Khoan dung nhường nhịn, rộng rãi độ lượng là mỹ đức truyền thống, một cá nhân trong làm người xử thế mà có thể làm được nhẫn, là điều vô cùng đáng quý, và có thể hoá giải rất nhiều mâu thuẫn không đáng có, mà nhường nhịn đối với người khác cũng là thể hiện của thiện lương. Người xưa dưới sự hun đúc của văn hoá truyền thống Trung Quốc, với tấm lòng và phẩm chất khoan dung rộng lượng, đáng để người hiện đại chúng ta noi theo.
Ngạn ngữ có câu: bị thương bởi đao thương thì dễ nhẫn chịu, còn bị lời nói xấu làm tổn thương thì khó tiêu giải (nguôi ngoai) nhất. Vậy cổ nhân đối đãi với người và việc gây tổn thương mình như thế nào?
Suốt đời không tự biện giải
Thời Bắc Tống, có ông Thái Tương từng uống rượu ở Đông Viên Hội Linh, trong lúc đó có một vị khách bắn tên nhầm làm một người qua đường bị thương, vị khách lập tức nói là mũi tên của Thái Tương đã làm thương người khách qua đường, trong kinh thành cũng đều xôn xao bàn tán sự việc này. Hoàng Đế nghe nói bèn hỏi Thái Tương rằng có việc này không, Thái Tương chỉ khấu đầu xin được tha thứ, thủy chung vẫn không biện bạch cho bản thân, sau khi từ trong cung trở về cũng không hề nói với người khác.
Suốt đời không tự minh oan
Ông Cao Phòng thời Đông Tấn từng đảm nhiệm chức phán quan của Trương Tùng Ân là quan Phòng ngự sử ở Thiền Châu. Lúc đó có một vị ở trường quân sự là Đoạn Hồng Tiến, đã ăn trộm đồ gỗ của phủ quan để làm gia cụ, Trương Tùng Ân biết việc xong rất tức giận, liền muốn giết ông này. Vì để bảo toàn bản thân khỏi chết Đoạn Hồng Tiến đã khai dối: “Đó đều là Cao Phòng bảo tôi làm.” Trương Tùng Ân hỏi Cao Phòng để chứng thực lời của Đoạn Hồng Tiến, Cao Phòng đã thừa nhận việc này, bởi vậy Đoạn Hồng Tiến đã được miễn tội chết.
Rất nhanh sau đó, Trương Tùng Ân lấy một vạn xâu tiền, một cỗ ngựa đưa cho Cao Phòng, rồi đuổi ông ta đi. Cao Phòng bình tĩnh rời đi, thủy chung không biện minh nỗi oan uổng của mình. Sau này Trương Tùng Ân lại phái người đuổi theo đưa Cao Phòng trở về. Sau hơn một năm, thân tín của Trương Tùng Ân nói rằng Cao Phòng tự nhận tội, là vì để cứu mạng người. Trương Tùng Ân cảm thán không thôi, càng đối đãi với Cao Phòng thêm lễ độ.
Bố thí tiền tài cho người khác, đây là việc không khó làm, nhưng thiện đãi với ngay cả người đang xâm hại tài sản của mình, cảnh giới đó thì không phải một người bình thường có thể làm được.
Lấy lại được vàng mà không nhận
Lúc Trương Tri Thường còn ở trường thái học, trong nhà nhờ người mang cho ông 10 lạng vàng, có người bạn cùng phòng nhân lúc Trương Tri Thường không có mặt, đã mở hòm của ông và lấy số vàng đi. Quan lại ở trường học triệu tập người trong khu tẩm xá tiến hành tra xét. Tìm được lại số vàng rồi, Trương Tri Thường lại nói: “Đó không phải là vàng của tôi.”
Người cùng phòng đã lấy vàng kia nhân lúc trời tối mang vàng cất vào trong ống tay áo trả lại cho Trương Tri Thường, Trương Tri Thường biết ông ta rất nghèo, nên đã tặng cho ông ta một nửa số vàng. Các tiền bối nói việc Trương Tri Thường tặng người ta vàng, đó là việc người khác dễ dàng làm được; nhưng đang lúc nhận lại được vàng mà không nhận, đó là điều người khác không làm được.
Giúp kẻ trộm trở nên lương thiện
Vu Lệnh Nghi ở Tào Châu, vốn là người thành thị, là người trung hậu, không tổn hại người khác để làm lợi bản thân, những năm cuối đời gia cảnh khá sung túc. Một buổi tối có người đến nhà ông ta trộm cắp. Các con của Vu Lệnh Nghi bắt được kẻ trộm vặt, thì ra là con nhà hàng xóm. Vu Lệnh Nghi hỏi cậu ta: “Bình thường ngươi trước giờ chưa làm chuyện xấu, vì sao lại đi ăn trộm vặt?”
Cậu kia nói: “Chỉ vì bần cùng bức bách.” Vu Lệnh Nghi hỏi cậu ta cần gì, tên trộm nhỏ trả lời: “Có một vạn tiền là đủ để mua đồ ăn và quần áo rồi.” Vu Lệnh Nghi đưa cậu số tiền theo lời cậu ta nói. Tên trộm nhỏ vừa mới đi, Vu Lệnh Nghi lại gọi cậu ta lại, tên trộm sợ hãi lắm, cho rằng Vu Lệnh Nghi đã đổi ý, muốn tố cáo hắn.
Vu Lệnh Nghi nói với cậu ta: “Nhà ngươi mười phần bần cùng, lại vác một vạn tiền, chỉ e người đi tuần đêm sẽ căn vặn ngươi.” Vu Lệnh Nghi lưu cậu ta lại đến khi trời sáng mới thả cậu ta đi. Tên trộm vô cùng xấu hổ, cuối cùng đã trở thành người dân lương thiện. Hàng xóm và trong làng đều gọi Vu Lệnh Nghi là người thiện. Vu Lệnh Nghi tuyển chọn những kẻ ưu tú trong con cháu, để mở trường học, mời thầy giáo có tiếng đến dạy học. Con cháu ông đều học giỏi, lần lượt thi đỗ tiến sĩ, trở thành một vọng tộc ở dải đất phía Nam Tào Châu. Đó cũng là phúc báo của việc ông đã làm việc thiện.
Khoan dung không đồng nghĩa với dung túng. Người khác làm tổn hại bản thân, có thể khoan dung ẩn nhẫn, không để tâm, còn trong việc an bang tế thế, thì phải tuyển chọn hiền lương xứng đáng.
Tự tuyển chọn mà an
Danh tướng thời Bắc Tống là Trương Tề Hiền, lúc trước là Hữu thập di sau thăng lên thành Chuyển vận sứ ở Giang Nam. Một ngày ông cử hành yến tiệc trong nhà, một người hầu đã lấy trộm một số đồ bằng bạc giấu ở trong bụng, Tề Hiền ở sau rèm cửa trông thấy lại không đến hỏi. Sau này về cuối đời Tề Hiền làm tể tướng, người hầu trong nhà rất nhiều cũng làm quan, chỉ có người hầu kia là không có quan chức bổng lộc.
Người nô bộc này thừa dịp rảnh rỗi quỳ trước mặt Tề Hiền nói: “Tôi đã theo hầu ngài thời gian dài nhất, những người đến sau tôi đều đã được phong quan, vì sao ngài lại chỉ quên có tôi?” Rồi khóc lóc không ngừng. Tề Hiền đồng tình nói: “Ta vốn không muốn nói, ngươi rồi lại sẽ oán hận ta. Ngươi còn nhớ lúc ở Giang Nam, ngươi đã lấy trộm đồ bằng bạc chứ? Ta đem chuyện này cất trong lòng gần 30 năm mà không nói cho người khác, mặc dù bản thân ngươi cũng không hay biết.”
“Hiện nay ta đảm nhận tể tướng, bổ nhiệm bãi nhiệm quan viên, khích lệ cổ vũ hiền lương, loại bỏ tham quan ô lại, làm sao có thể tiến cử một tên trộm vặt làm quan được? Thấy giờ ngươi đã theo hầu ta thời gian rất lâu rồi, bây giờ đưa ngươi 30 vạn tiền, ngươi hãy rời khỏi chỗ ta, tự mình lựa chọn một nơi yên bề gia thất thôi. Bởi vì ta đã tiết lộ việc trước kia, ngươi tất nhiên cũng xấu hổ mà không thể nào ở lại nữa.” Người hầu mười phần kinh ngạc, vừa khóc vừa bái biệt mà đi.
Trình Di từng nói: “Nhẫn được việc không thể nhẫn, khoan dung được việc không thể khoan dung, chỉ có người hiểu biết và độ lượng hơn người mới có thể làm được.” Lục Du Thi nói: “Phẫn dục chí tiền năng tiểu nhẫn, nhân nhân nội tâm kỳ hữu di” (Nghĩa là trước tức giận và dục vọng mà có thể nhẫn một chút thì đó là người nội tâm có sự hàm dưỡng). Đỗ Mục có lời: “Nhẫn qua sự thậm hỉ.” (Ý là nhẫn qua rồi thì mọi việc sẽ vui vẻ).
Những lời mà những bậc hiền nhân giảng đều rất chất phác chân thành. Con người hiện đại dưới sự can nhiễu của vật dục chốn phù hoa, dưới sự mê hoặc của văn hóa đảng giả ác đấu của Trung Cộng, thì lại càng nên tĩnh tâm xuống, thử học hỏi một chút sự khoan dung đồng cảm, độ lượng rộng rãi của cổ nhân.
Tham khảo từ: Nguyên Ngô Lượng: “Nhẫn Kinh”
vn.minghui.org