Tăng Quốc Phiên cho rằng, một người có thể có được công danh hay không, chủ yếu nhìn người này khí khái như thế nào. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Con người một khi không có lòng kính sợ, thường thường sẽ trở nên không kiêng nể gì, muốn làm gì thì làm, muốn nói cái gì thì nói, muốn làm cái gì thì làm cái đó, muốn uống cái gì thì uống cái đó, thậm chí vô pháp vô thiên, cuối cùng tự chuốc lấy trái đắng.
Tăng Quốc Phiên, nhà quân sự, chính trị gia và nhà lý học trong lịch sử cận đại của Trung Quốc, đệ nhất danh thần cuối đời nhà Thanh. Tâm tồn ý thức kính sợ, bảo trì đầu óc thanh tỉnh, là hạch tâm cả đời làm quan làm chính trị của Tăng Quốc Phiên. Ông sở dĩ có được thành tựu lớn như thế, cùng mưu lược hơn người, cứng cỏi, tinh thần không chịu thua, công thành danh toại về mọi mặt, là nhờ vào cái tâm “kính sợ” của mình.
Trong Thái Căn Đàm có nói: “Từ thiên tử cho đến thứ dân, không có người nào không kính sợ mà không chết. Trên sợ Trời, dưới sợ dân, sợ ngôn quan nhất thời, sợ sử quan hậu thế”.
“Kính” có nghĩa là tôn trọng, “Úy” có nghĩa là sợ hãi. Biểu hiện ở nội tâm chính là không tồn tại tà niệm, biểu hiện ở bên ngoài chính là thân đoan trang nghiêm túc có uy nghi. Tăng Quốc Phiên cho rằng, thân ở quan trường, phải biết kính sợ. Trong thư nhà ông viết cho Tăng Kỷ Trạch: “Kính thì không kiêu ngạo, không lười biếng.
Chỉ với lòng kính trọng, chúng ta mới có thái độ thận trọng như đi trên băng mỏng; Trong một xã hội phức tạp hỗn loạn như vậy, mới có thể không bị phân tâm, không nóng vội, không bị những tư tưởng ích kỷ quấy rầy, không bị danh lợi cá nhân đè nặng, luôn khiêm tốn và ôn hòa, giữ nội tâm bền bỉ và tĩnh lặng, tuân theo sự tĩnh lặng và an nhiên của tâm hồn.
Đọc “Thư nhà Tăng Quốc Phiên” thấy một câu chuyện: Có một vị phụ tá tên là Lý Hồng Duệ, Tăng Quốc Phiên đặc biệt yêu thích người này, mật thất của ông chỉ có Lý Hồng Duệ được tùy tiện ra vào.
Lúc đó, trong số phụ tá của Tăng Quốc Phiên có “Tam Thánh Thất Hiền”, đều là những bậc nhà Nho nổi tiếng. Tăng Quốc Phiên ngưỡng mộ danh tiếng của họ và mời tất cả họ đến. Tuy nhiên, họ chỉ được bố trí những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống chứ không được đảm nhận những chức vụ cụ thể.
Một ngày nọ, Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Duệ đang nói chuyện trong phòng, tình cờ có một vị khách đến, Tăng Quốc Phiên ra ngoài tiếp khách, để Lý Hồng Duệ một mình trong phòng. Anh lật giở bản thảo trên bàn, thấy một bài “Bất động tâm thuyết”, là do một vị lão Nho nào đó viết. Lão Nho này, là một trong mười Thánh hiền. Có một đoạn trong bài văn bằng tiếng địa phương: “Nếu bạn đặt tôi trước một cô gái xinh đẹp, tôi có bị cám dỗ hay không? Tôi sẽ không. Bạn lại đem tôi đặt ở trước mặt chức quan to, tôi sẽ động lòng bởi quan to lộc hậu không? Tôi sẽ không”. Lý Hồng Duệ đọc đến đây, cảm thấy buồn cười, bèn cầm bút đề lên bài viết: “Trước cô nương xinh đẹp, trước chức quan lớn, lòng ông cũng bất động, chỉ muốn gặp Trung Đường (ý nói Tăng Quốc Phiên)”, viết xong rồi rời đi.
Tăng Quốc Phiên tiễn khách, trở lại thư phòng, nhìn thấy văn tự đề, thở dài một tiếng, nói: “Chắc chắn tiểu tử này đã làm điều đó”. Liền tìm đến Lý Hồng Duệ nói: “Những người này khó tránh khỏi có thành phần lừa đời lấy tiếng, lời nói và việc làm cũng không nhất trí, điều này ta biết. Tuy nhiên, họ đã đạt được địa vị ngày hôm nay là nhờ cái danh giả dối này. Hiện tại ngươi nhất định vạch trần, khiến cho bọn họ mất đi nguồn cơm áo, vậy cừu hận của họ đối với ngươi, há có thể so sánh với cừu hận trong ngôn ngữ bình thường. Đại họa sát thân diệt tộc, đều ẩn núp ở bên trong!”
Lý Hồng Duệ toàn thân toát mồ hôi lạnh, tiếp nhận giáo huấn, từ đó về sau kiềm chế bản thân thật sâu, thận trọng từ lời nói đến việc làm.
Kính sợ là đại trí tuệ trong nhân sinh, không chỉ là một loại thái độ nhân sinh, cũng là một loại chuẩn mực hành vi. Tăng Quốc Phiên nói mình bình sinh có “Tam úy”: Sợ thiên mệnh, sợ nhân ngôn, sợ quân phụ. Cả đời ông thường mang lòng kính sợ, thủ vững chuẩn tắc cơ bản làm người làm quan, bảo trì đầu óc thanh tỉnh, làm được nguyên tắc bất động, điểm mấu chốt không buông, luôn kiêng dè và cẩn thận. Trải qua tâm trạng như đi trên băng mỏng, và cuối cùng đã lên đến đỉnh cao, với thành tích rực rỡ, thành tựu chính mình.
Cổ nhân nói: “Sợ thì không dám liều lĩnh, có thể dưỡng đức, không sợ mà làm theo ý mình sẽ dẫn đến tai họa”. Con người một khi không có lòng kính sợ, thường sẽ trở nên không kiêng nể gì, làm bất cứ điều gì mình muốn, muốn nói gì thì nói, muốn uống gì thì uống, thậm chí vô pháp vô thiên, và cuối cùng phải tự chuốc lấy trái đắng do mình tạo ra.
Trong hoàn cảnh phức tạp của xã hội ngày nay, trước muôn hình vạn trạng cám dỗ, đặc biệt là quan viên đối mặt với đủ thứ trên đời, đối mặt với thế sự hỗn loạn, đối mặt với quyền lực trong tay, đối mặt với quần chúng nhân dân, pháp luật nước nhà, và với nội tâm của mình, họ phải giống như Tăng Quốc Phiên, nhất định phải biết “kính sợ” trong tâm. Chỉ với sự tôn kính, chúng ta mới ghi nhớ “thận trọng”, có cảm giác nguy cơ, mới có thể biết vị trí, tuân thủ quy củ, thực thực tại tại làm việc, làm người trong sạch, giữ lấy huyết mạch chính trị của riêng mình, trung thành với cương vị công tác, cúc cung tận tụy.
Theo Lý Quảng Tùng – Aboluowwang – Nguồn: Trích từ “Tầm nhìn khoa học xã hội đương đại” Số 08, 2014
Nguyên Anh biên dịch
NTD Việt Nam