Theo một nghiên cứu gần đây, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt trong đời sống của sinh viên đại học, từ lối sống đến việc luyện tập thể dục thể thao, sức khỏe tâm thần và cả những tương tác xã hội.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi các cơ quan y tế công cộng sẽ đánh giá lại các biện pháp cách ly phòng dịch trong tương lai và cho phép sinh viên đại học tự đưa ra quyết định. Những nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta cần phải hiểu được những biện pháp này đã tác động tiêu cực đến xã hội và các sinh viên đại học như thế nào.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Thể thao, Luyện tập thể dục và Sức khỏe. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của các quy định phòng dịch COVID-19 đối với việc luyện tập thể dục thể thao, sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ xã hội của 13 sinh viên đại học với nhiều sắc tộc khác nhau tại hai trường học có cách phòng dịch khác nhau. Đại học Western (WU) yêu cầu sinh viên phải ở nhà trong thời gian dài và bắt buộc đeo khẩu trang, ngược lại Đại học Southern (SU) thực hiện ít hạn chế xã hội hơn trong đợt phong tỏa đầu tiên vào tháng 3 năm 2020.
Mục tiêu là xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch COVID-19 đối với sinh viên và mối quan hệ giữa thời gian áp dụng các biện pháp phòng dịch và sức khỏe của sinh viên.
Ảnh hưởng đến việc luyện thể dục thể thao và sức khỏe
Theo nghiên cứu, những biện pháp phòng dịch như phong tỏa và cách ly xã hội làm gián đoạn việc luyện tập thể dục thường xuyên, mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn ngừa béo phì, đồng thời giảm mức độ nghiêm trọng và tiến triển của COVID-19.
Kết quả cho thấy 9 trong số 13 sinh viên, đặc biệt là những sinh viên của WU, nơi thực hiện các quy định phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt hơn, giảm hoặc ngừng hoàn toàn việc luyện tập thể dục thể thao.
Những lý do được sinh viên đưa ra gồm có phòng tập thể dục đóng cửa, việc ngừng các môn thể thao tiếp xúc, tăng thời gian sử dụng thiết bị điện tử, thiếu những thiết bị tập thể dục phù hợp, giữ khoảng cách với người khác, cách ly xã hội, không có chỗ tập luyện và đeo khẩu trang khiến việc tập thể dục trong nhà khó khăn và không thoải mái.
Trong số bốn sinh viên tích cực tập thể dục, có hai sinh viên của SU. Ngôi trường này chỉ phong tỏa trong thời gian ngắn, giúp sinh viên có thể luyện tập tại phòng tập thể dục hoặc ở nhà.
Hai sinh viên còn lại của trường WU đã cố gắng thực hiện các bài tập ngoài trời. Nhiều sinh viên cảm thấy lo lắng khi phải thay đổi từ lối sống năng động sang lối sống thụ động và dùng nhiều thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử.
Có hai sinh viên mặc dù trước đây tích cực tập thể dục nhưng sau đó đã ngưng hoàn toàn do phong tỏa và cách ly xã hội. Trong đó, một sinh viên cho biết cuộc sống của anh “đã thay đổi hoàn toàn” khi không tập thể dục và anh phải dành nhiều thời gian hơn để sử dụng máy tính. Người sinh viên còn lại cảm thấy mất động lực tập thể dục và sau đó đã bị tăng cân.
Nhiều nghiên cứu khác cũng ghi nhận kết quả tương tự, cho thấy thời gian phong tỏa tại nhà càng dài càng khiến việc luyện tập thể dục thể thao giảm và tăng tỷ lệ tăng cân ở người trưởng thành, từ đó dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Những trải nghiệm tích cực của sinh viên chỉ quay trở lại khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, các hoạt động xã hội được khôi phục, phòng tập thể dục mở cửa trở lại và sinh viên được tương tác với bạn bè.
Tuy rằng một số sinh viên cho rằng cách ly xã hội giúp họ có thêm thời gian để gắn kết với những thành viên khác trong gia đình hoặc không tham gia những môn thể thao nguy hiểm, nhưng các tác giả cho rằng điều này càng chứng tỏ cho nhu cầu “cần thường xuyên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong cuộc sống bận rộn hằng ngày; cũng như giao tiếp với gia đình và bạn bè; đồng thời cho thấy rõ rằng để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc, chúng ta cần được tự lựa chọn lối sống”.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ xã hội
Theo nghiên cứu, hầu hết sinh viên đại học, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đó, đều có những vấn đề như “tăng lo âu, trầm cảm, buồn phiền, thất vọng và rối loạn giấc ngủ” liên quan đến việc “phong tỏa, cách ly xã hội và tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử”.
Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác.Tuy nhiên, trong nghiên cứu này còn phát hiện thêm, một số sinh viên đã giảm sút khả năng học tập và không còn động lực học khi các lớp học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến.
Một sinh viên đã mắc chứng đau nửa đầu khi dùng nhiều thời gian để sử dụng thiết bị điện tử. Một sinh việc khác lo lắng rằng bản thân sẽ không thể kịp tốt nghiệp để đăng ký học cao học. Một sinh viên khác cho biết yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng học tập của mình.
Nghiên cứu cho thấy rằng bắt buộc sinh viên đeo khẩu trang có thể mang lại nhiều tác hại, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy hành vi đeo khẩu trang không làm thay đổi tỷ lệ nhập viện hoặc tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, hiện nay nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc phong tỏa “có rất ít hoặc không làm thay đổi tỷ lệ tử vong do COVID-19”.
Nói cách khác, việc tuân theo những quy định phòng dịch COVID-19 không những không mang lại lợi ích tích cực mà còn tác động tiêu cực đến cuộc sống của sinh viên.
Các tác giả còn thu được thêm một cách quả đặc biệt khác, nhóm sinh viên này, nhất là những sinh viên theo học WU phải thực hiện các biện pháp phòng dịch kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Một số sinh viên không còn tương tác với người khác, một số sinh viên phải sử dụng phần mềm Zoom để giao tiếp mặc dù không thích phương pháp này. Những sinh viên này cảm thấy không còn khả năng bày tỏ cảm xúc hoặc kết nối với người khác như trước.
Các tác giả cho biết: “Điều này một lần nữa củng cố cho lập luận rằng các biện pháp để đối phó với những đại dịch như COVID-19 không phải là hạn chế sự tiếp xúc của con người. Biện pháp này đã được chứng minh là có hại nhiều hơn là có lợi trong nhiều khía cạnh, trong đó bao gồm cả khả năng đối phó với COVID-19” .
Các cơ quan y tế nên tôn trọng ý chí tự do cá nhân
Các tác giả lưu ý rằng hầu hết những sinh viên trong nghiên cứu đều có “lớp bảo vệ” với những tác động này vì trước đó họ đều là những người năng động và không có nguy cơ cao mắc COVID-19 mức độ nặng hoặc tử vong do COVID-19.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng những tác động bất lợi này sẽ nặng nề hơn ở những người ít vận động hoặc những người bị suy giảm chức năng về thể chất hoặc xã hội, ví dụ như những người già hoặc người khuyết tật.
Đồng thời, bởi vì sinh viên đại học khỏe mạnh là những người thuộc nhóm có nguy cơ thấp nên nhóm tác giả kêu gọi các cơ quan y tế công cộng hãy đánh giá lại những biện pháp phòng dịch sẽ dùng trong tương lai, đồng thời tôn trọng “ý chí tự do và hoạt động phù hợp” của mỗi người để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
(Bài đăng trên The Epoch Times – Epoch Health của tác giả: Megan Redshaw)
(Megan Redshaw: Là một luật sư và nhà báo điều tra có nền tảng về khoa học chính trị. Cô cũng là người áp dụng liệu pháp tự nhiên truyền thống với các chứng chỉ bổ sung về khoa học dinh dưỡng và thể dục).
Theo The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch
THÔNG TIN ĐẶC BIỆT – HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:
-
- ‘Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) – Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
-
- ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
-
- Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
-
- Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.
NTD Việt Nam