Những ngôi nhà bị ngập sau trận mưa lớn tại thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc vào ngày 2/7/2024. (Ảnh: STRINGER/AFP thông qua Getty Images)
Tháng 7 dương lịch là một tháng kỷ niệm nhiều sự kiện vĩ đại của nhân loại, song cũng là một tháng rất đặc biệt với đất nước Trung Quốc hiện đại. Nhiều sự kiện dữ dội đã xảy ra trong tháng đặc biệt này. Hôm nay, chúng ta cùng điểm lại một số những sự kiện ấy và ý nghĩa của chúng đối với đất nước và con người Trung Quốc.
Ngày 1/7/1921 – thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Tháng 7 mở màn với sự kiện kỷ niệm ngày thành lập ĐCSTQ. Tổ chức này đã được thành lập như thế nào?
Từ cuối đời Mãn Thanh cho đến đầu thời kỳ Dân Quốc, Trung Hoa cổ xưa phải trải qua rất nhiều thách thức. Và như thường lệ, những phần tử trí thức và sĩ phu yêu nước lại là lực lượng tìm tòi con đường canh tân để chấn hưng Trung Hoa. Song, quan điểm của họ lại không thống nhất, chỉ giống nhau ở một điểm: cần phải thoát khỏi truyền thống và tìm “phương thuốc” cho Trung Hoa từ bên ngoài. Quan điểm này là chưa từng có.
Cuộc vận động Ngũ Tứ ngày 4/5/1919 cho thấy rõ điều đó, khi mà có người đề nghị chủ nghĩa vô chính phủ; có người đề nghị đả đảo giáo lý nhà Nho; có người đề nghị du nhập văn hoá nước ngoài. Tóm lại, họ đều có thái độ phủ định văn hóa Trung Hoa truyền thống. Họ cho rằng những gì thuộc về truyền thống cần phải nhất loạt bỏ đi. Mặt khác, những trí thức này lại hết sức tự tin rằng chỉ có họ mới có thể tìm ra con đường phát triển mới cho Trung Hoa, và con đường ấy phải cho kết quả nhanh chóng. Với tâm thái ấy, một nhóm trí sĩ yêu nước như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch v.v. đã gặp người liên lạc của Đảng Cộng sản Liên Xô và thấy phương thức “dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền” rất phù hợp với nguyện vọng của họ. Vậy là ĐCSTQ đã được thai nghén trong hoàn cảnh như vậy đó.
ĐCSTQ được thành lập vào ngày 1/7/1921 và đến năm 1949, họ là lực lượng chiến thắng chính quyền Quốc Dân Đảng và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949. Nước “Trung Quốc mới” này – theo cách gọi của ĐCSTQ không có gì giống với Trung Hoa truyền thống. 75 năm đã trôi qua với những sự kiện trời long đất lở.
Kể từ khi thành lập vào năm 1921, ĐCSTQ đã phát triển từ một nhóm nhỏ trí thức Marxist thành đảng chính trị lớn thứ 2 thế giới sau Đảng Bharatiya Janata (BJP) ở Ấn Độ.
Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số đảng viên ĐCSTQ là 99,185 triệu người, tăng ròng 1,144 triệu người so với cuối năm 2022, tăng 1,2%. Mặc dù số đảng viên tăng lên, nhưng lượng đảng viên ròng tăng thêm đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp, và số người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ như Đảng, Đoàn Đội cũng tăng lên trên 430 triệu người.
Ngày 7/7/1937 – sự kiện Lư Câu Kiều
Sự kiện Lư Câu Kiều theo cách gọi ở Nhật Bản, hay Sự kiện ngày 7/7 theo cách gọi ở Trung Quốc, xảy ra ngày 7/7/1937, được xem là sự kiện mở đầu Chiến tranh Trung-Nhật. Thực chất, cuộc động binh này của nước Nhật cũng là kết quả của một quá trình lâu dài trong quan hệ Trung – Nhật.
Nhật Bản là một quốc gia ở Đông Bắc Á vốn có mối quan hệ sâu xa với Trung Hoa cổ đại. Theo ghi chép trong chính sử, từ hơn 2000 năm trước, phương sĩ Từ Phúc và đoàn thuyền gồm 3000 đồng nam đồng nữ có nhiệm vụ đi tìm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng, họ chính là những người Trung Hoa đầu tiên đặt chân lên đất Phù Tang. Từ Phúc có công lao truyền bá văn minh Trung Hoa sang Nhật Bản thời ấy nên về sau được thờ cúng tại nhiều nơi ở quốc đảo này.
Vào thời kỳ Tùy – Đường, văn hóa truyền thống Trung Hoa phát triển rực rỡ, khiến lân bang thần phục, đến triều cống và học hỏi, trong đó có nhiều đoàn sứ thần của nước Nhật được triều đình Nhật cử đến. Sau khi học tập tại Trung Hoa, họ quay trở về Nhật Bản để áp dụng và địa phương hóa những tinh hoa văn hóa đã tiếp thu được từ Trung Hoa ở nhiều phương diện: ngôn ngữ, tín ngưỡng, kinh điển, phép trị quốc, kiến trúc, trang phục, phong tục dân gian v.v. kiến tạo nên nền tảng văn hóa Nhật Bản.
Sang đến triều đại nhà Minh, có một nhân vật xuất chúng được đánh giá là một trong bốn vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, tên là Vương Dương Minh. “Dương Minh phái” của ông không những có ảnh hưởng mạnh đến Nho học đời Minh, mà tác động sâu sắc đến Nhật Bản. Những tư tưởng như “Tri hành hợp nhất, Vạn vật nhất thể, trí lương tri…” của Vương Dương Minh ăn sâu bén rễ trong đời sống tinh thần của giới tinh hoa Nhật Bản. Nhật Bản vẫn tiếp tục học tập văn hóa của Trung Hoa cổ điển.
Sau khi những ngoại tộc Mông Cổ, Mãn Châu tiến vào Trung Nguyên lập nên các triều đại Nguyên và Thanh, người Nhật Bản bắt đầu có ý khinh rẻ Hoa Hạ. Họ coi văn hóa Thần truyền Trung Hoa đã mất đi chính thống, họ nói rằng “sau vách núi không có Trung Quốc, sau khi triều Minh vong không có Hoa Hạ”; đồng thời tự coi mình mới là được chân truyền của văn hóa Trung Hoa.
Khi văn hóa truyền thống Trung Hoa suy yếu vì mất người kế tục, thì Nhật Bản nhờ áp dụng được một số tư tưởng trong văn hóa truyền thống mà trở nên mạnh mẽ. Cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 học tập phương Tây ở phần hạ tầng vật chất, nhưng ở nền tảng tinh thần hầu như vẫn giữ nguyên những giá trị của văn hóa truyền thống Á Đông. Từ đây, nước Nhật đã không còn sự khâm phục, ngưỡng mộ với Trung Hoa trong quá khứ. Nhật Bản đã đánh bại chính quyền Mãn Thanh trong cuộc hải chiến Giáp Ngọ năm 1894, 1895 buộc Mãn Thanh phải cắt đất Đài Loan cho Nhật. Sau đó, họ thôn tính luôn Triều Tiên – chư hầu của Mãn Thanh. Năm 1911, Mãn Thanh sụp đổ, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lên thay.
Năm 1931, sau sự kiện Phụng Thiên, Nhật Bản đã chiếm đóng vùng Mãn Châu và thành lập nên nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc. Kể từ đó, Trung Hoa Dân Quốc đã có những xung đột nhỏ với Nhật Bản ở vùng biên giới Mãn Châu Quốc. Ngày 28/1/1932, ở Thượng Hải xảy ra một sự biến và kết thúc bằng việc phi quân sự hóa toàn thành phố. Vụ cuối cùng châm ngòi cho cuộc chiến Trung – Nhật bùng nổ là Sự biến Lư Câu Kiều. Quân Nhật đã lấy cớ là một binh sĩ của họ mất tích để mở cuộc tấn công với lực lượng lớn nhằm vào Trung Quốc tại cầu Lư Câu hay còn gọi là cầu Marco Polo thuộc khu vực biên giới giữa Trung và Nhật lúc bấy giờ.
Lực lượng kháng Nhật chủ yếu lúc ấy là quân đội Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân Đảng, còn ĐCSTQ về sau vẫn tuyên truyền về công lao kháng Nhật của mình, sự thực thì ĐCSTQ “một phần kháng Nhật, hai phần ứng phó Quốc Dân đảng, bảy phần phát triển làm bản thân lớn mạnh”.
“Phát xít Nhật không phải bị đánh bại bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc”, thiếu tá Tao Shin-Jun nói với Thời báo Los Angeles năm 2015. “Trong suốt 8 năm đó, chính chúng tôi [Quốc dân Đảng] đã tham gia chiến trận – trong khi những người lính cộng sản không hề chiến đấu với phát xít Nhật. Họ chỉ cố gắng lôi kéo lính Quốc Dân Đảng gia nhập phe họ.”
Năm 1972, Mao Trạch Đông đã có lời cảm tạ với Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka rằng: “ĐCSTQ phải cảm ơn Nhật Bản, vì nếu không có chiến tranh Trung-Nhật, ĐCSTQ sẽ không thể giành được chính quyền ở Trung Quốc.”
Tóm lại, đã có một quá trình đi lên và đi xuống tương ứng của Nhật Bản và Trung Hoa do yếu tố văn hóa, quá trình này dần dần dẫn đến sự thất bại của Trung Hoa trước Nhật Bản mà sự biến Lư Câu Kiều ngày 7/7/1937 mở màn cho cuộc chiến Trung – Nhật lại là một phần nguyên nhân dẫn đến việc giành chính quyền thành công của ĐCSTQ năm 1949, ảnh hưởng toàn diện đến lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Ngày 20/7/1973 và sự tử vong bất thường của Lý Tiểu Long (Bruce Lee)
Lý Tiểu Long hay Bruce Lee là cố võ sư, diễn viên điện ảnh kiêm nhà làm phim người Mỹ gốc Hoa. Ông là người sáng lập Triệt quyền đạo, một triết lý võ thuật kết hợp từ các môn chiến đấu khác nhau thường được cho là đã mở đường cho võ tổng hợp hiện đại (MMA).
Lý Tiểu Long đã trở thành một nhân vật mang tính biểu tượng được biết đến trên toàn thế giới, đặc biệt là với người Trung Quốc, dựa trên vai diễn của ông về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong các bộ phim của mình.
Các bộ phim của ông luôn làm say mê khán giả nhiều thế hệ bởi những màn biểu diễn và giao đấu đẹp mắt, chân thực, đặc biệt không cần dùng đến một chút kỹ xảo nào.
Những công phu của Lý Tiểu Long đã trở thành huyền thoại: Nhất thốn quyền có thể đánh văng một người nặng 150kg ra xa 5m, chống đẩy 100 lần với chỉ một ngón tay cái, trong một giây có thể đánh ra 9 đòn v.v.
Khi đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp võ thuật và phim ảnh, ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời do bị phù não – một thông tin làm chấn động cả thế giới. Tuy nhiên, một người võ thuật cao cường như Lý Tiểu Long làm sao có thể chết bất thường như thế. Vì vậy, đã nảy sinh rất nhiều những suy đoán quanh cái chết bí ẩn của ông.
Chẳng hạn, như người ta nói ông bị “thượng mã phong” nên chết ở nhà người tình. Có người lại nói ông bị Hội Tam Hoàng trừ khử. Lại có thuyết khác nói rằng ông bị hạ gục bởi tuyệt kỹ “cú chạm tử thần” – đòn đánh bí hiểm gây ra cái chết từ từ v.v.
Khó mà kiểm chứng những điều này. Song, những người am hiểu võ thuật truyền thống thì nhìn thấy chỗ bất ổn trong cách luyện tập của Lý Tiểu Long.
Võ thuật truyền thống là một bộ phận của văn hóa truyền thống. Bên ngoài là chiêu thức, nhưng bên trong là võ lý, hay là tâm pháp, có nội hàm thâm sâu. Chẳng hạn như vào năm 17 tuổi, Lý Tiểu Long đã ngộ ra võ lý quan trọng từ Nước và hiểu được nguyên tắc phát lực của Cương Kình – một loại kình lực căn bản quan trọng của võ công truyền thống. Điều này cho thấy ngộ tính của ông khá tốt.
Ông viết: “Bản chất của võ thuật chẳng phải giống như nước hay sao? Ta đánh nó, nó không hề bị thương, ta lại dốc sức đánh nó, nó cũng chẳng mảy may bị thương tổn. Ta định bắt lấy nó, nó lại hiện ra như không có lực. Nước – vật chất nhỏ yếu nhất trên thế giới này, nhưng lại có thể chứa đựng bất cứ thứ gì, xem ra nhỏ bé không đáng kể gì, nhưng lại có thể xuyên qua vật cứng nhất trên thế giới này mà bản thân không hề bị tổn thương nào – Đó chính là ranh giới mà ta muốn vươn đến…”
Đó là một bước thăng tiến đột phá của Lý Tiểu Long trong võ học vào thời điểm ấy.
Cảnh giới võ học đi lên thường được thiên hạ đánh giá qua công phu quyền cước nhưng thực chất phải nhấn mạnh vào sự rèn luyện tâm pháp, tức là đề cao tâm tính. Là như thế nào? Những người học võ phải tu bỏ những tính cách xấu, như tâm hiếu thắng, tranh đấu, tâm thể hiện, tâm sắc dục, tâm danh lợi, tâm đố kỵ v.v. trong khi luyện tập quyền cước, thì sẽ đạt được mục đích ban đầu là cường kiện thân thể, rồi dưỡng sinh sống thọ, và cao hơn nữa là siêu xuất ra khỏi cảnh giới người thường…
Khi tâm tính tu luyện càng cao, càng thuần tịnh thì càng ngộ ra nhiều nội hàm mới, ý nghĩa mới trong võ học. Như vậy luyện võ mà lại là tu Đạo. Đạo hạnh càng cao, võ công càng giỏi, nhưng có thể càng được ít người biết đến, vì họ không có nhu cầu được biết đến. “Cao nhân bất lộ tướng, lộ tướng phi cao nhân” chính là như vậy.
Trong lịch sử võ học truyền thống Trung Hoa, những người có cảnh giới võ học cao nhất được biết đến là Trương Tam Phong – người sáng lập phái Võ Đang hay Bồ Đề Đạt Ma – người sáng lập phái Thiếu Lâm, đều là những bậc Chân Nhân, La Hán đắc Đạo, đã vượt ra khỏi người thường. Những võ phái họ sáng lập ra, thực ra là một đường lối tu luyện từ thấp lên cao, là những triết lý cao thâm, không phải ai cũng sáng tạo ra được.
Vào năm 17 tuổi, Lý Tiểu Long đã có thành tựu ban đầu nhờ ngộ ra võ lý quan trọng. Nhưng khi sang Mỹ, con đường luyện võ của Lý Tiểu Long rẽ sang một đường khác. Ông không kiên trì đi theo Vịnh Xuân Quyền của thầy Diệp Vấn để nâng cao cảnh giới, mà kết hợp các môn võ thuật và vận động cơ thể khác nhau, bao gồm cả Vịnh Xuân Quyền, Karatedo, Quyền Anh, Thể hình v.v. để tạo ra một môn võ mới có tên là Triệt Quyền Đạo. Bản thân hành động này giống như “khi sư diệt tổ”, bị những người học võ truyền thống phản đối. Ông lại phá bỏ quy tắc của giới võ sư Trung Quốc, đó là “không dạy võ cho người nước ngoài”. Thực ra trong quy tắc đó bao hàm ý nghĩa thâm sâu, chẳng phải chỉ là sự giữ riêng bí quyết võ học Trung Hoa, nên không thể khinh suất vi phạm. Sau này, ông không còn được đón chào bởi phái Vịnh Xuân Quyền của sư phụ Diệp Vấn ở Hong Kong cũng vì việc đi ngược lại với truyền thống võ học Trung Hoa.
Bằng năng khiếu và sự cần cù luyện tập, Lý Tiểu Long có thể có những thành tích gây sửng sốt với khán giả bình thường, nhưng thực tế thì ông đã đẩy sức chịu đựng của cơ bắp đến cực hạn, trong khi người luyện võ truyền thống là nâng cao nội lực, mạnh khỏe từ bên trong. Lẽ ra học võ đồng thời sẽ dưỡng sinh, nâng cao tuổi thọ, còn họ Lý lại khiến cơ thể lão hóa nhanh chóng, gặp nhiều chấn thương nghiêm trọng.
Lý Tiểu Long còn phạm vào tâm hiếu thắng, tâm háo danh, và tử quan sắc dục khi có nhiều cuộc tình đào hoa bay bướm. Người luyện võ truyền thống phải coi trọng “Tinh – Khí – Thần”, hao phí tinh lực là một con đường hoàn toàn phản lại với dưỡng sinh và luyện võ truyền thống. Chấn thương nặng dây thần kinh dưới cùng ở lưng dưới vào năm 30 tuổi phải chăng là biểu hiện của việc thận bị tổn thương? Bác sĩ có nói với vợ ông là Linda Lee rằng cơ thể của Lý Tiểu Long không có chất béo, chỉ có cơ bắp, nhìn bề ngoài thì cơ thể của ông có năng lượng, nhưng thực chất sức khỏe bên trong không ổn.
Dưới con mắt của người phương Tây ít hiểu biết về văn hóa truyền thống, Lý Tiểu Long đại diện cho môn võ đẹp mắt của người Trung Hoa, nhưng dưới con mắt am hiểu văn hóa truyền thống, thì ông đã chệch hướng và tự hủy hoại bản thân mình.
Ngày 20/7/1973 Lý Tiểu Long qua đời khi mới có 33 tuổi là điều vô cùng nuối tiếc cho một tài năng võ thuật sớm vụt tắt vì đi ngược lại với con đường truyền thống.
Ngày 20/07/1999 – Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu và chưa có hồi kết
“Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”
Đó là những lời tiên tri trong cuốn “Các thế kỷ” của nhà tiên tri lừng danh nước Pháp có tên Nostradamus từ hơn 400 năm trước.
Đại sư Lý – người sáng lập Pháp Luân Công đã nói trong bài “Tham khảo lời tiên tri”, đại ý như sau: “tháng Bảy, 1999, để nhà vua kia phục sinh, thì Khủng Bố sẽ từ trời xuống chính là cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Đại Pháp và các đệ tử môn này bởi những kẻ nắm quyền trong Trung ương ĐCSTQ. Các biện pháp bức hại là nhiều vô kể, chẳng hạn như: bắt cóc, đánh đập, đưa vào trại lao cải, bỏ tù, vu khống, hủy hoại kinh sách, can nhiễu không cho tu luyện… sử dụng mọi công cụ nhà nước bao gồm quân đội, cảnh sát, đặc vụ, báo chí các hình thức… để bức hại. Khí thế như khiến trời sụp xuống, lại che mắt cả thế giới mà hành ác.”
Vào ngày 20/7/1999, Tổng bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho Trung Quốc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ một, và bắt đầu một cuộc vận động chính trị bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, quả nhiên giống như “Đại vương khủng bố từ trên trời giáng xuống”.
Cuộc bức hại này thoạt nhìn thì là do lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân với uy tín của môn tu luyện và của Đại sư Lý, song về bản chất, nó là sự xung đột giữa giá trị Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công với văn hóa Giả – Ác – Đấu của ĐCSTQ. Trên thực tế, những điều mà Pháp Luân Công đem đến cho mọi người là văn hóa và cách sống tốt. Đó là một văn hóa do tổ tiên truyền lại và là gốc rễ của truyền thống Trung Hoa mà người dân Trung Quốc từ lâu đã đánh mất. Một Trung Hoa truyền thống không bao giờ là mảnh đất phù hợp để gieo hạt giống ngoại lai ĐCSTQ, do vậy nó đã bị phá hủy từ khi ĐCSTQ nắm quyền, nhưng nay có cơ hội được khôi phục lại nhờ nguyên lý tu luyện của pháp môn này. Dựa vào gốc rễ truyền thống, người dân Trung Quốc có thể phân biệt thiện – ác, tốt – xấu, đúng – sai, có thể làm người tốt và tốt hơn nữa… đáng buồn rằng đó chính là điều khiến cho Giang và ĐCSTQ rất lo sợ.
Ngày 20/7/2021 và trận lũ lụt nhân tạo ở Trịnh Châu
Ngày 20/7/2021, thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam đã hứng chịu một thảm họa lũ lụt hy hữu, toàn bộ thành phố bị tàn phá bởi dòng nước chảy xiết, sinh mạng tử thương vô số khó thống kê hết.
Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đổ lỗi cho “thiên tai”, đặc biệt là chính quyền Hà Nam cố tình phóng đại quy mô lượng mưa, gọi trận lụt thảm khốc này là “ngàn năm có một”, hay “5.000 năm có một”. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy trận lũ lụt này là “nhân họa” – một thảm họa do con người tạo ra.
Vào ngày 21/7/2021, một video trực tiếp về quá trình phát triển lũ lụt ở Trịnh Châu đã được người dân tải lên Internet. Qua màn hình video có thể thấy lúc 13h40 chiều ngày 20, mặc dù trời mưa to ở trung tâm Trịnh Châu nhưng không có nhiều nước trên đường, xe vẫn chạy bình thường. Tuy nhiên, chỉ trong hơn nửa giờ ngắn ngủi, toàn bộ con đường ở trung tâm thành phố Trịnh Châu bất ngờ bị ngập lụt, đến 14h20, nước trên đường dâng cao đã khiến một số xe buýt bị hỏng.
Một tiếng đồng hồ nữa trôi qua, vào lúc 15h20, trung tâm thành phố Trịnh Châu gần như trở thành một đại dương bao la, tất cả các phương tiện bị ngập trong nước lũ đều hỏng hóc. Vào lúc 17h30, toàn bộ thành phố Trịnh Châu bị lũ tàn phá, xe cộ và người dân liên tục bị cuốn trôi bởi những dòng nước xiết trên đường.
Trịnh Châu là vùng đồng bằng, bốn phía không có núi, địa hình bằng phẳng, khi lượng mưa lớn gây ngập úng thì sẽ từ từ; tuy nhiên đã có một trận lũ lớn bất ngờ ập đến ở khu vực đô thị, hơn nữa dòng nước tăng cao đột ngột và chảy xiết, điều đó chỉ thường xảy ra khi xả lũ.
Một thông báo chính thức của ĐCSTQ xuất hiện trên internet đã chứng minh cho việc “xả lũ mà không cảnh báo”. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 21/7, tài khoản WeChat chính thức của Ban Tuyên truyền Trịnh Châu đã đăng một thông báo rằng: “Do lượng mưa lớn ở Trịnh Châu và lượng nước lớn ở thượng nguồn, tình hình kiểm soát lũ của Hồ chứa Thường Trang Trịnh Châu rất nghiêm trọng, bắt đầu xả lũ lúc 10h30 sáng ngày 20, tính đến 21g34, mực nước thực của hồ là 130,54 mét, mực nước vượt lũ 3,05 mét, mực nước cao nhất của ngày đã giảm 70 cm.”
Điều này có nghĩa là lũ đã được xả lúc 10h30 sáng ngày 20 nhưng đến 1 giờ sáng ngày 21 mới phát thông báo, sau 14 giờ hoành hành tàn phá Trịnh Châu và cướp đi biết bao sinh mạng!
Có người đã tự hỏi vì sao mà Hà Nam và thủ phủ Trịnh Châu gặp tai họa này? Theo quan điểm truyền thống, mỗi người trong mỗi kiếp sống đã làm việc tốt thì tạo phúc đức, làm việc xấu sinh ra nợ nghiệp mà từ đó sinh ra hạnh phúc hay tai họa trong kiếp sống hiện tại của mình. Một vùng đất có cộng nghiệp từ nợ nghiệp riêng của mỗi người dân, cộng nghiệp quá lớn khiến mảnh đất ấy sẽ cùng chung tai họa, dễ thấy nhất là thiên tai, dịch bệnh.
Hà Nam vốn thuộc vùng đất Trung Nguyên văn hiến, nơi phát tích của văn minh Hoa Hạ, nhưng nhiều năm gần đây làm ra nhiều việc xấu, đạo đức bại hoại. Một cố học giả người Việt đã từng công tác ngoại giao lâu năm ở Trung Quốc đã từng quan sát và nhận xét không tích cực về Hà Nam những năm trở lại đây. Ở Hà Nam có chùa Thiếu Lâm Tung Sơn là ngôi chùa linh thiêng nhưng đã bị ô uế bởi sư tăng biến chất. Ở Trịnh Châu cho đến thời điểm đó là nơi ghép thận nổi tiếng ở Trung Quốc, nguồn cung đa phần là từ những tù nhân, người Duy Ngô Nhĩ, và đặc biệt nhiều là mổ cướp từ các học viên Pháp Luân Công vì họ có sức khỏe tốt hơn cả. Trận lụt vào đúng ngày 20/7 ở Trịnh Châu 3 năm trước thật khiến cho người ta phải nghĩ ngợi.
Nhưng nhìn toàn cục, đâu chỉ có Hà Nam, thiên tai, nhân họa, dịch bệnh lan tràn khắp Trung Quốc bởi vì ĐCSTQ bao phủ đến đâu thì tai họa đi theo đến đấy.
…
Theo quan sát thấy được tháng 7 hàng năm thường là thời gian Trung Quốc phải hứng chịu vô số thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi giữa mùa hè v.v. Chỉ riêng tháng 7/2023, Trung Quốc chịu thiệt hại 5,74 tỷ USD do mưa bão, nhiều hơn cả 6 tháng trước đó cộng lại. Vào tháng 7 năm nay, khi chúng ta đang tưởng niệm những ngày tháng 7 mất mát trong quá khứ, thì đê Hồ Động Đình đã vỡ, nước ngập cao hàng mét ở các tỉnh miền nam Trung Quốc và đập thủy điện Tam Hiệp đang mở đến 9 cửa xả lũ, nước cuồn cuộn chảy về hạ du… Trong lúc ấy, hội nghị Trung ương 3 của ĐCSTQ đang họp.
Vì tất cả đã bắt đầu từ một ngày tháng 7 nhiều năm về trước.
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)
Nguyên Vũ
NTD Việt Nam