Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (12) | Văn hóa truyền thống

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (12) | Văn hóa truyền thống

khaimokhaimo28/12/202310
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

罔談彼短(1) 靡恃己長(2) 信使可覆(3) 器欲難量(4)

Bính âm:

罔 (wǎng) 談 (tán) 彼 (bǐ) 短 (duǎn)

靡 (mí) 恃 (shì) 己 (jǐ) 長 (cháng)

信 (xìn) 使 (shǐ) 可 (kě) 覆 (fù)

器 (qì) 欲 (yù) 難 (nán) 量 (liáng)

Chú âm:

罔 (ㄨㄤˇ) 談 (ㄊㄢˊ) 彼 (ㄅ一ˇ) 短 (ㄉㄨㄢˇ)

靡 (ㄇ一ˇ) 恃 (ㄕˋ) 己 (ㄐ一ˇ) 長 (ㄔㄤˊ)

信 (ㄒ一ㄣˋ) 使 (ㄕˇ) 可 (ㄎㄜˇ) 覆 (ㄈㄨˋ)

器 (ㄑ一ˋ) 欲 (ㄩˋ) 難 (ㄋㄢˊ) 量 (ㄌ一ㄤˊ)

Âm Hán Việt:

Võng đàm bỉ đoản,

Mị thị kỷ trường.

Tín sử khả phúc,

Khí dục nan lượng.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Võng (罔): không được, không nên, chớ, đừng.

Đàm (談): đàm luận, bàn tán.

Bỉ (彼): người khác, kẻ khác, người ta.

Đoản (短): sở đoản, chỗ yếu, điểm yếu, khuyết điểm.

Mị (靡): không được, không nên, chớ, đừng.

Thị (恃): cậy, ỷ vào.

Kỷ (己): bản thân.

Trường (長): sở trường, chỗ mạnh, điểm mạnh, ưu điểm.

Tín (信): thành thật không lừa gạt, giữ uy tín.

Sử (使): khiến, làm cho.

Khả (可): có thể, có khả năng.

Phúc (覆): nghiệm chứng, kiểm nghiệm.

Khí (器): chỉ lòng dạ, phong thái, khí phách, khí độ của một người.

Dục (欲): nên phải.

Nan (難): khó khăn.

Lượng (量): đo, đo lường.

2. Nghĩa của từ:

(1) Võng đàm bỉ đoản (罔談彼短): Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác.

(2) Mị thị kỷ trường (靡恃己長): Đừng khoe khoang ưu điểm của mình.

(3) Tín sử khả phúc (信使可覆): Lời nói phải có uy tín, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm.

(4) Khí dục nan lượng (器欲難量): tấm lòng của một người nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường.

Lời dịch tham khảo:

Không nên bàn tán về khuyết điểm của người khác, càng không nên khoe khoang ưu điểm của bản thân.

Đối với những lời mà bản thân đã nói ra hoặc hứa hẹn, nhất định phải nói được làm được, kinh qua được kiểm nghiệm. Hơn nữa tấm lòng và khí độ cũng nên rộng lớn, lớn đến độ người khác khó có thể đo lường được.

Câu chuyện văn tự:

Trường 長: chữ này trong Giáp cốt văn có hai cách viết là “”, “ ”, thoạt nhìn như là một người có mái tóc rất dài, nghĩa mở rộng của chữ này là trường cửu (lâu dài). Chữ Kim văn viết là “”, thoạt nhìn có vẻ như là hạt giống từ trong đất nảy mầm lên, cho nên chữ này có nghĩa là sinh trưởng. Chữ Tiểu triện viết là “”, chữ này có ý là xa xưa, lâu đời.

Tín 信: Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “”. Tín là một chữ “Nhân” 人 đặt cạnh một chữ “Ngôn” 言, nghĩa gốc chính là ‘nhân ngôn vi tín’ (lời mà người nói ra là phải đáng tin); nghĩa rộng là chỉ sự thành thực, ý nói rằng lời người nói ra nhất định phải là sự thực, không lừa dối bản thân và cũng không dối gạt người khác, vậy mới có thể làm người khác tin tưởng bạn.

Khí 器: Kim văn có hai cách viết là “”, “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, nghĩa gốc là mãnh 皿 (đồ đựng). Khí là một chữ “Khuyển” 犬 (con chó) cộng thêm bốn chữ “Khẩu” 口 (miệng), bởi vì những thứ để đựng đồ vật đều để hở miệng, bốn cái miệng nghĩa là có rất nhiều thứ có thể dùng để chứa đựng như vậy, mà con chó là loài động vật rất giỏi giúp người trông coi canh giữ, cho nên đồ dùng của con người cũng phải để cho chó trông giữ.

Suy ngẫm và thảo luận:

Phú Bật là một bề tôi nổi tiếng của nhà Tống, vì rất có lòng độ lượng mà ông được mọi người kính trọng. Thời Phú Bật còn trẻ, có người ở trước mặt mọi người mà mắng chửi ông, nhưng ông lại làm ngơ, coi như không nghe thấy gì. Người bên cạnh nói với ông: “Người ấy đang mắng chửi anh kìa!”. Phú Bật đáp: “Chắc là anh ta đang mắng chửi người khác đấy!”. Người bên cạnh lại nói: “Thế nhưng hắn kêu tên của anh, lẽ nào lại đang mắng chửi người khác?”. Phú Bật nói: “Vậy có thể anh ta đang mắng chửi người trùng tên trùng họ với tôi thôi!”. Người mắng chửi kia sau khi nghe Phú Bật trả lời vậy thì liền cảm thấy rất xấu hổ.

Phú Bật thường răn dạy các em và con cháu rằng: “‘Nhẫn’ 忍 có thể giải quyết được rất nhiều chuyện. Nếu như có thể có các phẩm đức như thanh liêm, chất phác, thiện lương, v.v. và cộng thêm một chữ ‘Nhẫn’ nữa thì có việc gì mà làm không tốt đây?”. Một người có thể lấy thái độ khoan dung mà đối đãi người khác, đó không những là biểu hiện của người có tu dưỡng, đồng thời còn là biểu hiện về tâm tính cao thấp của họ. Bởi vậy, từ xưa đến nay mọi người đều đặc biệt tôn sùng những người hiền đức có phẩm đức khoan dung.

1. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có từng trải qua sự việc nào tương tự như câu chuyện trên hay không? Bạn đã đối mặt với chuyện ấy thế nào? Hãy cùng chia sẻ với mọi người nhé.

2. Bạn cho rằng thế nào là “khoan dung”? Khi người khác đối xử với chúng ta không tốt, chúng ta cần phải làm thế nào mới được gọi là “khoan dung”?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42586

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Vì sao những người này “tiếp xúc gần” với bệnh nhân Covid-19 mà không bị lây nhiễm?

29/01/2022

Phong trào cai nghiện Tình dục trên Thế giới

26/10/2021
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?