Trong khi săn tìm vật chất tối, các nhà thiên văn vô tình phát hiện ra một dòng sao (được đánh dấu) trải dài giữa các thiên hà trong cụm thiên hà cách Trái đất 231 triệu năm ánh sáng. Đây cũng là dòng sao liên thiên hà đầu tiên và dài nhất từng được nhìn thấy. (Ảnh: Kính viễn vọng William Herschel/Román và cộng sự)
Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra một dải sao liên thiên hà. Nghiên cứu của họ tiết lộ rằng “dòng sao” khổng lồ, dài hơn hệ Ngân Hà khoảng 10 lần, cho thấy rằng nhiều cấu trúc như vậy có thể đang ẩn giấu trong không gian sâu thẳm.
Các dòng sao liên thiên hà là những sợi dài của các ngôi sao được bện chặt vào nhau bởi lực hấp dẫn. Những ngôi sao này có khả năng đã bị xé ra khỏi các thiên hà hoặc tinh vân mẹ bởi lực hấp dẫn của các thiên hà khác ở gần đó. Tuy các nhà khoa học đã lập bản đồ hàng chục dòng sao như vậy trong các thiên hà, bao gồm cả hệ Ngân Hà, nhưng cho đến nay, chưa có cấu trúc tương tự nào được phát hiện trong không giữa các thiên hà.
Trong nghiên cứu được công bố ngày 30/11 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên xác định và lập bản đồ một dòng sao giữa các thiên hà, trải dài qua quần tụ thiên hà Coma, còn có tên gọi là Abell 1656, một nhóm gồm hơn 1.000 các thiên hà nhỏ nằm cách Trái đất khoảng 321 triệu năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu đặt tên cho cấu trúc độc đáo này là Dòng Coma khổng lồ – được đặt tên như vậy vì đây cũng là dòng sao liên hành tinh lớn nhất từng được phát hiện.
Tác giả chính của nghiên cứu Javier Román, nhà vật lý thiên văn tại Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary, cho biết trong một tuyên bố: “Dòng sao khổng lồ này tình cờ đi qua đường quan sát của chúng tôi”.
Trong một nỗ lực đo vật chất tối bao quanh quần tụ thiên hà Coma, khi đang nghiên cứu quầng sáng của các ngôi sao phân tán xung quanh nhóm thiên hà, họ đã phát hiện ra dải sao.
Đồng tác giả nghiên cứu R. Michael Rich, một nhà thiên văn học tại Đại học California, Los Angeles, đã thực hiện những quan sát đầu tiên về Dòng Coma khổng lồ bằng kính viễn vọng cá nhân của mình. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn William Herschel mạnh hơn, nằm trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha, để nghiên cứu dải sao một cách chính xác.
Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện dòng sao ẩn nấp trong cụm thiên hà. Đồng tác giả nghiên cứu Reynier Peletier, một nhà thiên văn học tại Đại học Groningen ở Hà Lan, cho biết trong tuyên bố: Cấu trúc này là “một cấu trúc khá mỏng manh giữa một môi trường đối lập với lực hút và đẩy lẫn nhau của các thiên hà”. Thông thường, một thứ như thế này sẽ bị xé toạc bởi các thiên hà lớn hơn, ông nói thêm.
Đội nghiên cứu không rõ làm thế nào dòng sao liên hành tinh này có thể tồn tại và phát triển lớn đến vậy, nhưng một lời giải thích có thể là loại vật chất khó nắm bắt mà họ đang tìm kiếm ban đầu – vật chất tối. Mặc dù chiếm phần lớn vật chất trong vũ trụ, vật chất tối thực sự vô hình và chỉ có thể được phát hiện thông qua tương tác hấp dẫn của nó với vật chất nhìn thấy được. Nhóm nghiên cứu cho biết có thể vật chất tối ẩn nấp trong cụm thiên hà đã giúp kéo giãn dòng sao thành hình dạng hiện tại.
Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch nghiên cứu dòng sao này bằng kính thiên văn mạnh hơn để tìm hiểu thêm về cấu trúc bí ẩn và nguồn gốc của nó. Họ cũng hy vọng có thể phân tích từng ngôi sao trong dải sao để xem liệu chúng có điều gì độc đáo hay không.
Theo Livescience
NTD Việt Nam