Các bể chứa nước bị ô nhiễm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), ở Okuma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 20/1/2023. (Ảnh: PHILIP FONG/AFP qua Getty Images)
Trong năm sáu ngày, người dân Trung Quốc đều rất căm ghét và tức giận, nhưng nó đã tạo ra một sự hoảng loạn xã hội lâu dài khiến mọi người phải lo sợ. Người dân đổ xô đi mua muối, thậm chí mua hết số muối ở siêu thị mang về nhà. Sự hoảng loạn xã hội kéo dài như vậy sẽ còn tạo ra những yếu tố bất ổn lớn hơn, từ một sự kiện ngẫu nhiên không thể kiểm soát và lường trước được hình thành sự sụp đổ xã hội to lớn.
Kỷ niệm thời Cách mạng Văn Hóa: Những cuộc đấu tố phê phán
Hiện tại tôi đã ngoài 50 tuổi, lúc bắt đầu Cách mạng Văn hóa, mẹ tôi là mục tiêu bị tấn công, khi đó bà đang mang thai tôi. Lúc đó, đang có cuộc họp phê bình quần chúng. Mẹ tôi và một loạt những người bị gọi là ‘phản động’, ‘phái bảo hoàng’, phải đứng trên sân khấu chịu phê phán. Trong đơn vị công tác, mẹ tôi rất được mọi người yêu quý. Bà luôn giúp đỡ người khác, tạo được rất nhiều mối quan hệ tốt.
Lúc mẹ tôi mang bụng bầu to phải chịu phê phán, có một tên phản loạn cầm một chiếc ghế dài tiến đến gần bà, mọi người đều tưởng hắn sẽ dùng ghế đánh mẹ tôi. Mọi người rất lo lắng. Nhưng chỉ thấy hắn hung hăng nói với mẹ tôi: “Cái bọn phái bảo hoàng chết cũng không ăn năn kia, không mau ngồi xuống tích cực nhận tội”.
Hắn ném chiếc ghế dài ra sau lưng mẹ tôi. Vậy là mẹ và tôi khi đó đang ở trong bụng mẹ được ngồi xuống. Giữa một loạt những người phản cách mạng đang cúi mình trên bục, mẹ tôi hơi xấu hổ vì không gập bụng được nên ngẩng cao đầu để đón nhận những lời chỉ trích của quần chúng. Sau này mẹ tôi kể rằng mọi người đều giơ tay phải và hô khẩu hiệu theo những câu nói của Mao Chủ tịch. Họ hô “chặt cái đầu chó của…”, thì giơ tay phải, hô kẻ nào không đầu hàng thì kẻ đó chết (hô cả tên mẹ tôi), thì giơ tay trái.
Sau này tôi hỏi tại sao bà làm vậy. Bà nói rằng lúc đó đang mang bầu nên ngồi vài giờ nghe phê phán, việc giơ tay lên coi như hoạt động thể thao, giãn gân cốt. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, mẹ tôi vẫn luôn giữ được một nội tâm rất hài hước.
Tôi muốn nói, lòng tốt của thời đại đó, khi chính phủ kiến tạo sự thù hận, khi xã hội phù hợp với thù hận, đối với người thông thường thì hận là điều dễ dàng, hơn nữa là việc an toàn. Còn lòng tốt, sự lương thiện giống như tên phản loạn cầm cái ghế dài tiến tới mẹ tôi kể trên, anh ta vừa có thiện ý, mà vẫn cần có sự can đảm và khôn ngoan để thể hiện như thế. Mẹ tôi kể rằng người thanh niên đó sau năm 80 đã tới Thâm Quyến và trở thành lãnh đạo nhỏ ở khu phát triển Xà Khẩu. Bạn xem, vậy có phải là ông trời có mắt, thiện hữu thiện báo không.
Cuộc chiến đấu tố phê phán thời hiện đại
Tất cả các nền tảng trực tuyến và phương tiện truyền thông lớn ở Trung Quốc đều nhận được thông báo, rằng bắt đầu hạ nhiệt toàn bộ trước sự cố xả nước thải của Nhật Bản và không được phép đưa tin về nó nữa.
Trong Cách mạng Văn hóa, những khẩu hiệu đập đầu chó của ai, ai không đầu hàng sẽ bị diệt vong, ai hét lên phong sát ai, giờ đây câu chuyện này lại quay trở lại. Cánh tay đằng sau là ai, có lẽ chúng ta đã nhìn rõ. Không có yêu một cách vô duyên vô cớ, cũng không có ghét một cách vô duyên vô cớ.
Một người bạn đã nói với tôi trên Twitter rằng: “Giang Phong, ông nói rằng những phát ngôn của Trung Quốc trước vụ nước thải hạt nhân Fukushima là hận thù. Dư luận Hàn Quốc cũng phẫn nộ. Chẳng phải chính phủ đó cũng đang gây áp lực lên chính phủ Nhật Bản sao?”
Tôi cho rằng, về bản chất, Hàn Quốc là sự bất bình của công chúng thúc đẩy chính phủ hành động, trong khi ở Trung Quốc là chính phủ cố tình kích động tạo ra những bất bình trong dân chúng.
Kể từ vụ rò rỉ hạt nhân của Nhật Bản vào năm 2011, các cuộc biểu tình của dân chúng Hàn Quốc vẫn liên tục diễn ra. Chính phủ đã nhiều lần giữ thái độ cứng rắn. Lần xả thải Fukushima này, Hàn Quốc thành lập đoàn đến địa điểm xả nước thải đầu tiên và tổ chức xét nghiệm nước biển 24/24 để có thể thông báo tới trong nước. Nên những nghi ngờ, bất bình của người dân dần giảm bớt, dùng sự thực để giúp người dân hiểu ra.
Trong khi đó, sau năm 2011, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không quan tâm đến bức xạ hạt nhân. Mối quan tâm của ĐCSTQ là việc riêng của họ, và còn muốn mọi người ghét người Nhật.
Thành phố Trung Quốc cũng có bức xạ hạt nhân?
Kết quả, sau khi kiểm tra không khí và nước biển không có gì bất thường, người ta phát hiện ra rằng vật liệu xây dựng được sử dụng để phát triển bất động sản ở Thượng Hải và nhiều thành phố khác vượt quá mức bức xạ tiêu chuẩn và có quy mô lớn. Bức xạ hạt nhân Thượng Hải ban đầu đặt giới hạn dưới 0,13 microsievert mỗi giờ. Cho đến cách đây vài ngày, các phóng viên của CCTV đã đến Fukushima, Nhật Bản để trực tiếp đo đạc, dường như muốn làm xấu mặt Nhật Bản một phen, nhưng lại đo được mức 0,1 microsievert, thậm chí còn thấp hơn mức độ bức xạ hạt nhân trong gia đình ở Thượng Hải.
Nên mọi người nhớ lại rằng sau năm 2011, người dân Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm đến bức xạ hạt nhân của Nhật Bản. Một lượng lớn khách Trung Quốc du lịch đến Nhật Bản, còn tới ăn hải sản tại các nhà hàng địa phương, còn ăn đồ sống và chưa được nấu chín.
Vì vậy, người Trung Quốc vốn bình tĩnh, thờ ơ với sự cố hạt nhân, giờ đây bỗng nhiên bùng phát lòng căm thù Nhật Bản. Phía Nhật Bản đã mời các tổ chức Trung Quốc sang Nhật, cũng như Hàn Quốc, để giám sát toàn diện. ĐCSTQ về cơ bản là không có sự giám sát tại chỗ có trách nhiệm như chính phủ Hàn Quốc, đã từ chối giám sát, sau đó khởi động tất cả các bộ máy tuyên truyền khổng lồ kích động hận thù.
Tại sao ĐCSTQ lại đột nhiên kích hoạt bộ máy tuyên truyền của nhà nước để tạo ra hận thù?
Thứ nhất, tình hình kinh tế trong nước sa sút toàn diện, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng mạnh, Cục Thống kê Quốc gia thậm chí đã ngừng công bố số liệu để tránh mất mặt trước quốc tế.
Thứ hai, lũ lụt gần đây ở đồng bằng phía Bắc Trung Quốc, vì để giữ được các khu vực chứa và ngăn lũ truyền thống, đã bất chấp xây dựng thủ đô mới Hùng An. Nó thậm chí còn làm ngập lụt các thị trấn ở vùng cao Hà Bắc. Các thành phố cổ Bá Châu và Trác Châu tồn tại từ thời nhà Đường và thời Ngũ Đại, có lịch sử 1300-1400 năm, nơi người dân cư ngụ này, giờ đây đã trở thành nơi tích chứa nước lũ lụt thế hệ mới, con người không thể ở được.
Hiện người dân Bá Châu đang bao vây chính quyền thành phố vì chi phí tái định cư không được thực thi. Thật ra người dân đã bao giờ nghĩ sâu chưa? Tại sao chính quyền không muốn trả cho dân một vài ngàn tệ đáng thương đó?
Bởi chính phủ trung ương thực sự không có tiền, nhưng không thể tới mức bỏ qua khu vực thảm họa chỉ cách Bắc Kinh hơn 100 km này, bởi những bất bình của người dân nơi đây sẽ tác động đến Bắc Kinh bất cứ lúc nào. Nên cần phải phát tiền thì phải phát, nhưng tại sao họ không làm vậy?
Bởi vì chỉ cần có Hùng An, Hùng An vẫn còn thì chỉ cần trận lũ lụt tiếp theo Bá Châu và Trác Châu sẽ bị ngập. Chính quyền trung ương có thể sẽ thấy nơi này của họ sẽ không còn là thành phố cổ ngàn năm nữa, sẽ trở thành cái hồ. Nếu nó thành cái hồ mới thì nơi này còn cần khôi phục lại sản xuất và sinh hoạt làm gì, tất cả từ nhà cửa, công nghiệp, đất nông nghiệp đều không có, nên sức cản di dời gần như bằng 0. Đồng thời, cộng thêm một chút ưu đãi về nhà ở, người dân trong khu vực sẽ được cho một ngôi nhà mới khi chuyển đến Hùng An. Vậy là đã tận dụng xu hướng mà di chuyển người dân địa phương đến Hùng An. Đây có phải là một điểm cộng lớn không?
Rốt cuộc, khi đến thời điểm, các đơn vị trung ương lớn ở Bắc Kinh sẽ chuyển vào Hùng An, cũng cần khá nhiều lao động cấp thấp. Người dân Bá Châu, Trác Châu cũng sẽ phải được sử dụng làm các công việc như đổ rác và quét đường. Chúng ta thử nghĩ xem, thủ đô mới Hùng An với dân số quy hoạch là 15 triệu người, trước những vấn đề xã hội nghiêm trọng và bất ổn xã hội rất lớn, nên chính quyền trung ương thực sự cần một kẻ thù bên ngoài để thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người dân và phát tán sự bất bình của người dân.
Thứ ba, người dân Trung Quốc đầy bất bình trong lòng, cần mục tiêu để xả. Một phóng viên Nhật Bản phỏng vấn một người Trung Quốc gọi điện quấy rối một nhà hàng Nhật Bản. Phóng viên hỏi: “Tại sao bạn lại gọi điện quấy rối, chửi mắng cửa hàng? Bạn có được lợi ích gì không?”
Câu trả lời là: “Không có lợi ích gì. Chỉ là sau khi gọi điện, thì cảm thấy cả thân và tâm thoải mái”.
Sự phẫn uất của người dân Trung Quốc đã đi đúng theo hướng mà chính quyền ĐCSTQ muốn.
Thứ tư, Nhật Bản là đối tượng của thế lực phản Hoa lần này. Nó có thể được cho là phản cách mạng, thuộc loại đối tượng có thể tạo ra phản ứng xúc tác hóa học thù hận. Khi nghĩ đến cuộc xâm lược của Nhật Bản với Trung Quốc trong quá khứ, lần này họ lại thải ra nước thải hạt nhân, nó lại kích động sự thù hận của một số người dân Trung Quốc.
Trong chương trình gần đây, tôi đã nói về vấn đề tại sao khi cựu thủ tướng Nhật Taro Aso đến thăm Đài Loan, ĐCSTQ hoàn toàn im lặng. Ông Taro Aso là nhà chính trị lớn thứ hai ở Nhật Bản, có mối quan hệ sâu sắc với các lực lượng chính trị thân Trung Quốc ở Nhật Bản. Ví dụ, cựu thủ tướng Kakuei Tanaka, người đã mở ra mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và cựu thủ tướng Masayoshi Ohira đã cung cấp cho Trung Quốc số viện trợ nước ngoài khổng lồ đầu tiên trong thời kỳ cải cách và mở cửa. Và chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục cho Trung Quốc vay cho đến năm nay.
Chính nhóm chính trị gia Nhật Bản này đã giúp Đặng Tiểu Bình có những bước đi vững chắc, đưa ra 4 mục tiêu quốc gia về hiện đại hóa. Chính số tiền này đã giúp Trung Quốc xây dựng sân bay Thủ đô Bắc Kinh, sân bay Phổ Đông Thượng Hải và sân bay Bạch Vân Quảng Châu. Chúng chính là ba động lực chính cho công cuộc cải cách, mở cửa của Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu; xây dựng nên công ty Gang thép Bảo Sơn và bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật Bắc Kinh.
Giờ đây Taro Aso, đại diện của lực lượng chính trị thân Trung Quốc, bị các chiến lang ĐCSTQ ép phải trở thành lực lượng kiên định nhất chống ĐCSTQ và bảo vệ Đài Loan, trở thành người thay đổi hiến pháp hòa bình Nhật Bản. Và ông trở thành người thúc đẩy việc mở rộng vũ khí chống lại cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ.
Bạn nghĩ ĐCSTQ phải làm gì? Thất bại, xấu hổ, lúng túng, dù muốn trút giận nhưng lại không dám đứng ra nói những lời ác ý, mà hèn nhát trốn ở phía sau, để cho dân chúng xông lên phía trước.
Đây là nguyên nhân trực tiếp nhất cho làn sóng căm ghét, chống Nhật sau vụ xả nước thải hạt nhân của Fukushima.
Lợi dụng xung đột và tổn thất kinh tế giữa hai nước để gây ra xung đột trên chính trường Nhật Bản nhằm trừng phạt nền kinh tế Nhật Bản.
Thứ năm, thỏa thuận ba bên của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là đòn chí mạng đối với ĐCSTQ. Bởi vì đây là một thỏa thuận hợp tác quân sự không hề che giấu. Nó tương đương với việc tích hợp các thỏa thuận an ninh khu vực tương ứng giữa Hoa Kỳ- Nhật Bản, Hoa Kỳ- Hàn Quốc, và hình thành nguyên mẫu của một NATO thu nhỏ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Từ đó, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc xác định kẻ thù chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là ĐCSTQ, kẻ gây rối loạn trật tự thế giới. Nếu bất kỳ nước nào trong ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bị ĐCSTQ tấn công, sẽ dẫn đến sự trả đũa và phản công chung.
Do đó, việc lợi dụng sự cố nước thải hạt nhân Fukushima, một sự kiện cũng được người dân Hàn Quốc theo dõi chặt chẽ từ lâu, lật lại những xung đột lịch sử giữa hai nước, ý đồ nhằm phủ bóng đen lên sự đoàn kết và hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời, nó còn gây áp lực rất lớn lên chính quyền của tổng thống Hàn quốc Yoon Suk-yeol, người kiên quyết chống ĐCSTQ và thân Mỹ. Do đó, áp lực từ Hàn Quốc cũng sẽ khiến bên trong chính quyền Nhật hình thành các lực lượng chính trị lo ngại ảnh hưởng của Hàn Quốc, nghi ngờ về liên minh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
ĐCSTQ kích động thù hận nhằm mục tiêu gì?
Vậy sự châm ngòi thù hận như thế, lấy lợi ích của quốc gia và bản thân người dân ra để đánh cược liệu có được như ý? ĐCSTQ có thành công không?
Những vụ người Hoa xả súng sát nhân ở Hoa Kỳ
Trước khi tìm lời giải cho vấn đề này, chúng ta hãy chuyển góc nhìn sang một vụ xả súng vừa qua ở Hoa Kỳ. Tại Đại học Bang Bắc Carolina ở Đồi Chapel, Bắc Carolina, một vụ nổ súng đã xảy ra trong tòa nhà khoa học ở khu vực khuôn viên chính của trường. Một giáo sư Hoa kiều trong trường bị bắn chết. Nghi phạm là một du học sinh người Trung Quốc.
Đại học Bắc Carolina đã đóng cửa khuôn viên cả ngày thứ Ba vừa qua. Nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ là Tề Thái Lỗi (Qi Tailei), một sinh viên Trung Quốc đang theo học chương trình tiến sĩ vật lý ứng dụng tại trường. Người bị sát hại chính là giáo sư hướng dẫn của hung thủ, tên là Nghiêm Tư Kiệt (Yan Zijie).
Trong quá khứ đã từng xảy ra sự việc du học sinh Trung Quốc sát hại giáo viên hướng dẫn.
Năm 1991, Lư Cương (Lu Gang), một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Trung Quốc tại Đại học Iowa, Hoa Kỳ , đã bắn chết sáu người, trong đó có giáo sư hướng dẫn của anh ta. Lư Cương theo học Khoa Vật lý và người ta nói rằng một mình anh ta đã tiêu diệt hết tinh hoa thiên văn vật lý của Mỹ, tất cả họ đều là những nhân vật tiên phong.
Sự kiện này gây sốc đến mức khiến cả nước Mỹ kinh hãi. Hãy để tôi chia sẻ với các bạn một câu chuyện, và xem xét vấn đề này từ một góc độ khác. Trong học kỳ khi Lư Cương giết người, một sinh viên năm nhất Trung Quốc vừa bước vào đại học Iowa, tên anh ấy là Phương Vĩ (Fang Wei), cũng là chuyên gia về vấn đề Mỹ xuất hiện trong chương trình cùng với tôi.
Lúc đó anh ấy rất lo lắng, giống như những sinh viên Trung Quốc khác, khi trong nước truyền đi thông tin là cần cẩn thận trước sự trả đũa chủng tộc, chống Trung Quốc, nói rằng người Mỹ muốn trả thù sinh viên Trung Quốc. Phương Vĩ, một thanh niên bước ra từ một xã hội Trung Quốc đầy hận thù và ngờ vực, tất nhiên cảm thấy xung quanh mình tất cả người Mỹ đều muốn giết mình, loại ngờ vực đó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Quả thực mấy ngày sau, nhà trường đã đến tìm Phương Vĩ, nhưng kết quả của cuộc trò chuyện lại khá bất ngờ.
Người đến là nhân viên hành chính của trường đại học Iowa, ông ấy thân thiện nói với Phương Vĩ rằng kẻ sát nhân Lư Cương là một trường hợp rất cực đoan, nghĩa là không liên quan gì đến cậu, không thể so sánh với cậu, và hy vọng Phương Vĩ sẽ không cảm thấy áp lực vì đều là người Trung Quốc như Lư Cương. Nhà trường sẽ không bao giờ có quan điểm khác với bạn chỉ vì bạn là người Trung Quốc. Không có sự thù hận nào như ĐCSTQ cảnh báo. Ngược lại, đó là sự rộng lượng và quan tâm.
Vì vậy, trước vụ án do du học sinh Trung Quốc gây ra, sự lương thiện của xã hội Mỹ và sự bao dung của tinh thần Cơ Đốc giáo đã cho Phương Vĩ bài học thực sự đầu tiên ở Hoa Kỳ, cần dùng thiện lương đối đãi với sinh mệnh, thế giới. Còn hậu quả của việc dùng ác để đối đãi với sinh mệnh và thế giới đương nhiên sẽ rất khác.
Việc xả nước thải hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản và các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc
Về việc nước thải hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản cũng vậy, họ thực thi nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Với tư cách là thành viên chủ chốt và người quản lý Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, các chuyên gia năng lượng nguyên tử của Trung Quốc đã xác minh đầy đủ rằng việc Nhật Bản xả nước thải là phù hợp với thử nghiệm khoa học, và đã ký vào giấy đồng ý xả nước thải hạt nhân ở Nhật Bản.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Văn Bân, người đã ký vào đơn đồng ý của Nhật Bản về việc xả nước thải hạt nhân, cho biết rằng Nhật Bản dũng cảm trước sự phản đối của thế giới.
Câu nói này có ý nghĩa gì? Hoặc là ĐCSTQ lừa dối người dân và che giấu sự thật rằng họ đồng ý xả thải, hoặc ĐCSTQ đã xoá tên mình khỏi thế giới. Trung Quốc không thuộc về thế giới này?
Trên thực tế, tôi đã nghiên cứu quy trình vận hành xả nước thải hạt nhân và chất thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc từ phương Tây và chính ĐCSTQ. Điều làm tôi ngạc nhiên là quá trình xử lý chất thải hạt nhân, nước thải hạt nhân của ĐCSTQ không thể mô tả nổi, cực kỳ khủng khiếp. Lưu ý rằng tôi đã sử dụng báo cáo nghiên cứu của chính Trung Quốc và các tiêu chuẩn chương trình xử lý chất thải hạt nhân của Hội đồng Nhà nước.
Năm 2021, trên China.com có tin đồn rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới xử lý rác thải hạt nhân mà bảo vệ môi trường. Các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản có bỏ ra trăm tỷ, thì Trung Quốc cũng không bán công nghệ. Tuyên bố này cũng giống như cuộc tấn công hiện nay vào Nhật Bản. Nó không có cơ sở khoa học. Bản thân truyền thông Trung Quốc sau đó cũng bác bỏ tin đồn và nói rằng điều này không đúng, Trung Quốc không có công nghệ đó, nhưng điều này nảy sinh một vấn đề. Việc xử lý chất thải hạt nhân và nước thải hạt nhân là thuộc cấp thế giới, hơn nữa là vấn đề chung. Trung Quốc làm thế nào xử lý?
Hiện nay, Nhật Bản sử dụng bộ lọc ALPS tiên tiến nhất và đắt tiền nhất thế giới với lượng phát thải hàng năm dưới 22 megabecq, chỉ tương đương với 40% của nhà máy điện hạt nhân Gori của Hàn Quốc, là phương pháp xử lý phổ biến quốc tế và tương đương với 1/6 nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn của Trung Quốc.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là nó chỉ tương đương bằng 1/500 lượng khí thải của nhà máy xử lý chất thải hạt nhân La Hague ở Pháp, được gọi là nhà máy xử lý chất thải hạt nhân, không phải là nhà máy điện hạt nhân.
La Hague ở gần bãi đáp Normandy, cạnh eo biển nước Anh. Mặt khác, lượng khí thải gấp 500 lần Fukushima, nhưng nước Anh lại không phản đối, không có những người yêu nước giận dữ gọi điện và quấy rối các nhà hàng Pháp.
Điều này khiến tôi suy nghĩ, phải chăng công nghệ xả thải của nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc đã vượt qua của Pháp? Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc là do người Pháp xây dựng, tại sao đột nhiên lại lợi hại hơn cả bậc thầy như thế? Lý do rất đơn giản và đáng sợ.
Nước thải hạt nhân từ các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc không cách nào vượt qua được sự kiểm tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nên chỉ xả nước thải có mức độ phóng xạ thấp nhất ra biển. Nó có tiêu chuẩn ở các mức cường độ cao, cường độ trung bình, cường độ thấp, Trung Quốc xả nước thải có mức độ phóng xạ thấp nhất thải ra biển. Đó là lý do tại sao Trung Quốc có lượng nước thải phóng xạ nhiều gấp 3 lần Hàn Quốc và gấp 6 lần Nhật Bản, nhưng về cơ bản là có thể qua được tiêu chuẩn quốc tế này.
Nhưng nước thải có hàm lượng phóng xạ thực sự cao sẽ đi đâu? Một là được đưa vào bồn chứa lớn, đổ xuống vùng biển nước sâu ngoài thềm lục địa. Đối với ngành chế tạo Trung Quốc mà nói, có thể làm được những bồn chứa khổng lồ mà về lý thuyết hàng nghìn năm không bị ăn mòn, không bị hủy hoại bởi thiên tai không?
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáng sợ. Đáng sợ là cách chôn sâu. Nghĩa là không đổ chất thải hạt nhân xuống biển, mà chôn nó trong đất.
Như La Hague của Pháp nói trên đã sử dụng phương pháp chôn tương tự. Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu của nó rất cao, nhưng nó thực sự công khai và có thể được quốc tế chấp nhận. Vì thế người Anh cũng không quấy nhiễu họ.
Trong khi đó Trung Quốc thì không có số liệu liên quan. Viện sĩ Chu Vĩnh (Zhu Yong) của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chỉ trích về quá trình xử lý sau chu trình nhiên liệu hạt nhân của Trung Quốc thiếu nghiên cứu có hệ thống, không có kế hoạch khoa học cấp cao, lực lượng nghiên cứu bị phân tán và thiếu hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản. Từ trên xuống dưới chưa có biện pháp để xử lý chất thải hạt nhân.
Chưa cần nói đến các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, ngay cả Ấn Độ cũng đã xây dựng 3 nhà máy chế biến 100 tấn từ hơn chục năm trước. Ở Trung Quốc, chỉ có một nhà máy xử lý 50 tấn ở Cam Túc, và các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc về cơ bản nằm ở bờ biển phía đông nam.
Chất thải hạt nhân được vận chuyển từ phía đông nam đến tây bắc. Ở đây có bao nhiêu mối nguy hiểm, bao nhiêu vụ tai nạn đã xảy ra trong quá trình vận chuyển, đã được báo cáo chưa? Liệu có ai chú ý đến nó không? Hoàn toàn không.
Năm 1991, nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn được đưa vào hoạt động. Hiện nay, bể chứa của nhiều nhà máy điện hạt nhân đã đầy, các nhà máy điện hạt nhân phải mở rộng bể chứa hoặc tìm nơi lưu trữ khô.
Vậy trước khi nhà máy xử lý được xây dựng ở Cam Túc, chất thải hạt nhân lưu trữ khô được chôn ở đâu?
Điều thú vị là mã danh của các doanh nghiệp xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc là 404, nhà máy 404, công ty 404 và doanh nghiệp 404. 404 – đây là dấu hiệu bài viết trên Internet không xem được. Có vẻ như ngay từ đầu ĐCSTQ đã không muốn người dân biết sự thật.
Sự thật đầu tiên là cái gọi là phương pháp chôn sâu, mấu chốt là độ sâu này, cần phải khoan lỗ. Bãi xử lý chất thải phóng xạ cấp cao của Trung Quốc nằm ở Bắc Sơn, Cam Túc.
Từ năm 2000, 19 lỗ đã được khoan. Chi phí một lỗ khoan trung bình là 1,2 triệu nhân dân tệ. Tính tổng ra sẽ khoảng 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 3 triệu USD).
Tuy nhiên, ở nước ngoài đã khoan hàng nghìn lỗ giống như thế. Địa điểm xử lý chất thải cao của Hoa Kỳ tại Núi Yucca trị giá hơn 96 tỷ USD.
Tại sao ĐCSTQ lại chỉ tốn vài chục triệu nhân dân tệ. Không ai biết sự thật rằng không cần phải thực sự chôn sâu, đào vài cái hố tượng trưng là đủ. Vậy rốt cuộc các chất thải hạt nhân đó đã đi đâu?
Thứ hai là trước năm 2000, thậm chí không có lỗ nào được khoan ở Cam Túc và chất thải hạt nhân không thể được xử lý bằng công nghệ hoàn hảo, nếu thải ra biển với số lượng lớn sẽ bị quốc tế phát hiện và chịu trừng phạt. Nên chúng đã được chôn dưới đất.
Các nhà máy điện hạt nhân nằm ở khu vực đông dân cư dọc bờ biển phía Đông Nam, khác với việc cạnh tranh các dự án nhà máy điện hạt nhân ở nhiều nơi, không ai sẵn sàng chấp nhận xử lý chất thải hạt nhân.
Xây nhà máy điện hạt nhân, mọi người phát tài, nhà nước đầu tư, còn xử lý rác thải hạt nhân thì rắc rối. Ai cũng biết về ô nhiễm hạt nhân. Nghe nói Chiết Giang sẽ xây dựng nhà máy xử lý chất thải hạt nhân này, Chiết Giang và chính quyền trung ương không thể thống nhất về vấn đề chất thải hạt nhân.
Trạm xử lý chất thải Bắc Long Quảng Đông được khởi vào năm 1998 và hoàn thành vào năm 2000. Nó nằm trên một sườn núi thấp và thoai thoải ở phía đông của núi Bài Nha ở Bán đảo Đại Bằng. Nó cách nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á 5 km và cách nhà máy điện hạt nhân Lĩnh Áo 4 km, và cần cách ly với thế giới bên ngoài trong 300-500 năm.
Nơi này cách Hồng Kông 40km. Nó thuộc khu quản hạt của Thâm Quyến và là một phần của Thâm Quyến. Cả một vùng này có dân số hơn 10.000 người. Cái gọi là phương pháp chôn sâu không đạt tiêu chuẩn này, không thể kiểm soát được mức độ phân huỷ thực sự của vật liệu được lưu trữ. Bồn chứa lớn làm bằng sắt, nhôm, thép, xi măng, tiêu chuẩn trong nước hiện nay là 300 năm, nhưng không cung cấp số liệu tiêu chuẩn thực tế cho cộng đồng quốc tế, ai có thể tin được?
Nhưng cán bộ ĐCSTQ có thể tại chức nhiều nhất là 30 năm. Vậy nếu có nói tích trữ 300 năm, thì ai sẽ quan tâm đến những gì sẽ xảy ra hàng trăm năm sau?
Vì vậy, nếu chẳng may chất thải bị rò rỉ ra, toàn bộ bờ biển Quảng Đông sẽ kết thúc. Nguồn nước ngầm ở Thâm Quyến và Hồng Kông tất cả sẽ bị ô nhiễm. Xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà không nghĩ đến việc xử lý chất thải hạt nhân là một dự án khủng khiếp, sẽ gây hại cho đất nước, người dân và gây nguy hiểm cho các thế hệ tương lai.
Vào năm 2015, tất cả các bể chứa nước thải hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn đã đầy.
Vì vậy, sau năm 2015, những nơi chứa chất thải hạt nhân 404 ở Cam Túc vẫn chưa được xây dựng. Nước thải tràn ở Chiết Giang đi đâu?
Tại sao ĐCSTQ đột ngột thông báo ngừng tuyên truyền tấn công Fukushima và Nhật Bản?
Dưới kêu gọi của ĐCSTQ, người dân thù hận người Nhật, cái ác này mang tới điều gì? Hôm qua là hận không đội trời chung với Nhật, hôm nay tất cả phải dừng lại. Tại sao?
Đầu tiên, các biện pháp cứu trợ kinh tế của Trung Quốc đang được triển khai, các chính sách xúc tác và kích thích sắp ra mắt.
Kết quả là thị trường chứng khoán ngày thứ Hai (28/8) mở cửa ở mức cao và giảm xuống mức thấp vào ngày thứ Ba. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra với giá cao chỉ trong hai phút. Kết quả là sự rút lui của vốn nước ngoài ngày càng gia tăng, và kẻ không may mắn là Trung Quốc.
Tiếp theo, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Raimondo có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ 28-29/8. Vì chủ đề về chuyến thăm của Raimondo và nền kinh tế Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Mỹ, nên việc ĐCSTQ đàn áp sự cố khí thải Fukushima của Nhật Bản ở một mức độ lớn sẽ càng thu hút người dân và chính quyền Mỹ.
Người Mỹ cũng biết về vụ phát thải Fukushima thì ĐCSTQ không dám tạo ra hận thù, sợ gây chú ý?
Một chính phủ tạo khơi ngòi căm ghét vô lý tất nhiên sẽ càng khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi hơn. Hơn nữa nó cũng không có lợi trong khi bà Raimondo tới thăm, bởi vì không ai sẵn sàng tiếp tục đàm phán hợp tác lâu dài với một chính phủ bất thường và phi lý.
Hơn nữa, việc Trung Quốc trừng phạt Nhật Bản, điều đầu tiên mang tới không phải là tổn thất cho Nhật, mà chính Trung Quốc phải đối diện với sự sụp đổ của ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc.
Thủ tướng Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng đi đầu trong việc ăn hải sản, và ông nói rằng thuỷ sản ở Hàn Quốc rất an toàn.
Tại sao quan chức ĐCSTQ không ăn thuỷ sản, thực ra họ ăn những đồ được cung cấp đặc biệt cho giới lãnh đạo. Có bao nhiêu quan chức ĐCSTQ công khai dám ăn thủy sản Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng?
Thứ hai là hàng triệu cư dân thành thị tò mò mua rất nhiều máy thử phóng xạ hạt nhân về nhà kiểm tra. Nhìn chung họ phát hiện ra rằng ngôi nhà của mình chứa đầy đá phóng xạ hạt nhân gấp mấy lần Nhật Bản. Hàng loạt ngành vật liệu xây dựng, trong đó có đá, sơn, sẽ nhanh chóng sụp đổ. Nó sẽ là cú hích mạnh khiến sự sụp đổ của ngành bất động sản ngày càng nhanh. Trụ cột bất động sản mà ĐCSTQ dựa vào để duy trì nền kinh tế và duy trì an ninh xã hội sắp sụp đổ. Cuối cùng, mục đích khống chế nhân dân và đánh lạc hướng cơn giận của nhân dân dường như đã đạt được trong một thời gian ngắn.
Trong năm sáu ngày, người dân Trung Quốc đều rất căm ghét và tức giận, nhưng nó đã tạo ra một sự hoảng loạn xã hội lâu dài khiến mọi người phải lo sợ. Người dân đổ xô đi mua muối, thậm chí mua hết số muối ở siêu thị mang về nhà. Sự hoảng loạn xã hội kéo dài như vậy sẽ còn tạo ra những yếu tố bất ổn lớn hơn, từ một sự kiện ngẫu nhiên không thể kiểm soát và lường trước được hình thành sự sụp đổ xã hội to lớn.
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải là không có báo ứng, mà là chưa đến lúc, điều này không thể chính xác hơn khi nói về sự kiện Fukushima.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không hẳn là của NTDVN.
Giang Phong – Jiangfengshike
Minh An biên dịch
NTD Việt Nam