Tôi từng nghe kể về một vị khách đến tiệm ăn, ông sẵn tiện mời con gái nhỏ của bà chủ quán một miếng. Cháu bé từ chối: “Mẹ không cho cháu ăn đồ trong nhà hàng mình nấu ạ, vì nó không sạch sẽ.”
Phần II. Những giáo viên từ chối nhận quà
Phần 4. Những con người luôn trả lại của rơi
Câu chuyện chỉ ra một hiện tượng đáng buồn đang diễn ra ở Trung Quốc: Chủ nhà hàng không ăn đồ cửa hàng mình nấu vì biết rõ bên trong có gì; chủ thầu không dám ở nhà họ xây. Người bán sữa không dám uống đồ mình kinh doanh; đơn vị sản xuất vắc-xin không đời nào tiêm phòng loại thuốc mà chính họ sản xuất.
Khi con người chỉ chăm chăm lừa gạt nhau để tồn tại thì tất cả đều trở thành nạn nhân. Nhu cầu sống cơ bản như ăn mặc ngủ đều trở thành căn nguyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc con người. Giá trị truyền thống “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” hay “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” đều đảo ngược cả.
Văn hóa tham ô, hối lộ đang dần xóa mòn giá trị đạo đức con người: cha mẹ không tặng quà cho giáo viên thì con em bị “đì”; bệnh nhân không đưa tiền cho bác sĩ thì chẳng được quan tâm chu đáo; bạn đi đâu cũng có thể bị lừa.
Khi đạo đức xã hội đang trượt dốc, nhiều người bất đắc dĩ cũng đành xuôi dòng nước chảy. Thế nhưng, vẫn có những cá nhân tự nguyện làm người tốt, không từ gian khổ, bất cầu hồi báo. Đó là các học viên Pháp Luân Công, hành vi của họ là nguồn suối tươi mát giữa thời buổi đen tối hỗn loạn và đạo đức suy đồi.
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo căn bản. Các học viên Đại Pháp đến từ khắp nơi, đủ mọi tầng lớp xã hội. Họ hành xử theo Pháp lý và tự ước thúc bản thân theo tiêu chuẩn đạo đức cao.
Đây là phần thứ ba trong loạt kí sự gồm bốn bài chọn lọc về các học viên Pháp Luân Công và lối sống Chân-Thiện-Nhẫn của họ.
Nội dung:
Phần 1. Những y bác sĩ chỉ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân
Phần 2. Những giáo viên từ chối nhận quà
Phần 3. Những doanh nhân giao dịch ngay thẳng và công bằng
Phần 4. Những con người luôn trả lại của rơi.
Phần 3. Những doanh nhân giao dịch ngay thẳng và công bằng
Hiện nay giá trị đạo đức ở Trung Quốc đang trượt trên dốc dài; ngày càng xuất hiện nhiều gian thương chỉ coi trọng lợi ích vật chất, mà căn bản không bận tâm đến sinh mệnh người tiêu dùng.
Ngày nay câu nói “Phi thương bất phú” hay “Vô thương bất gian” dường như quá quen thuộc. Thật ra, là do hậu nhân tự biến tướng lời của người xưa mà ra. Vốn dĩ ban đầu chính là “vô thương bất tiêm”; nguyên do là vào thời cổ xưa, khi bán mễ (một loại gạo), người ta thường dùng thước gạt ngang đấu mễ để lấy vừa đủ; nhưng khi giao cho khách, người bán thường cho thêm, khiến đấu mễ vun cao và có đầu nhọn, lâu dần thành cái lệ “Vô thương bất tiêm” (tiêm có nghĩa là “đầu nhọn”). Bởi vậy, cái tục “không phải người buôn bán thì không cho thêm” chỉ những thương gia muốn làm lợi cho khách nhân, muốn lưu họ lại, an cư lạc nghiệp, phát triển vùng miền. Theo thời đại phát triển, hậu nhân về sau nghe nhầm đồn bậy, dẫn đến hiểu sai, cuối cùng biến thành “vô thương bất gian”. Ý tứ đã biến hóa nghiêng trời lệch đất, đảo ngược thị phi.
Giữa nhân thế loạn lên vì vật chất, vẫn có những người buôn bán, kinh doanh ngay thẳng chính trực. Tôi muốn chia sẻ ra đây một vài nhân vật như thế.
Ông chủ hàng da – Chân tâm vì khách
Ở Hà Bắc có một học viên Pháp Luân Công kinh doanh cửa hàng quần áo và phụ kiện da chính hãng chất lượng.
Một bữa nọ, có một khách hàng đến và lớn tiếng bảo rằng, cửa hàng đã bán cho bà chiếc áo rách một lỗ to trước ngực. Lúc đó, có nhiều người đang mua sắm. Bà ấy giải thích rằng mình mua chiếc áo khoác này vào hai ngày trước; khi về đến nhà mặc thử thì thấy áo đã rách. Bà phải đi hơn 10 dặm để đến đổi cái khác. Người học viên nghĩ: “Mình là người luyện công, Sư phụ chẳng phải dạy rằng, cần đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác và nghĩ cho họ trước nhất. Bất cứ chuyện gì cũng có quan hệ nhân duyên, không có gì là tự nhiên vô cớ”; thế là cô không cần xác minh đúng sai như nhiều cửa hàng khác ở Trung Quốc, mà lập tức đổi cho người khách ấy một chiếc áo mới.
Khi khách đi rồi, thì những người chứng kiến tỏ ý bất bình, vì một lỗ rách lớn như thế ở ngay trước ngực, thì không thể nào không thấy lúc mua. Người chủ cửa hàng bảo rằng: “Tôi là người tu luyện, không cần quá chấp nhặt; Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi đặt lợi ích của người khác lên trước, càng không nên tranh đấu. Với lại, mình cũng nên nghĩ cho họ, mua cái áo mấy trăm bạc mà lại không mặc được thì thật đáng tiếc. Chúng ta có nhà xưởng, chỉ cần đổi một lớp vải là xong. Coi như có thể giúp họ giải quyết được vấn đề lớn.”
Bà chủ cửa hàng quần áo – Tâm tính sinh thịnh vượng
Như Ngọc là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, sống ở Hà Bắc. Hai vợ chồng cô mở một cửa hàng quần áo trong trấn. Cô nghiêm khắc ước thúc bản thân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trong kinh doanh thì trao đổi công bằng, đưa giá cả hợp lý, không gian dối, không bán hàng nhái. Khách không tốn nhiều tiền mà mua được sản phẩm chất lượng, nên cửa hàng ngày càng uy tín và phát triển.
Như Ngọc kiên trì tu luyện Đại Pháp và không ngừng hướng thế nhân giảng chân tướng, nên cảnh sát thường đến cửa hàng sách nhiễu và tra xét bất hợp pháp. Cuối cùng, hai vợ chồng Như Ngọc phải nhượng lại cửa hàng.
Họ về quê mở lại một gian hàng quần áo khác; lòng trung thực và buôn bán ngay thẳng của vợ chồng Như Ngọc lại nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng.
Như Ngọc vẫn lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn để hành xử với mọi người, nhất nhất đều dựa trên nguyên lý này mà đối đãi; nên việc kinh doanh cứ thế mà ngày càng thịnh vượng, phát tài.
Chủ cửa hàng thương mại điện tử – Thản nhiên đối mặt danh lợi tình
Kinh doanh buôn bán ở Đại lục hiện nay là quá trình hỗn tạp, biểu hiện đủ loại mê hoặc vật chất tầm thường. Khang Bình là chủ một cửa hàng thương mại điện tử nhỏ. Nếu anh không phải là người tu luyện Đại Pháp thì chắc hẳn cũng sẽ hòa theo dòng người đó mà tranh đấu và tính toán chi li từng lợi ích. Có lần, một vị khách ở Thượng Hải báo rằng chưa nhận được hàng đã đặt và yêu cầu hoàn tiền.
Mặc dù biết rõ người này nói dối nhờ kiểm tra mã bưu điện; và việc hoàn tiền sẽ lỗ vốn; nhưng Khang Bình tự nhủ: “Mình là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hà tất phải mang tâm oán hận. Có thể trước đây mình đã làm điều sai trái với họ; vậy chẳng phải nhờ chuyện này, mà đoạn ân oán kia có thể hóa giải hay sao.” Nghĩ thế, anh chấp nhận hoàn tiền cho khách.
Đôi khi khách trả dư tiền; bất luận là 1 tệ hay 10 tệ, anh đều hoàn trả lại đủ và không bao giờ lấy thêm đồng nào. Anh Khang luôn tuân thủ đúng nguyên lý Sư phụ đã dạy: “bất thất bất đắc”, không duyên cớ thì không thể nhận đồ của người khác.
Chủ cửa hàng tạp hóa- Tâm nhẫn phi thường
Một đệ tử Đại Pháp ở Quảng Tây có cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Trong công việc hay cuộc sống, người học viên này đều nghiêm khắc tuân theo yêu cầu Đại Pháp, liên tục đề cao tâm tính. Tiếng thơm của ông vang khắp vùng; người giới thiệu người: “Mua ngũ kim lặt vặt thì đến cửa hàng Pháp Luân Đại Pháp. Ông chủ là một học viên, rất tốt bụng. Hàng hóa chất lượng mà giá cả phải chăng.”
Trước cửa hàng ông, có một nữ thợ may bày bán quần áo. Theo lý thì chỗ này là khu vực do ông quản lý, phải thường xuyên quét dọn và đóng phí đều đặn; nhưng người phụ nữ nọ không hề trả tiền sử dụng phần đất này cho ông; mà lại thường gây sự. Tuy nhiên, người học viên này không hề tính toán, nhiều năm qua lại vẫn vui vẻ chào hỏi và đối xử với bà ấy một cách thân tình.
Buổi sáng nọ, lúc ông chủ cửa hàng không có mặt ở đó; còn người thợ may thì tức giận xô đạp vào vách cửa và đập vỡ một số đồ trong cửa hàng; khách đi đường đứng xem rất đông. Khi ông chủ về thấy, thì nhẹ nhàng khuyên bà bình tĩnh, rồi hỏi nguyên do. Người thợ may chỉ vào tảng đá lớn ngay đó và trách mắng, rằng chính ông đặt để không cho bà bày sạp buôn bán. Người học viên nhẹ nhàng bảo: “Xin chị bình tình. Có chuyện thì từ từ trao đổi rồi cùng giải quyết. Chị nóng giận sẽ tổn hại sức khỏe. Hơn nữa tôi cũng không đặt tảng đá ở đó.” Ngay lúc ấy, có hai thanh niên đến khiêng tảng đá đi và người phụ nữ đã ngừng la mắng ông chủ cửa hàng tạp hóa.
Mọi người có mặt đều hỏi: “Sao anh có thể tốt đến thế. Bà ấy chiếm chỗ trước quầy của anh, rồi cố tình gây sự mà anh vẫn hòa ái như vậy.” Người học viên đáp: “Tôi là đệ tử Pháp Luân Công, Sư phụ chúng tôi yêu cầu chúng tôi phải làm được ‘Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” Mọi người nghe xong đều tấm tắc khen: “Sư phụ Pháp Luân Công đều dạy ra được những đệ tử tốt, không tranh không đấu. Nếu là chúng ta, thì làm sao có thể nuốt cái khẩu khí này xuống được?”
Chủ quầy đậu hũ – Thân tâm chuyển biến
Một học viên Pháp Luân Công hành nghề bán đậu hũ ở trên trấn. Trước kia bà mắc nhiều bệnh nặng, thân thể đau nhức, không ra được khỏi giường. Cuối năm 1996, bà bắt đầu tập Pháp Luân Công và bệnh tình nhanh chóng khỏi hẳn; thân thể kiện khang; thế giới quan cũng từ đó chuyển biến hoàn toàn. Bà cố gắng theo lời Sư phụ dạy mà làm người tốt, mua bán công bằng, không tham lam dù là thứ nhỏ nhặt. Khi mâu thuẫn xảy ra, bà luôn bảo trì tâm thái hòa ái, nhẫn nại, và tự tìm lỗi của bản thân trước.
Bà chia sẻ rằng gian dối là hành vi sai trái. Bà làm đúng công thức truyền thống với loại đậu ngon nhất nên đậu hũ làm ra xa gần nức tiếng. Ai đến ăn một lần là lần sau sẽ quay lại, gánh của bà rất đắt hàng, bán xong rất nhanh.
Bà chủ nhà hàng – Tâm thiện từ bi
Bà Liên sống vùng Đông Bắc; nhờ em gái giới thiệu, mà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1999. Từ đó trở đi bà chăm chỉ học Pháp luyện công, phấn đấu làm người tốt. Sau một tháng, kỳ tích xuất hiện, thân thể trở nên tràn đầy khí lực, ăn ngon ngủ khỏe, bệnh tật đều khỏi. Hai vợ chồng bà Liên mở một quán ăn nhỏ; lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên không kiếm được lời. Tuy nhiên, bà vẫn kinh doanh rất ngay chính, không thu dư của khách một đồng, nếu nhận phải tiền giả thì đốt bỏ.
Bà Liên đối đãi nhiệt tình với khách. Tiếng lành đồn xa, khách ghé ăn ngày càng đông, có khi phải đợi hàng dài ngoài cửa. Về sau, họ mở rộng diện tích thành nhà hàng lên đến 200, rồi 600 mét vuông để có thêm không gian phục vụ.
Ai mở qua nhà hàng đều biết, nhân viên ở đó thường không bền. Nhưng đội ngũ phục vụ nhà hàng bà Liên rất ổn định. Bà xem tất cả như người thân trong gia đình. Có lần, một thực khách đến tố cáo rằng một người phục vụ đã lấy điện thoại khi cô để quên trên bàn, và dọa báo cảnh sát. Bà Liên muốn bảo vệ nhân viên nên đưa cho cô ấy 500 tệ mà không truy cứu ai hay hỏi thêm bất cứ chuyện gì.
Sáng hôm sau, trong cuộc họp với nhân viên, bà chia sẻ với họ về cách giao tiếp với khách, điều gì nên làm, điều gì nên tránh, giảng giải thêm về đạo lý làm người. Tất cả nghe xong đều cảm động; từ đó về sau không còn phát sinh những chuyện như vậy. Hơn nữa, có nhân viên còn đem trả lại 1000 nhân dân tệ mà một thực khách đã bỏ quên trên bàn.
Mở quán ăn là công việc vất vả, thức khuya dậy sớm còn phải lo lắng trăm bề. Chỉ cần làm ngành này bảy tám năm là cơ thể sẽ hao mòn, bệnh tật. Nhưng bà Liên thì hoàn toàn ngược lại; thân thể khỏe mạnh như người trẻ tuổi, trên mặt không một nếp nhăn. Ai cũng ngạc nhiên hỏi và bà đều giải thích: “Vì tôi là người tu luyện Pháp Luân Công.”
vn.minghui.org