Bích họa trên trần Nhà nguyện Sistine: 1 phần trong loạt tác phẩm phỏng theo “Sáng Thế Ký” của Michelangelo. (Phạm vi công cộng)
Cô bé vẽ khuôn mặt thật của Chúa Jesus, người nữ họa sĩ tài năng về lại một trong những sự kiện tâm linh chấn động nhất thế kỷ 21. Họ là những nữ họa sĩ vẽ tranh về Thần, về cảnh giới tươi đẹp của những người tu luyện, về những không gian Thần thánh tuyệt vời. Họ có thể kiếm hàng triệu đô nhờ vào tài năng vẽ tranh siêu thường, nhưng đó không phải là mục đích.
Cô bé vẽ khuôn mặt thật của Chúa Jesus
Có những đứa trẻ từ bé đã nổi bật ở đa dạng các lĩnh vực như âm nhạc, toán học hay có một trí nhớ siêu phàm, hoặc khả năng đặc biệt nào đó, và cô bé người Mỹ Akiane Kramarik sinh năm 1994 này nổi bật nhờ khả năng hội họa thiên phú, cô bé bắt đầu vẽ ra tác phẩm đầu tiên của mình từ khi 4 tuổi cho đến tận bây giờ.
Bức tranh này có tên là “Sứ giả”.
Đây là bức tranh được cô tiết lộ là vẽ gương mặt thật của Chúa Jesus.
Mẹ Akiane cũng cho biết: “Khi đó con bé chỉ mới bốn tuổi và tôi cảm nhận được điều rất lạ ở nó, con bé luôn miệng kể về những vật chất siêu nhiên ở thế giới khác, những khung cảnh hùng vĩ và từ đó con bé đã bắt đầu có khả năng vẽ siêu thường”
Đây là một khung cảnh thiên đàng được cô bé vẽ lại theo những gì mình nhìn thấy tại thế giới khác khi cô 11 tuổi.
Bức tranh “Ngây thơ” vẽ Đức Mẹ Maria được Akaine thực hiện khi cô 12 tuổi.
Bức tranh “Tình yêu của mẹ” vẽ Đức Mẹ Maria khi cô bé 11 tuổi.
Bố Akiane kể lại: “Lúc ấy tôi nghĩ con bé lấy những ý tưởng đó từ trong mơ… Điều này làm tôi cảm thấy kỳ quặc vì trước giờ trong gia đình chúng tôi chưa từng có bất cứ mối liên kết với thế giới siêu nhiên bí ẩn”.
Được biết gia đình cô bé không có ai làm họa sĩ, vậy nên khả năng vẽ ấn tượng của Akiane đều là tự học. Cô nói: “Lúc đó các họa sĩ khắp nơi hỏi cháu làm sao có thể vẽ được như vậy, cháu chỉ cười và nói cháu không biết nữa, cháu chỉ vẽ thôi.”
Các tác phẩm của cô bây giờ đã lên tới con số hơn 100 bức họa được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, phong cảnh hùng vĩ hay hệ ngân hà và cả về những bức chân dung, mỗi bức họa đều toát lên vẻ chân thực. Cô bé dành hàng nhiều giờ liên tiếp để hoàn thành các tác phẩm của mình. Các tác phẩm đều có sự đầu tư rất tỉ mẩn. Đôi khi cô vẽ liên tục 12-14 tiếng một ngày.
Một bản sao các bức tranh của Akiane thường bán với giá 1.500 cho đến 3.000 đô, và các bức tranh gốc thường được mua với giá 100.000 đô cho đến 300.000 đô.
Akiane cho biết: “Khi cháu khoảng 3,5 đến 4 tuổi thì một hiện tượng bí ẩn và tuyệt vời đã xảy ra với cháu, lúc đó cháu cảm nhận được một giọng nói bí ẩn như được gửi gắm từ hệ ngân hà và vũ trụ đang thì thầm trong đầu cháu và hướng dẫn cháu vẽ, cháu tự hỏi giọng nói đó là của ai và cháu nghĩ đó là Chúa”.
“Bạn của cháu thường hỏi rằng có thực sự là cháu thấy các cảnh tượng trên Thiên đàng không? Cháu nói có và cháu thường xuyên nhìn thấy các cảnh tượng đó, rồi đưa chúng vào trong những bức tranh mà cháu vẽ”.
Đạo thưởng thức nghệ thuật
Những tác phẩm và chia sẻ của Akiane gây xúc động rất lớn, nhiều người cảm thấy rung cảm lạ thường mà không biết tại sao, đó có lẽ là cái mà văn hóa phương Đông cổ xưa gọi là “Khí vận”, khí đó là năng lượng đến từ vũ trụ cao tầng, nó khởi tác dụng tịnh hóa nhân tâm, nâng cao đạo đức, đây là năng lượng của nghệ thuật.
Ngược dòng thời gian về cội nguồn nghệ thuật, thì thấy hầu như toàn bộ nghệ thuật chính thống ban đầu đều đến từ tín ngưỡng Thần. Đây là khởi nguồn của nghệ thuật và chân nghĩa của nó, dẫn dắt nhân loại tìm thấy sự tồn tại của Thần, truyền năng lượng thuần chính từ vũ trụ cao tầng cho nhân loại.
Tác giả Lý Đạo Chân cho rằng: “Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mang năng lượng cường đại, sẽ làm ta cảm động… an ủi tâm linh, thuần hóa nhân tâm, đề cao đạo đức và tầng thứ, bổ xung năng lượng thuần chính”.
Từ ngàn xưa, khi nhắc tới hai từ “tu luyện’’ là người ta nghĩ ngay tới phương Đông huyền bí với muôn vàn phép thuật… Trên thực tế thì từ hàng ngàn năm nay, phương Tây cũng sở hữu một tàng thư đồ sộ in dấu trong hội họa về nội hàm tu luyện trở về thiên giới và ghi lại vô số thần tích triển hiện giữa nhân gian.
Như bức họa “Sáng Thế Ký” rất lớn trên trần giáo đường Sistine La Mã được danh họa Michelangelo vẽ. Trong đó bức “Sáng tạo Adam” là lay động nhân tâm nhất. Bức họa không vẽ trực tiếp cảnh Thượng Đế tạo Adam, mà vẽ lúc Thượng Đế ban cho A-Đam linh hồn, khoảnh khắc Thần Thánh khắc họa qua việc ngón tay Thượng Đế truyền tới Adam. Còn Adam, thân thể cường tráng nhưng vô lực nửa nằm dựa dốc núi, vươn ngón trỏ yếu ớt về phía Thượng Đế, đợi thời khắc câu thông với Thượng Đế.
Dấu ấn trong lịch sử hội họa
Nếu đem tác phẩm nghệ thuật ví như chiếc thang lên Trời, thì nội hàm trong đó chính là Thiên Đường, thông qua đó mà có thể dẫn dắt phần Thần của con người hướng đến Thiên Đường mỹ diệu.
Đây là câu chuyện có thật về Thánh Joseph xứ Cupertino đang bay lơ lửng trên không trung tại di chỉ hành hương Basilica of Loreto của Cơ đốc giáo được mô tả qua tranh của họa sĩ Ludovico Mazzanti vào thế kỷ 18.
Những kiệt tác mang dấu ấn lịch sử trong hội họa, dường như đều thiên về chủ đề: Vì sao ‘tu luyện trở về thiên giới’ luôn là điều con người kiếm tìm trong sâu thẳm?
Những tấm gương tử vì đạo của các môn đồ của Chúa, thể hiện niềm tin bất biến. Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, Thánh Stephen đã công khai biện luận với giáo hội Do Thái. Ngài đã bị tra tấn độc ác. Kiệt tác “Thánh Eramus tử vì đạo” (Martyrdom of St. Erasmus) của họa sĩ Nicolas Poussin đã thể hiện điều này. Ngoài ra, ông còn vẽ hai tiểu thiên sứ cầm tràng hoa và cành cọ nghênh tiếp Thánh Eramus lên Thiên quốc. Ở nhân gian, tuy biểu tượng là cái chết đáng sợ, nhưng trên Thiên giới, đây là sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—tức “sự vĩnh hằng của sinh mệnh”.
Xuyên suốt quá trình lịch của loài người, con đường truyền đạo của các Giác giả trong quá khứ đều xuất hiện khi xã hội loài người trên bờ vực thẳm. Nếu nói như Kinh Thánh thì đó là thời khắc cuối cùng của nhân loại, và như Kinh Phật thì đó là vào thời kỳ mạt Pháp, con người không còn Pháp trong tâm thì sẽ có sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.
Kiệt tác hội họa đương đại
Ngoài các tác phẩm của Akiane nói trên, còn có các bức tranh tuyệt diệu của một nữ họa sĩ người Hoa tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Những tác phẩm của cô đã đạt các giải thưởng lớn của Đài truyền hình NTD, Hoa Kỳ.
New York City là một thành phố nhộn nhịp và hối hả, nhưng bên trong một căn hộ, lại có một không gian dịu nhẹ với tiếng cổ nhạc nhẹ nhàng, có một người ngồi đả tọa như một đóa hoa sen trên mặt hồ phẳng lặng, đó là nữ họa sĩ Trần Tiếu Bình, nhân vật chính của chúng ta.
Là một người tu luyện Phật Pháp, kết cấu tác phẩm của cô đã phá vỡ lệ thường. Và bằng cảm giác chân thật khi thiền định, bức họa “Mẹ trong mắt em” của cô đầy vẻ tráng lệ của cảnh tượng siêu việt. Nói về bức tranh đoạt giải vàng này, Trần Tiếu Bình chia sẻ rằng linh cảm đến với cô trong quá trình tu luyện. Cô biết rằng một số đứa bé dưới 6 tuổi có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác. Trong khi tự mình đả tọa thiền định, cô cũng từng có trải nghiệm tương tự. Điều mà bức tranh này triển hiện là một loại cảnh giới phi phàm.
Cô nói thêm: “Rất nhiều điều mỹ diệu trong tu luyện không cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt, thế nhưng có thể dùng bút vẽ để triển hiện ra, và tranh sơn dầu có thể biểu đạt những điều mà mắt người không nhìn thấy.”
Bức tranh “Thiên nhân hợp nhất” là bức sơn dầu đầu tiên của Tiếu Bình, minh họa chính cô đang ngồi thiền định trên một mỏm đá, giống như ở Saipan nơi cô ở, bao quanh bởi làn nước trong và bầu trời xanh, phản ánh trạng thái yên bình và kết nối với cõi thiên. Những Thiên sứ đang chơi đùa trong một trường năng lượng phóng ra từ đỉnh đầu cô, kết nối trí tuệ của cô với vũ trụ vô biên.
Nghệ thuật siêu việt
Vào năm 2004, họa sĩ Trần Tiếu Bình kết hợp với họa sĩ Chu Di Tú đã cho ra đời bức tranh “Chúng tôi đến vì bạn”, miêu tả một khoảnh khắc lịch sử. Bức tranh được lấy cảm hứng từ một bức ảnh chụp 33 học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đối với chính phủ Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn. Ngay sau khi bức ảnh này được chụp, các học viên đã bị đưa vào những chiếc xe cảnh sát, nhiều người trong số họ bị đánh đập và tất cả họ đã bị trục xuất khỏi Trung Quốc.
Từ tháng 7/1999, chính quyền Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp, là cú đánh tổng lực nhắm vào hơn 70 triệu người dân thiện lương vô tội, là cuộc khủng bố nhân dân do nhà nước tiến hành với quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Bức tranh tái hiện sự kiện 36 học viên Tây phương đã vượt qua hàng chục ngàn dặm đường xa xôi để đến Bắc Kinh. Họ giương lên một tấm biểu ngữ ngay tại quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ “Chân Thiện Nhẫn” và giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho người Trung Quốc. Đúng lúc ấy, những tia sáng màu vàng kim chiếu xuyên qua bầu trời. Tất cả chư Thần đều chấn động trước hành động của họ. Mọi con mắt, từ thiên thượng cho tới nhân gian, đều chăm chú vào sự việc đang diễn ra.
Lời dẫn tại triển lãm tranh nói rằng: Bức tranh này miêu tả một khoảnh khắc lịch sử; trong lịch sử thế giới chưa từng có ai làm điều gì giống như thế này: đến một nước khác để cố gắng cứu những người ở đó bằng một cách thức ôn hòa như vậy. Bức ảnh này đang được treo ở các đền chùa phương Tây; nó đã làm người Trung Quốc cảm động, rằng những người da trắng đã đến và mạo hiểm tính mạng của mình để cứu họ.
Trong buổi phỏng vấn với The Epoch Times tiếng anh, Ông Recknagel, một người trong cuộc cho biết: “Hãy nhìn vào Chân, Thiện và Nhẫn,” ông nói khi chỉ vào 3 chữ Trung Quốc trên biểu ngữ. “Vào thời khắc đó, chúng tôi đã đứng lên vì điều này.”
Họa sĩ đã vẽ tượng trưng cho điều mà 36 người phương Tây cảm nhận, rằng các thiên đường với vô số các vị Thần khác nhau, họ có mặt ở đó là cho khoảnh khắc này, trong đó nhiều vị Thần chắp hai bàn tay theo thế hợp thập. Các Tiên nữ rải hoa để mang lại phúc lành. Vị Thiên Thần đang đánh đuổi con rồng đỏ tượng trưng cho quỷ Satan. Ánh hào quang tỏa ra từ việc họ đã làm vào hôm đó chiếu rọi khắp Thiên đàng.
Quay lại nữ họa sĩ Tiếu Bình, người vẽ bức tranh, cũng là một người tu theo môn tu luyện cổ xưa này, cô đã chiêm nghiệm một bức tranh đạo đức cao lớn hơn, nơi cô ấy khiêm tốn thừa nhận: “Giờ đây tôi dễ dàng nhận ra rằng nhân loại không thể là chủ thể kiểm soát thế giới. Phải có những sinh mệnh cao cấp hơn sáng tạo ra thế giới tươi đẹp và hưng thịnh này, nhờ một trí tuệ cao cấp hơn trí tuệ của nhân loại.”
Cô mỉm cười kết luận. “Các nghệ sĩ như tôi chỉ là những Sứ giả của Thượng Đế trong thế giới con người mà thôi.”
Phương Lam
(Tổng hợp từ NTDVN, DKN)
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam