Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
同是人,類(1)不齊(2);流俗眾(3),仁者(4)希(5)。
果(6)仁者,人多畏;言不諱(7),色(8)不媚(9)。
能親(10)仁(11),無限好(12);德(13)日進(14),過(15)日少(16)。
不親仁,無限害(17);小人(18)進(19),百事壞(20)。
Bính âm:
同(tóng) 是(shì) 人(rén), 類(lèi) 不(bù) 齊(qí);
流(liú) 俗(sú) 眾(zhòng),仁(rén) 者(zhě) 希(xī)。
果(guǒ) 仁(rén) 者(zhě), 人(rén) 多(duō) 畏(wèi);
言(yán) 不(bú) 諱(huì), 色(sè) 不(bú) 媚(mèi)。
能(néng) 親(qīn) 仁(rén), 無(wú) 限(xiàn) 好(hǎo);
德(dé) 日(rì) 進(jìn), 過(guò) 日(rì) 少(shǎo)。
不(bù) 親(qīn) 仁(rén), 無(wú) 限(xiàn) 害(hài);
小(xiǎo) 人(rén) 進(jìn), 百(bǎi) 事(shì) 壞(huài)。
Chú âm:
同(ㄊㄨㄥˊ) 是(ㄕˋ) 人(ㄖㄣˊ), 類(ㄌㄟˋ) 不(ㄅㄨˋ) 齊(ㄑㄧˊ);
流(ㄌㄧㄡˊ) 俗(ㄙㄨˊ) 眾(ㄓㄨㄥˋ), 仁(ㄖㄣˊ) 者(ㄓㄜˇ) 希(ㄒㄧ)。
果(ㄍㄨㄛˇ) 仁(ㄖㄣˊ) 者(ㄓㄜˇ), 人(ㄖㄣˊ) 多(ㄉㄨㄛ) 畏(ㄨㄟˋ);
言(ㄧㄢˊ) 不(ㄅㄨˊ) 諱(ㄏㄨㄟˋ),色(ㄙㄜˋ) 不(ㄅㄨˊ) 媚(ㄇㄟˋ)。
能(ㄋㄥˊ) 親(ㄑㄧㄣ) 仁(ㄖㄣˊ), 無(ㄨˊ) 限(ㄒㄧㄢˋ) 好(ㄏㄠˇ);
德(ㄉㄜˊ) 日(ㄖˋ) 進(ㄐㄧㄣˋ),過(ㄍㄨㄛˋ) 日(ㄖˋ) 少(ㄕㄠˇ)。
不(ㄅㄨˋ) 親(ㄑㄧㄣ) 仁(ㄖㄣˊ), 無(ㄨˊ) 限(ㄒㄧㄢˋ) 害(ㄏㄞˋ);
小(ㄒㄧㄠˇ) 人(ㄖㄣˊ) 進(ㄐㄧㄣˋ),百(ㄅㄞˇ) 事(ㄕˋ) 壞(ㄏㄨㄞˋ)。
Âm Hán Việt:
Đồng thị nhân, loại bất tề; lưu tục chúng, nhân giả hi.
Quả nhân giả, nhân đa úy; ngôn bất húy, sắc bất mị.
Năng thân nhân, vô hạn hảo; đức nhật tiến, quá nhật thiểu.
Bất thân nhân, vô hạn hại; tiểu nhân tiến, bách sự hoại.
Lời dịch:
Cùng là người, tính tình khác; thô tục nhiều, nhân từ ít.
Đúng người nhân, người kính sợ; nói thẳng lời, không xu nịnh.
Gần người nhân, tốt vô hạn; đức ngày tăng, lỗi ngày giảm.
Không gần nhân, hại vô cùng; tiểu nhân đến, trăm việc hỏng.
Từ vựng:
(1) loại (類): loại tính tình.
(2) tề (齊): giống nhau, như nhau.
(3) chúng (眾): rất nhiều, đông.
(4) nhân giả (仁者): người Nhân, đức hạnh nhân hậu.
(5) hi (希): rất ít, rất hiếm.
(6) quả (果): đúng là, quả thật là, chân chính.
(7) húy (諱): đem sự việc che giấu không dám tuyên bố.
(8) sắc (色): nét mặt, vẻ mặt.
(9) mị (媚): nịnh bợ, nịnh nọt, dùng lời ngon tiếng ngọt để lấy lòng.
(10) thân (親): tiếp cận, gần gũi, thân cận.
(11) nhân (仁): chỉ người đức hạnh nhân hậu, cao thượng.
(12) vô hạn hảo (無限好): lợi ích rất nhiều.
(13) đức (德): phẩm đức.
(14) nhật tiến (日進): tiến bộ từng ngày.
(15) quá (過): sai lầm.
(16) nhật thiếu (日少): từng ngày giảm bớt.
(17) vô hạn hại (無限害): có hại rất nhiều.
(18) tiểu nhân (小人): người có phẩm đức tồi tệ, xấu xa.
(19) tiến (進): tiến lên, hướng về phía trước.
(20) hoại (壞): bại hoại, hư hỏng, xấu, thối, hư.
Lời giải thích:
Cùng là nhân loại như nhau, nhưng tính tình thì không giống nhau, đại đa số đều là người bình thường, người thực sự có đức hạnh khoan hậu cao thượng thì vô cùng ít.
Nếu là người thực sự có đức tính khoan hậu cao thượng thì tất cả mọi người sẽ kính nể người ấy; bởi vì họ không nói lời nịnh hót, xu nịnh để lấy lòng người khác.
Nếu có thể gần gũi với người có đức hạnh khoan hậu thì lợi ích vô cùng nhiều, và phẩm đức của chúng ta cũng sẽ tiến bộ từng ngày, lỗi lầm cũng sẽ giảm bớt từng ngày.
Nếu không gần gũi với những người đức hạnh khoan hậu, không học tập họ, thế thì sẽ có rất nhiều tai hại. Bởi vì không có tấm gương mẫu mực để học tập thì những tiểu nhân đạo đức thấp kém kia sẽ thừa cơ tiếp cận, vô hình trung khiến chúng ta bị ảnh hưởng, dần dần chúng ta trở nên bại hoại. Đến cuối cùng, dẫu làm việc gì thì cũng sẽ thất bại.
Câu chuyện tham khảo:
Tề Cảnh Công tiếp thu lời can gián thi hành nền chính trị nhân từ
Thời Xuân Thu, có một năm tuyết lớn liên tục ba ngày liền không ngừng. Tề Cảnh Công khoác lên người áo lông cáo ngồi trên đài trong sảnh đường. Đại thần Yến Anh vào bái kiến, đứng một lúc thì Tề Cảnh Công nói: “Thật là lạ, cả ngày tuyết rơi nhiều như thế mà thời tiết lại không lạnh”. Yến Anh đáp: “Thời tiết không lạnh sao? Thần nghe nói các bậc hiền quân thời cổ đại khi ăn no thì nghĩ đến cái đói khát của người dân, khi mặc ấm thì nghĩ đến cái cơ hàn của người dân, lúc yên vui thì nghĩ đến cực khổ của người dân. Quân vương hiện tại không nghĩ đến những điều đó nữa rồi”. Tề Cảnh Công nói: “Nói rất hay! Ta nghe theo đề nghị của khanh”. Liền hạ lệnh phân phát áo da cùng ngũ cốc cho người dân đang chịu đói rét. (Trích từ “Yến Tử Xuân Thu”)
Văn Chủng cứu vua lâm cảnh qua cầu rút ván
Văn Chủng và Phạm Lãi là người nước Sở thời Xuân Thu, sau làm đại thần cho nước Việt. Việt Vương không nghe lời khuyên can của Phạm Lãi, tấn công nước Ngô bị thất bại. Văn Chủng mạo hiểm đến thỉnh cầu Ngô Vương, xá tội chết cho Việt Vương Câu Tiễn. Vì thế Ngô Vương Phù Sai đã rút quân. Sau đó Văn Chủng và Phạm Lãi phò tá cho Việt Vương, dốc sức quản lý quốc gia, nước Việt từ yếu nhược đã trở nên hùng cường. Khi tiêu diệt nước Ngô xong, Phạm Lãi công thành thân thoái (a), thay tên đổi họ đến nước Tề kinh doanh thương nghiệp. Từ nước Tề, Phạm Lãi gửi thư cho Văn Chủng nói rằng: “Chim đã hết cung tên vứt bỏ, thỏ chết rồi chó bị nấu ăn (b). Việt Vương là chỉ có thể cùng hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng lạc. Sao ông vẫn chưa rời đi?”. Văn Chủng xem xong thư lấy cớ bệnh không vào triều. Nhưng có người vu cáo hãm hại Văn Chủng chuẩn bị làm phản, thế là Việt Vương liền ban kiếm cho Văn Chủng để ông tự vẫn. (Trích từ “Sử Ký”)
Ghi chú của người dịch:
(a) Công thành thân thoái 功成身退: lập công trạng thành công rồi thì nên thoái lui về sau.
(b) Thỏ chết rồi chó bị nấu ăn 兔子打死了,獵狗就被煮來吃/兔死狗烹: ví với việc vua tôi đem giết những người đã từng góp công góp sức; hoặc có ý nghĩa là qua cầu rút ván; vắt chanh bỏ vỏ; ăn cháo đá bát.
Bản ghi âm tiếng Trung:
http://media.zhengjian.org/media/2008/11/12/dizigui-29.mp3
Dịch từ:
ChanhKien.org