Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
孔懷 (1)兄弟,同氣 (2)連枝 (3)。交友 (4)投分 (5),切磨 (6)箴規 (7)。
Bính âm:
孔(kǒng) 懷(huái) 兄(xiōng) 弟(dì) ,
同(tóng) 氣(qì) 連(lián) 枝(zhī) 。
交(jiāo) 友(yǒu) 投(tóu) 分(fēn) ,
切(qiē) 磨(mó) 箴(zhēn) 規(guī) 。
Chú âm:
孔 (ㄎㄨㄥˇ) 懷 (ㄏㄨㄞˊ) 兄 (ㄒㄩㄥ) 弟 (ㄉㄧˊ),
同 (ㄊㄨㄥˊ) 氣 (ㄑㄧˊ) 連 (ㄌㄧㄢˊ) 枝 (ㄓ)。
交 (ㄐㄧㄠ) 友 (ㄧㄡˇ) 投 (ㄊㄡˊ) 分 (ㄈㄣˊ),
切 (ㄑㄧㄝ) 磨 (ㄇㄛˊ) 箴 (ㄓㄣ) 規 (ㄍㄨㄟ)。
Âm Hán Việt:
Khổng hoài huynh đệ,
Đồng khí liên chi.
Giao hữu đầu phận,
Thiết ma châm quy.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Khổng (孔): rất, lắm, phi thường.
Hoài (懷): hoài niệm, nhớ nhung, nhớ mong; thường xuyên mong nhớ.
Huynh (兄): anh, người nam sinh ra trước gọi là huynh.
Đệ (弟): em, người nam sinh ra sau gọi là đệ.
Đồng (同): cùng, đồng dạng, như nhau, giống nhau.
Khí (氣): thứ ngập tràn huyết mạch, xương cốt, cửu khiếu.
Liên (連): liên tục cùng nhau.
Chi (枝): cành nhánh phân ra từ thân cây.
Giao (交): kết giao.
Hữu (友): người cùng chí hướng, những người có tình cảm tương thông đều có thể gọi là “Hữu” (bạn).
Đầu (投): hợp, hợp nhau, hòa hợp, tính tình hợp nhau.
Phận (分): tình nghĩa, tình cảm.
Thiết (切): dụng cụ để cắt đứt.
Ma (磨): dùng đá mài để mài làm sáng bóng vật thể, làm cho sắc bén hoặc đạt được mục đích khác.
Châm (箴): khuyên nhủ, khuyên can, lời khuyên chân thành.
Quy (規): khuyến bảo, khuyên răn, khuyên nhủ cải chính, thay đổi.
2. Nghĩa của từ:
(1) Khổng hoài (孔懷): rất nhớ, tưởng nhớ, dùng để chỉ tình anh em. Trích từ “Thi – Tiểu Nhã – Thường Lệ”: “Tử tang chi uy, huynh đệ khổng hoài”. (Tang ma những buổi u buồn, Anh em thân thích lệ tuôn giòng sầu). Sau này dùng “khổng hoài” để chỉ “huynh đệ” (anh em).
(2) Đồng khí (同氣): cùng chung huyết khí của cha mẹ.
(3) Liên chi (連枝): liên kết cành nhánh.
(4) Giao hữu (交友): kết giao bằng hữu, kết bạn.
(5) Đầu phận (投分): tình cảm thân mật hợp nhau.
(6) Thiết ma (切磨): vốn dùng để chỉ các dụng cụ gia công bằng ngọc thạch, nghĩa rộng là nghiên cứu thảo luận học tập lẫn nhau.
(7) Châm quy (箴規): khuyên nhủ khuyên bảo.
Lời dịch tham khảo:
Anh em sống chung cần phải thân mật khoan dung, bởi vì cùng huyết khí cha mẹ (cùng là cha mẹ sinh ra), giống như cành nhánh liên kết cùng một gốc rễ. Kết giao với những người bạn tâm đầu ý hợp, tương thông về mặt cảm xúc, trong học tập hai bên có thể cùng nghiên cứu học hỏi lẫn nhau (nghiên cứu và thảo luận), khích lệ khuyên nhủ nhau trong cách cư xử (dùng ngôn ngữ trung thực, chính trực lương thiện để thuyết phục khuyên bảo).
Câu chuyện văn tự:
Hữu 友: Giáp cốt văn viết là “ ” ; mà “ ” là chữ “Hựu” 又 (lại, thêm), khi chúng ta nhìn từ mặt bên cạnh vào cổ tay và ngón tay, ngón áp út và ngón út đều bị ngón giữa che mất, chỉ có thể nhìn thấy ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, cho nên “Hựu” 又 nghĩa gốc là “Thủ” 手 (tay). Chữ “Hữu” 友 chính là hai chữ “Thủ” 手, đại biểu hai người tay trong tay, đồng tâm hiệp lực, có ý trợ giúp lẫn nhau.
Đầu 投: Chữ tiểu triện viết là “ ” ; “ ” giống hình dạng bàn tay và năm ngón tay, là chữ “Thủ” 手; “” là chữ “Thù” 殳, thời cổ đại trước đầu xe chiến đấu có dùng một binh khí như một cây gậy dài dùng để cách ly và ngăn chặn người đến gần, hoặc loại bỏ chướng ngại trên đường. Cho nên, “Đầu” 投 có nghĩa gốc là “Trịch” 擲, ý là ném văng ra xa.
Suy ngẫm và thảo luận:
“Ngũ luân” là những đạo lý của bậc thánh hiền thời cổ đại dạy bảo người đời cách ứng xử giữa cha con, vua tôi, vợ chồng, anh em và bạn bè, cũng chính là lời mà đức Mạnh Tử dạy “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trường ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (Cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, anh em có trật tự trên và dưới, bạn bè thành thật, tin tưởng) (1).
“Trưởng ấu hữu tự” (lớn nhỏ có trật tự) chính là anh chị em sống chung có thể thuận theo tuổi tác lớn nhỏ, tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của mình, tôn kính nhường nhịn lẫn nhau. Như là trong sách “Tam Tự Kinh” có câu chuyện “Dung tứ tuế, năng nhượng lê”, năm gần bốn tuổi Khổng Dung đã biết được đạo lý lễ nhượng (kính nhường) cho anh lớn.
Ngoài ra, bậc thầy hiền triết Khổng Tử còn dạy học trò mình rằng: “Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu; hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ; hữu tiện tịch, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ” (2), bởi vậy khi kết bạn phải cẩn thận thì đôi bên mới có được thụ ích ở mọi phương diện.
1. “Trưởng ấu hữu tự” là đạo lý mà bậc thánh hiền thời cổ đại dạy bảo chúng ta cách ứng xử giữa anh chị em với nhau; Khổng Dung vào năm bốn tuổi đã hiểu được phép lễ nhường đối với anh lớn. Hãy lắng nghe lại câu chuyện “Khổng Dung nhường lê”, sau đó bạn hãy nói một chút những điều tâm đắc trong cuộc sống thường ngày giữa bạn với anh chị em của mình nhé!
2. Mời bạn nghe câu chuyện “Quản Ninh cắt chiếu” dưới đây, sau đó hãy chia sẻ với mọi người về cách mà bạn chọn ra người bạn phù hợp với mình như thế nào nhé!
Phụ lục:
Chú thích:
(1) Giữa phụ tử (cha con) phải có tình cảm yêu thương nhân từ và hiếu thảo (cha phải từ, con phải hiếu), giữa quân thần (vua tôi) phải có “nghĩa”, hợp lễ tiết quy phạm (vua phải nhân, tôi phải trung), giữa vợ chồng phải có khác biệt trong ngoài (chồng là ngoại tướng, vợ là nội tướng), giữa anh em phải có thứ tự lớn nhỏ trước sau, giữa bạn bè phải có giao hảo thành tín (tình cảm tốt đẹp giữ uy tín).
(2) Trích từ “Luận Ngữ – Quý Thị Thiên”, lời dịch như sau:
Khổng Tử nói: “Bạn có ích có ba loại, bạn có hại có ba loại. Làm bạn với người chính trực thành tín, khoan dung, kiến thức uyên bác thì là có ích. Làm bạn với kẻ nịnh hót bợ đỡ, thủ thỉ dụ dỗ, hoa ngôn xảo ngữ (lời ngon tiếng ngọt) để nói hay nói tốt thì là có hại”.
Câu chuyện: Khổng Dung nhường lê
Khổng Dung là một nhà văn học cuối thời Đông Hán. Tự là Văn Cử, người nước Lỗ cuối thời nhà Hán, cháu đời thứ 20 của Khổng Tử.
Căn cứ theo ghi chép “Khổng Dung Gia Truyền”, Khổng Dung tổng cộng có bảy anh em, ông đứng thứ sáu. Lúc ông bốn tuổi, mỗi khi các anh em cùng ăn lê, các anh đều chọn quả lớn, ông lại luôn chọn quả nhỏ. Người lớn trong nhà hỏi ông nguyên nhân, ông đáp: “Con tuổi còn nhỏ, cho nên chọn quả lê nhỏ!”
Câu chuyện: Quản Ninh cắt chiếu
Quản Ninh và Hoa Hâm cùng cuốc đất trong vườn rau. Bỗng nhiên, hai người đều nhìn thấy trên mặt đất có vàng. Quản Ninh vung cuốc coi vàng cũng như gạch ngói không có gì khác nhau. Hoa Hâm lại cầm vàng lên một lúc rồi mới ném đi ra xa.
Còn có một lần, Quản Ninh và Hoa Hâm cùng ngồi trên một chiếc chiếu để đọc sách, có một vị quan ngồi xe ngựa màn che (thời cổ đại xe ngựa của quan ở cấp bậc đại phu trở lên có màn che), mặc miện phục (lễ phục thời cổ đại của quan có cấp bậc đại phu trở lên) đi ngang qua, Quản Ninh vẫn đọc sách như cũ, còn Hoa Hâm thì lại buông sách xuống đi ra ngoài ngó nghiêng. Thế là, Quản Ninh liền cắt chiếu làm đôi ngồi tách khỏi Hoa Hâm, và nói: “Cậu không phải là bạn của tôi nữa!”
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43799
ChanhKien.org