Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Những người muốn “được” mà không muốn “vứt bỏ” bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận như thế này

Những người muốn “được” mà không muốn “vứt bỏ” bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận như thế này

khaimokhaimo02/09/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Con người sống trên đời là một quá trình lựa chọn. Tục ngữ có câu: “mất thì được”, bởi mọi thứ đều có giá của nó. Nếu bạn không muốn từ bỏ hay buông bỏ bất cứ thứ gì thì bạn không thể có được thứ bạn muốn; thậm chí vì quá ôm đồm, bạn không có được gì cả.

 Thời gian cứ dần trôi qua, cuộc sống ngày một phát triển, chúng ta sẽ đòi hỏi ở bản thân nhiều hơn, và đã đến lúc phải thay đổi. Nếu một người không muốn thay đổi bất cứ điều gì, cũng không muốn đưa ra lựa chọn ‘phải từ bỏ thứ gì để có được thứ gì’, tất nhiên, anh ta khó có thể có một cuộc sống tốt đẹp. Có câu: “cảnh tùy tâm chuyển”, bạn có tâm lý như thế nào thì số phận của bạn sẽ như thế. Những người không muốn vứt bỏ thứ gì, không muốn phải mất đi điều gì, thường họ sẽ phải sống trong hoàn cảnh dưới đây:

1. Trở nên kiệt quệ về thể chất và tinh thần

 Càng muốn nhiều, đương nhiên bạn càng phải trả giá đắt. Bạn càng quan tâm đến một cái gì đó, khi không thể có được, nỗi đau thiếu thốn sẽ hành hạ bạn. Khi bạn muốn có được tất cả mọi thứ, bạn có thể kết thúc với việc không có gì. Bởi vậy, con người cần học cách buông bỏ để sống một cuộc đời thảnh thơi. 

Những người muốn “được” mà không muốn “vứt bỏ” bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận như thế này
Người giữ quá khứ đau lòng không thể sống thảnh thơi (ảnh minh họa: Phunutoday).

Chúng ta nên lựa chọn giữ lại những thứ quan trọng với bản thân và vứt bỏ những thứ ‘không cần thiết’ và ‘ngoài tầm với’ để không bị ảnh hưởng bởi những thứ đó. Giữ lại những thứ vô nghĩa, viển vông và không thích đáng, nó sẽ chiếm chỗ, chiếm thời gian và ảnh hưởng đến phán đoán của bạn về những điều quan trọng. Chỉ khi hiểu rõ nhu cầu của bản thân, vứt bỏ những thứ nên vứt bỏ, bạn mới không bị rối bời và mắc bẫy.

Trong cuộc sống, chúng ta nên biết, những thứ gì cần phải từ bỏ. Bởi vì, nếu bạn muốn có được một thứ gì đó, bạn nhất định phải phó xuất: thời gian, tiền bạc, công sức. Nếu cái gì bạn cũng muốn, bạn sẽ phải chịu đựng rất nhiều áp lực.

Trong khi, một ngày chỉ có 24 giờ đồng đồ, sức người có hạn, khi bạn chọn chạy theo tất cả, nhất là khi chạy theo nhưng nắm giữ không được, điều đó sẽ khiến cả tinh thần và thể chất mệt mỏi. Để có được thứ chúng ta mong muốn, bạn tất yếu phải tập trung tinh lực. khi bạn muốn quá nhiều, mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn, dẫu bạn có nỗ lực mọi thứ cũng không đâu vào đâu. Cuối cùng, bạn sẽ bị chính sự ích kỷ của bản thân nuốt chửng. Nếu ham muốn nhiều, tất nhiên, bạn sẽ phải sống một cuộc đời vất vả, bất hạnh. 

Cám giỗ cuộc đời bủa vây khắp nơi, con người lại thường truy cầu, không lượng sức mình, cho nên, họ dễ bị cuộc đời cạm bẫy.

2. Chìm trong quá khứ, không có tương lai

Người ta thường nói: “làm người nên nhìn về phía trước, đừng mãi sống trong quá khứ”. Quá khứ đã qua, dù tốt hay xấu, cũng không thể thay đổi được. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát hiện tại, bằng cách sống trọn vẹn cho từng khoảnh khắc và bạn nhất định sẽ có một tương lai dễ dàng hơn.

Một người đắm chìm trong quá khứ, tức là họ không sắn lòng vất bỏ kỷ niệm, những điều tốt đẹp, thậm chí những sai lầm hay nỗi đau trong quá khứ. Nếu không muốn buông bỏ những thứ đó thì bạn đã tự mình làm mình mắc kẹt. Tâm trí của bạn bị kìm hãm, bị dẫn dắt như một con cá trong lưới, thử hỏi, bạn có thể nghĩ được điều tốt đẹp? Sống trên đời mà đến chính mình bạn còn không thể làm chủ được thì bạn có thể làm được gì?

Những người muốn “được” mà không muốn “vứt bỏ” bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận như thế này
(ảnh: Soundofhope)

Sống ở đời, chúng ta cần phải đối mặt với cuộc sống và nhìn rõ thực tại. Quá khứ chỉ là quá khứ, điều quan trọng là hiện tại đang hiện hữu, và bạn nên trân trọng điều đó.

Buông bỏ quá khứ là quẳng đi những gánh nặng. Đây là bước đầu tiên để bạn lấy lại tinh thần, làm mới chính mình, chuẩn bị một tâm thái mới đón nhận những điều mới và sẽ có vô số điều tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước.

Bạn hãy nhìn vào cuộc sống của những người theo chủ nghĩa tôn sùng quá khứ. Họ bị ám ảnh cưỡng chế bởi nổi đau. Sống trong bóng tối của cảm xúc nên họ có xu hướng suy nghĩ lung tung. Khi tiếp xúc với họ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bởi năng lượng họ tỏa ra rất tiêu cực. Bạn gần như không thể đưa họ ra khỏi ‘cái giếng’ của họ. Bạn cũng không thể trao đổi, chia sẻ với họ về những dự định sắp tới.

Chỉ khi con người biết dọn dẹp quá khứ, dọn dẹp những thứ vô bổ, gột rửa vòng luẩn quẩn của mình thì chúng ta mới có thể sống thảnh thơi hơn. Một số người và một số việc, rất không cần thiết, nếu bạn không từ bỏ, bạn sẽ phải sống với nó cả đời, không thể thoát ra. Vì vậy, đôi khi bạn phải học cách cứng lòng và nói lời tạm biệt với những điều tồi tệ trong quá khứ. Chỉ khi dám đối mặt, người ta mới có thể gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, đủ tự tin để hướng tới tương lai.

Những người muốn “được” mà không muốn “vứt bỏ” bất cứ thứ gì thường không thể thoát khỏi số phận như thế này
Chỉ khi tâm hồn nhẹ nhàng thoáng đãng, con người mới có thể sẵn sàng hướng đến tương lai tốt đẹp (ảnh: Vinmec).

Quá khứ không vui vẻ sẽ ảnh hưởng đến tâm thái và sức phán đoán của bạn. Do đó, đối với những thứ không có giá trị và vô nghĩa, bạn còn chần chừ điều gì mà vứt bỏ chúng đi? Trừ phi bạn muốn chuốc thêm rắc rối. Chỉ khi một người biết trút bỏ vướng mắc trong tâm hồn, họ mới có thể chấp nhận những điều mới và thoải mái sinh tồn. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để con người đối mặt với tương lai là sống tốt ở hiện tại.

Chỉ bằng cách hướng tâm trí vào một việc cụ thể, bạn mới đủ tỉnh táo để giải quyết tốt từng việc một. Sự tập trung tạo ra năng lực lớn mạnh giúp chúng ta có thể bình tĩnh đối phó với các sự việc và có phán đoán chuẩn xác cho tương lai. Y học và tâm lý học đều nhận định rằng, người không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì là một loại bệnh. Đọc đến đây, bạn còn muốn ôm giữ những thứ vô nghĩa kia nữa không?

Nguồn: Aboluowang (Vương Hòa).

Vạn Điều Hay

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Tại sao chúng ta lại tức giận?

10/11/2017

Bệnh Tăng động – con tôi khỏi nhờ một quyển Thiên Thư

26/11/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?