Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Phật Pháp hồng truyền – Câu chuyện về Đường Thái Tông và Đường Tam Tạng | Văn hóa Thần truyền

Phật Pháp hồng truyền – Câu chuyện về Đường Thái Tông và Đường Tam Tạng | Văn hóa Thần truyền

khaimokhaimo14/05/202310
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tác giả: Điền Vân

[ChanhKien.org]

Các câu chuyện có thật trong lịch sử và thần thoại kể về thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh trải qua mọi gian khổ, hàng yêu trừ ma đã thành tựu nên kinh điển Tây Du Ký. Trong đời thực, kinh nghiệm từng trải của Pháp sư Huyền Trang đến Ấn Độ đã nổi tiếng cả trong và ngoài Trung Quốc. Vua Đường Thái Tông dành nhiều lời ca ngợi tôn sùng Pháp sư Huyền Trang, viết nên một giai thoại Phật Pháp tại Trung Nguyên.

Vào năm Trinh Quán thứ ba (năm 629) triều đại nhà Đường, Pháp sư Huyền Trang xuất hành từ Trường An, trải qua ba năm bôn ba gian khổ với chặng đường dài năm vạn dặm và đến Thiên Trúc (Ấn Độ hiện nay), ông dốc lòng học Phật tầm Đạo. Ngày 24 tháng Giêng năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), Pháp sư Huyền Trang mang theo 657 bộ điển tịch Phật học trở về Trường An làm chấn động cả nước.

Vua Đường Thái Tông cảm động với việc làm vĩ đại của Huyền Trang và gọi đó là “thắng triều thịnh sự” (một sự kiện long trọng vĩ đại của triều đình), ông truyền lệnh mở trường biên dịch tại chùa Hoằng Phúc ở Trường An, chuyên môn biên dịch kinh sách tiếng Phạn và yêu cầu Pháp sư Huyền Trang ghi chép lại những trải nghiệm mắt thấy tai nghe trong suốt hành trình đi Tây Thiên. Năm 646, Huyền Trang đã hoàn thành cuốn Đại Đường Tây vực ký với sự giúp đỡ của đệ tử Biện Cơ. Trong vòng 19 năm sau khi trở về nước, Pháp sư Huyền Trang đã dịch 1.335 cuốn kinh luận, tổng cộng hơn 1,3 triệu chữ, đây là cống hiến to lớn nhất trong việc phổ truyền Phật giáo ở Đông thổ.

Vở vũ kịch “Phật Pháp hồng truyền” do Đoàn Nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận) sáng tác năm 2010 đã dựa trên tư liệu có thật và diễn dịch thêm trên hình thức nghệ thuật hóa.

Vào một ngày trời quang đãng, bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Hòa thượng sau chuyến chu du cát bụi dặm trường cuối cùng về tới bên ngoài thành Trường An. Trong thành, rất nhiều quan viên cùng dân chúng đánh trống và nhảy múa chào đón long trọng ở đầu đường, vô cùng kính cẩn nghênh tiếp Phật Pháp. Vua Đường Thái Tông (tên thật là Lý Thế Dân) đã đích thân ra ngoài cửa cung kính nghênh đón Huyền Trang, không ngớt lời khen ngợi và thăm hỏi. Thầy trò Đường Tăng đã chia cho mọi người từng cuốn kinh Phật mà họ mang về, cả Thiên tử (nhà vua) cho đến dân thường đều nhận được kinh sách trong tay, bầu không khí trang nghiêm và hân hoan vui mừng khắp cả kinh thành.

Mời quý độc giả xem đoạn trích video trên Shen yun Zuo pin tại đây.

Vở vũ kịch này đã khắc họa rõ cảnh tượng không khí kính Phật triều đại nhà Đường. Đại Đường như biển lớn dung nạp trăm sông (hải nạp bách xuyên), thể hiện sự cởi mở, bao dung hiếm có trong lịch sử Trung Quốc, là thời kỳ Tam giáo Phật, Nho, Đạo đều hưng thịnh. Việc phổ truyền chính giáo khởi tác dụng quan trọng trong việc duy trì đạo đức, thúc đẩy sự phồn vinh và an định của đất nước.

Trong quá trình biên dịch kinh Phật, Pháp sư Huyền Trang từng dâng biểu thỉnh cầu Hoàng đế viết lời mở đầu cho bộ kinh văn được dịch. Đường Thái Tông vui vẻ nhận lời và viết Đại Đường Tam Tạng Thánh giáo tự(gọi tắt là Thánh giáo tự) để biểu dương. Huyền Trang cảm thấy đây là niềm vinh dự liền dâng biểu tạ ơn vua một lần nữa. Sau này, cao tăng Hoài Nhân của chùa Hoằng Phúc đã tập hợp văn tự trong thư pháp của Vương Hi Chi và đem khắc các văn tự này thành một văn bia, hiện vẫn còn nằm ở Bi Lâm, Tây An (Rừng bia đá ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây).

Toàn văn Thánh giáo tự có tổng cộng 1.904 chữ, bao gồm ba phần: lời mở đầu của Đường Thái Tông, bài ký (ghi chú) của Cao tông Lý Trị (là con trai thứ chín của Đường Thái Tông) và một bản kinh thư do đích thân Huyền Trang biên dịch.

Vua Thái Tông có trình độ văn học uyên bác tinh thâm, lời mở đầu Thánh giáo tự của ông cô đọng và súc tích, đã biểu đạt được sự giác ngộ và lòng kính trọng đối với Phật Pháp, cùng sự ca ngợi dành cho Huyền Trang với ngôn ngữ đậm chất thơ, xuất sắc bởi văn chương bay bổng cùng ý vị sâu sắc.

Lời mở đầu mô tả về việc trải qua mọi nguy hiểm của Huyền Trang: “Mạo hiểm ngàn trùng, chiếc bóng xông pha” (“Thừa nguy viễn mại, trượng sách cô chinh”). “Vạn dặm núi sông, vén mây mù hiện quang cảnh; muôn trùng nóng lạnh, đạp sương tuyết mà tiến bước” (“Vạn lý sơn xuyên, bát yên hà nhi tiến ảnh; bách trọng hàn thử, nhiếp sương vũ nhi tiền tung”).

Cách giải thích của vua Thái Tông về các nguyên lý Phật Pháp thậm chí còn cao siêu hơn: Nói về lớn, thì Đạo Phật trải rộng khắp cả vũ trụ. Nói về nhỏ, thì Đạo Phật nhỏ đến từng li từng tí (nhất ti nhất hào). Đạo Phật chủ trương bất sinh bất diệt, trải qua hàng nghìn kiếp vẫn không suy yếu. Lúc thì Đạo Phật ẩn đi, lúc thì hiện rõ, đem tới vô số niềm hạnh phúc cho đến tận ngày nay. Nguyên lý Phật Pháp huyền diệu cao thâm, tuân theo mà không biết được biên giới. Phật Pháp rất thâm sâu và bí ẩn, gột sạch phiền não, muốn khám phá cũng không có cách nào truy về cội nguồn được. (Nguyên văn Hán Nôm: “Đại chi tắc di ư vũ trụ, tế chi tắc nhiếp ư hào hi. Vô diệt vô sinh, lịch thiên kiếp nhi bất cổ, nhược ẩn nhược hiển, vận bách phúc nhi trường kim. Diệu đạo ngưng huyền, tuân chi mạc tri kỳ tế. Pháp lưu đam tịch, ấp chi mạc trắc kì nguyên”. Tạm dịch: Lớn thì bao trùm cả vũ trụ; Nhỏ thì chứa đựng đến tóc tơ. Không diệt không sinh, trải nghìn kiếp mà vẫn trẻ; Như ẩn như hiện, chở trăm phúc vẫn mới nguyên. Đạo lớn diệu huyền, đi mãi không biết đâu là bờ bến; Dòng pháp trong lắng, bơi lặn lường sao được ngọn nguồn).

Thái Tông ví nguyên lý Phật Pháp như “Từ vân” (Từ: từ bi, vân: mây trời), ca ngợi đó là “Pháp vũ” (Pháp: Phật Pháp, vũ: mưa) tưới mát, làm cho “Thương sinh tội nhi hoàn phúc” (tội của chúng sinh không chỉ được hoàn trả mà còn được phúc lành). Thái Tông còn viết: “Thị tri ác nhân nghiệp trụy, thiện dĩ duyên thăng, thăng trụy chi đoan, duy nhân sở thác”. Ý chính là: nhờ đó mà hiểu được làm việc ác sẽ theo nghiệp báo mà rơi vào bể khổ, hành thiện chắc chắn sẽ dựa vào Phật duyên mà được thăng lên thiên đường. Cho nên có thăng lên, có giáng xuống là ở việc làm của mỗi người.

Sự xuất hiện của Pháp sư Huyền Trang đã làm cho Hoa Hạ càng thêm thần kỳ, còn sự cởi mở của Đường Thái Tông đối với tín ngưỡng tôn giáo cùng sự hiểu biết sâu rộng về nguyên lý Phật Pháp của ông thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ, thán phục. Ông có nhận thức sâu sắc về vòng luân hồi nhân quả, khuyến khích quan dân tích thiện tránh ác, ông là vị “Thiên cổ nhất Đế” khai sáng nên Đại Đường thịnh thế, là tấm gương lưu truyền cho hậu thế. Một trang lịch sử huy hoàng xán lạn như vậy được tái hiện sinh động trên sân khấu, điều này thật đáng để ngợi khen.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun mỗi năm cho ra mắt chương trình biểu diễn hoàn toàn mới, từ âm nhạc, vũ đạo, bài hát, màu sắc, trang phục, phong cảnh, v.v. lấy từ nhiều bối cảnh và các khía cạnh khác nhau để tái hiện văn hóa Thần truyền 5,000 năm của Trung Hoa, giúp người ngày nay mở rộng tầm mắt. Các tác phẩm của Shen Yun dựa theo lịch sử, đằng sau những tiết mục ngắn hàm chứa nội dung văn hóa phong phú, ý nghĩa sâu xa, giúp khán giả mở mang thêm nhiều kiến thức.

Hiện nay (tính tới thời điểm bài viết này đăng trên zhengjian.org ngày 8/7/2022), bạn có thể thưởng thức hơn 60 tác phẩm những năm đầu của Shen Yun trên website Shen Yun Creations (www.shenyuncreations.com). Trong đó, có không ít tác phẩm thể hiện truyền thống tu luyện thời cổ đại, triển hiện vẻ đẹp của thế giới Thần Phật trên phương diện tinh thần, tín ngưỡng, khiến người xem phải suy ngẫm. Ngoài tác phẩm “Phật Pháp hồng truyền”, còn có những câu chuyện dựa trên Tây Du Ký như “Hầu vương thu phục Trư Bát Giới”, “Thu phục Sa Tăng”… mỗi tiết mục đều rất dí dỏm, thú vị và được đông đảo khán giả khen ngợi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276908

 

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Nguy cơ ung thư tăng nhanh ‘chóng mặt’, chúng ta cần phải làm gì?

02/12/2017

Từ một gã nghiện ma túy trở thành người lương thiện nhờ tu luyện Pháp Luân Công

11/04/2018
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?