Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Phải chăng doanh nhân chỉ coi trọng lợi? Vẫn còn có doanh nhân nghĩa khí

Phải chăng doanh nhân chỉ coi trọng lợi? Vẫn còn có doanh nhân nghĩa khí

khaimokhaimo19/07/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Phải chăng doanh nhân chỉ coi trọng lợi? Vẫn còn có doanh nhân nghĩa khí. (Tranh Bình Minh/NTDVN)

Doanh nhân rất coi trọng lợi nhuận. Để kiếm tiền, một số người luôn đặt lợi ích lên hàng đầu, bất chấp lễ nghi và đạo đức. Nhưng vẫn có nhiều doanh nhân có tiêu chuẩn đạo đức cao và phẩm hạnh tốt. Họ không bị cám dỗ bởi lợi nhuận lớn, mà luôn thành thật giữ chữ tín, coi trọng nghĩa khí.

Vào thời nhà Thanh, có một thương nhân họ Đào ở vùng Kim Lăng (tức Nam Kinh, Giang Tô ngày nay), ông đi khắp Nam Bắc bán hàng tạp hóa. Khi đi ngang qua Tô Châu, ông gặp ông Giáp người Ngô Môn (tức Tô Châu). Họ vừa gặp là đã tâm đầu ý hợp. Họ cùng là khách buôn, đi lại vùng Ngô Sở (*) hơn mười năm, và cuối cùng đã trở thành bạn bè thân thiết.

(*) Chú thích: Ngô Sở, Ngô chỉ đất Ngô tức nước Ngô cổ đại, tương đương tỉnh Giang Tô của Trung Quốc ngày nay; Sở chỉ nước Sở cổ đại, tương đương với Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang và một phần Hà Nam của Trung Quốc ngày nay.

Một năm nọ, ông Giả buôn hồng hoa và các mặt hàng khác, và đang chờ bán lô hàng này. Đột nhiên có người báo tin ở nhà có chuyện khẩn cấp xảy ra, thúc giục ông trở về nhà. Trước khi rời đi, ông giao hàng cho ông Đào và nói: “Tôi đi lại khắp vùng Giang Tô và Chiết Giang, kết giao với rất nhiều người. Tuy nhiên, không có ai như ông có thể giữ lời hứa và trước sau như một. Bây giờ tôi giao số hàng này cho ông, tổng trị giá tiền vốn là 5 vạn lượng bạc. Nếu được mức giá này thì ông có thể bán đi. Tôi với ông vốn quen biết nhau đã lâu, không cần phải lập khế ước”.

Sau đó ông Giáp lên đường trở về nhà.

Nào ngờ, sau khi về đến nhà, ông Giáp lâm bệnh không dậy nổi. Trước khi chết, ông nói với vợ: “Tôi có của cải và tài sản trị giá 5 vạn lạng bạc, tôi đã gửi chỗ ông Đào ở Cô Tô. Ông ấy là một người coi trọng tín nghĩa. Sau khi tôi chết, đợi khi con trai trưởng thành, nàng hãy đưa con trai đến gặp ông ấy và lấy lại số của cải đó”.

Sau đó, ông Giả đã qua đời.

Vợ của Giả đã đợi mười năm, đến khi con trai trưởng thành, bà đưa con trai đi tìm và đến một cơ sở kinh doanh nào ở Tô Châu. Nhưng lúc đó, vợ của ông Giả đã nghe nhầm tên ông Đào thành ông Nhiêu (2 chữ này âm tiếng Trung khá giống nhau), nên bà đi hỏi khắp nơi nhưng không có ai là họ Nhiêu. Một chủ cửa hàng lớn tuổi cho biết: “Khi ông Giả ở đây, ông ấy và ông Đào ở Kim Lăng là bạn bè thân thiết, có lẽ ông ấy biết người này”.

Vợ ông Giả đã tìm ra địa chỉ của ông Đào và đưa con trai đến.

Ông Đào đã đích thân gặp họ và hỏi chi tiết về địa chỉ quê hương và họ tên của họ, cũng như những lời di ngôn của ông Giáp. Sau khi biết là chính xác, ông Đào đã tìm cho họ một ngôi nhà và cung cấp đồ ăn uống cho họ. Sau đó ông Đào lại nói với hai mẹ con nhà họ Giả rằng: “Ông ấy lúc bệnh nặng, nói gì cũng không rõ ràng. Số tiền vốn 5 vạn lượng bạc thật ra là ở chỗ tôi. Từ khi từ biệt đã 10 năm trời, tôi cũng không thấy ông ấy quay lại. Tôi đã viết thư thúc giục ông ấy nhiều lần, nhưng không có hồi âm, tôi cảm thấy nghi hoặc và sợ hãi. Tôi giúp ông ấy quản lý số tiền ông ấy để lại, số tiền gốc cộng với tiền lãi lên tới 26 vạn lượng bạc”.

Thế là ông Đào lấy sổ sách và số bạc đó ra trao lại cho họ.

Bà góa của ông Giáp nói: “Những lời cuối cùng của người chồng quá cố của tôi chỉ cần nhận lại số tiền gốc. Chúng tôi đã cảm nhận được phẩm đức cao thượng, và sự thương nhớ người đã khuất của ngài. Chúng tôi đâu dám làm trái ý muốn của người chồng quá cố mà lấy nhiều hơn”.

Thế là ông Đào lấy 5 vạn lượng bạc tiền gốc trao cho họ, sau đó chia một nửa tiền lãi cho con trai nhà họ Giả, nửa còn lại, ông Đào mua mảnh đất phì nhiêu ở Ngô Môn cho họ, đồng thời lập khế ước, sau đó ông Đào đích thân đưa hai mẹ con nhà họ Giả về nhà.

Sau khi ông Đào trở lại, ông gặp một nhóm người của một gia tộc nọ có hơn 300 ngôi nhà cổ do tổ tiên để lại. Họ muốn bán vì nằm ở vùng sâu vùng xa. Người đại diện nói với ông Đào: “Những ngôi nhà này ban đầu có giá trị 300 lượng bạc. Bây giờ nếu ông đưa riêng cho tôi 500 lượng, và ký hợp đồng mua với 500 lượng bạc, thì ông có thể sở hữu tất cả những ngôi nhà này”.

Ông Đào gật đầu đồng ý. Sau đó, ông triệu tập các thành viên trong gia tộc đó đến nói: “Các anh vì nhà nghèo nên phải bán tài sản của tổ tiên. Tôi làm sao nỡ lòng lừa dối các anh? Tôi sẽ ký khế ước mua của các anh với giá gốc là 3000 lạng bạc”.

Các thành viên trong gia tộc đó đã cảm động rơi nước mắt. .

Thế là ông Đào tuyển dụng thợ thủ công, chuẩn bị vật liệu và bắt đầu công việc cải tạo một khu nhà này. Một ngày nọ, khi đang đào đất, họ tìm thấy hơn 20 vạn lượng bạc được giấu trong hầm. Ông Đào nói với các thành viên trong gia tộc đó rằng: “Số bạc này là do tổ tiên các anh để lại”.

Thế là ông Đào chia một nửa số tiền đó cho các thành viên của gia tộc đó, và họ rất vui mừng. Nhưng khi họ đi lấy bạc thì bạc lập tức hóa thành nước. Họ biết số bạc đó không phải của họ, nên đã trả lại cho ông Đào. Thế là ông Đào lại có được một số tiền lớn nữa. Ông Đào nói: “Việc này dễ giải quyết thôi”.

Vì vậy, ông Đào đã dùng tất cả số tiền đó để xây dựng một thôn trang từ thiện để giúp đỡ những người trong gia tộc đó.

Thái Nguyên – Epoch Times
Trung Hòa biên dịch (có lược bớt)

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Bí quyết “bách độc bất xâm” sẽ thay đổi hoàn toàn nhận thức của chúng ta

30/11/2022

20 bí quyết tráng kiện cơ thể của người thời xưa, đơn giản mà vô cùng khoa học

06/11/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?