Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Phát hiện hồ nước ngầm ‘hóa thạch’ 6 triệu năm tuổi nằm sâu dưới dãy núi ở Sicily, Ý

Phát hiện hồ nước ngầm ‘hóa thạch’ 6 triệu năm tuổi nằm sâu dưới dãy núi ở Sicily, Ý

khaimokhaimo25/12/202300
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Nước ngọt rò rỉ xuống lớp vỏ Trái đất 6 triệu năm trước đã bị mắc kẹt ở độ sâu hàng km bên dưới Dãy núi Hyblaean ở Sicily, tạo thành một tầng nước không hề thay đổi kể từ đó. Sicily là một hòn đảo ngoài khơi của Ý ở Địa Trung Hải. (Ảnh: ESA)

Một nghiên cứu mới cho thấy một túi nước ngọt lớn bị hút xuống lớp vỏ Trái đất cách đây 6 triệu năm vẫn đang bị chôn vùi sâu dưới dãy núi ở Sicily.

Nước ngọt có khả năng bị mắc kẹt dưới lòng đất trong cuộc khủng hoảng độ mặn Messinian, khi biển Địa Trung Hải khô cạn sau khi đáy đại dương xung quanh eo biển Gibraltar bắt đầu dâng cao, cô lập biển. Theo một nghiên cứu được công bố ngày 22/11 trên tạp chí Communications Earth & Environment, sự kiện này có thể khiến đáy biển tiếp xúc với nước mưa, thứ sau đó chảy xuống lớp vỏ Trái đất.

Nước mưa tích tụ và hình thành một tầng chứa nước trải dài ở độ sâu từ 700 đến 2.500 mét bên dưới dãy núi Hyblean ở miền nam Sicily, Ý và không hề thay đổi kể từ đó.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã điều tra trữ lượng nước ngầm sâu trong và xung quanh hệ tầng Gela, một bể chứa dầu và có một số giếng sâu. Họ đã xây dựng các mô hình 3D của tầng ngậm nước và ước tính nó chứa 17,5 km khối nước – nhiều hơn gấp đôi so với hồ Loch Ness ở Scotland.

Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình 3D để quay ngược thời gian và tái tạo lại địa chất trước đây của khu vực nghiên cứu, kéo dài từ Cao nguyên Hyblaean đến cao nguyên Malta ở trung tâm Địa Trung Hải.

Kết quả của họ cho thấy, trong kỷ Messinian vào 7,2 triệu đến 5,3 triệu năm trước, nước ngọt đã xâm nhập vào lớp vỏ Trái đất đến độ sâu hàng nghìn mét dưới mực nước biển hiện tại là do cuộc khủng hoảng độ mặn. Cuộc khủng hoảng đã chứng kiến ​​mực nước biển giảm khoảng 2.400 mét so với mức hiện tại ở một số khu vực của Địa Trung Hải.

Tác giả chính của nghiên cứu Lorenzo Lipparini, một nhà địa chất học tại Đại học Malta, Đại học Roma Tre và Viện Địa lý và Núi lửa Quốc gia của Ý, mô tả trong một email cho Live Science: “Hồ nước ngầm hóa thạch” này sau đó tích tụ trong một lớp đá vôi, hoạt động như “một loại bọt biển, nơi chất lỏng hiện diện trong các lỗ giữa các hạt đá”.

Nhưng để lời giải thích nói trên đúng, Lipparini và các đồng nghiệp của ông cần tìm một dường dẫn chuyển nước từ mưa và tuyết từ đáy biển Địa Trung Hải đến hệ tầng Gela nằm sâu trong lòng đất. Các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu rằng Vách đá Malta, một vách đá ngầm dài 300 km kéo dài về phía nam từ rìa phía đông của Sicily, “có thể là một ứng cử viên cho một kết nối trực tiếp như vậy”. Nói cách khác, đường dẫn có khả năng nằm trong vách đá.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cũng có thể trầm tích và các mỏ khoáng sản đã bịt kín đường dẫn dọc theo Vách đá Malta trong cuộc khủng hoảng độ mặn, ngăn không cho nước biển hòa trộn với nước ngọt trong tầng Gela trong hàng triệu năm sau đó.

Nhóm nghiên cứu hy vọng nước ngọt có thể được bơm lên để giảm bớt tình trạng khan hiếm nước ở Sicily và phát hiện này sẽ truyền cảm hứng cho những cuộc thám hiểm nước ngầm sâu tương tự ở các khu vực khác của Địa Trung Hải.

Theo Livescience

Xem thêm:

NTD Việt Nam

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Từ một học sinh hư hỏng, cá biệt trở thành con ngoan trò giỏi đứng đầu lớp nhờ ánh sáng của Phật Pháp

21/09/2017

Thiếu tướng nguyên tổng biên tập báo quân đội nói gì về Pháp Luân Công

26/08/2019
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?