đông đảo. Sau này, mọi người đã nhận ra cốt lõi của Pháp Luân Công chính là cải biến mặt tinh thần của con người, khiến người ta sống tốt hơn lên dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Tới năm 1999, Pháp Luân Công đã được hồng truyền rộng rãi ra khắp Trung Quốc với gần 100 triệu người theo học. Tuy nhiên, đó cũng là Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCS Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy bị đe dọa.
Ngày 19/7/1999, trong một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao, Giang Trạch Dân đơn phương quyết định cuộc đàn áp quy mô trên diện rộng nhắm vào Pháp Luân Công. Giang tuyên bố: “Đảng cộng sản nhất định phải chiến thắng Pháp Luân Công”.
Theo đó, một cơ quan được đặt ra ngoài vòng pháp luật mang tên Phòng 610 được thành lập. Sau này, nó trở thành một cỗ máy giết người tàn bạo nhất nhì trong lịch sử Trung Quốc. Chính quyền khi ấy huy động rất nhiều nguồn lực để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Bộ máy truyền thông nhà nước không ngừng tuyên truyền, bôi nhọ Pháp Luân Công và người sáng lập Lý Hồng Chí. Hệ thống tòa án, cảnh sát và quân đội cũng tham gia vào cuộc bắt bớ, tra tấn, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và khủng bố tinh thần, ép các học viên từ bỏ đức tin của mình với Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân và những người dưới quyền đã gây ra một trong những tội ác lớn nhất lịch sử loài người. Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố một kết luận gây sốc với tất cả mọi người: “Đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”.
Sau 17 năm, những kẻ ra tay đàn áp Pháp Luân Công đã phải gánh chịu những quả báo nặng nề cho tội ác của mình. Từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2015, có gần 800 quan chức cấp cao bị đưa ra vành móng ngựa vì tội tham nhũng. Rất nhiều trong số đó là tay chân đắc lực của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCS Trung Quốc nhờ tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công mà nhiều lần được thăng chức. Chu cũng là người phụ trách Phòng 610. Đến tháng 7/2014, Chu Vĩnh Khang bị kết tội hối lộ, lạm dụng quyền lực, tiết lộ bí mật nhà nước, nhận án tù chung thân.
Bạc Hy Lai, cựu Bí thư tỉnh Trùng Khánh, kẻ thực hiện tích cực nhất chương trình cưỡng bức mổ nội tạng bị điều tra về tội danh tham nhũng từ tháng 3/2012. Tháng 9/2013, Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân.
Ngoài ra, Tô Vinh, Lý Đông Sinh, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, những nhân vật cốt cán trong hệ thống bức hại Pháp Luân Công cũng không thể tránh khỏi sự trừng phạt của luật pháp.
Với những kẻ thống trị ngang ngược, độc tài, bất cứ tư tưởng, tín ngưỡng, đức tin nào đi ngược lại với ý chí của họ thì đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đều trở thành uy hiếp lớn lao. Nhà cầm quyền sẽ không từ bỏ thủ đoạn nào để đàn áp, đả kích và nhổ tận gốc những đức tin “bất trị” đó.
Nhưng có một điểm chung là bất kì cuộc đàn áp đức tin nào cũng xuất hiện ở thời điểm đạo đức xã hội đã trở nên suy bại. Càng bức hại, những kẻ cầm quyền càng sa vào vũng lầy của diệt vong. Đế quốc La Mã là một minh chứng tiêu biểu.
Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát. Luật nhân quả luôn rất công bằng. Nhân nào thì quả ấy. Những tội ác khiến trời người đều nổi giận, thiên lí bất dung ấy không thể nào tránh khỏi sự phán xét cuối cùng.
Hữu Bằng (tổng hợp) / Theo Daikynguyen