Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (25) | Văn hóa truyền thống

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (25) | Văn hóa truyền thống

khaimokhaimo15/05/202420
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

性靜情逸,心動 (1)神疲 (2) 。守真 (3)志滿 (4),逐物 (5)意移 (6)。

Bính âm:

性 (xìng) 靜 (jìng) 情 (qíng) 逸 (yì),

心 (xīn) 動 (dòng) 神 (shén) 疲 (pí)。

守 (shǒu) 真 (zhēn) 志 (zhì) 滿 (mǎn),

逐 (zhú) 物 (wù) 意 (yì) 移 (yí)。

Chú âm:

性 (ㄒㄧㄥˋ) 靜 (ㄐㄧㄥˋ) 情 (ㄑㄧㄥˊ) 逸 (ㄧˋ),   心 (ㄒㄧㄣ) 動 (ㄉㄨㄥˋ) 神 (ㄕㄣˊ) 疲 (ㄆㄧˊ)。

守 (ㄕㄡˇ) 真 (ㄓㄣ) 志 (ㄓˋ) 滿 (ㄇㄢˇ),    逐 (ㄓㄨˊ) 物 (ㄨˋ) 意 (ㄧˋ) 移 (ㄧˊ)。

Âm Hán Việt:

Tính tĩnh tình dật,

Tâm động thần bì.

Thủ chân chí mãn,

Trục vật ý di.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tính (性): tâm tính.

Tĩnh (靜): yên tĩnh, yên lặng, tĩnh mịch, không có tiếng động.

Tình (情): tâm tình, tình cảm.

Dật (逸): an dật, an nhàn, tự do tự tại, không bị ràng buộc.

Tâm (心): trái tim, tấm lòng, tâm tư.

Động (動): chuyển động, di chuyển, thay đổi.

Thần (神): tinh thần.

Bì (疲): mệt mỏi, uể oải.

Thủ (守): bảo trì, giữ vững.

Chân (真): chân thật, chân thực, chân thành; không có vọng niệm (ý nghĩ không chính đáng).

Chí (志): chí hướng, chí nguyện, đức hạnh.

Mãn (滿): viên mãn, hoàn hảo, tốt đẹp.

Trục (逐): truy cầu, theo đuổi.

Vật (物): vật chất.

Ý (意): ý chí.

Di (移): cải biến, thay đổi, biến đổi, sửa đổi.

2. Nghĩa của từ:

(1) Tâm động (心動): tâm tư biến động không yên.

(2) Thần bì (神疲): tinh thần uể oải, mệt mỏi.

(3) Thủ chân (守真): bảo trì trong tâm không có vọng niệm.

(4) Chí mãn (志滿): đức hạnh tự nhiên viên mãn.

(5) Trục vật (逐物): theo đuổi đời sống vật chất.

(6) Ý di (意移): thay đổi ý chí cầu tiến hướng về phía trước của bạn.

Lời dịch tham khảo:

Tâm tính an yên, tĩnh tại thì cảm xúc tự nhiên sẽ an nhàn tự tại, nếu như tâm tư biến động bất ổn thì tinh thần sẽ uể oải, mỏi mệt. Có thể bảo trì được tâm không có vọng niệm thì tự nhiên đức hạnh (đạo đức và phẩm hạnh) của bạn sẽ trở nên tốt đẹp, nếu chỉ biết theo đuổi đời sống vật chất, sẽ làm thay đổi ý chí cầu tiến, hướng thượng của bạn mà trở thành nước chảy bèo trôi (ý rằng sẽ xuôi theo dòng mà xuống thấp).

Câu chuyện văn tự:

Thông qua bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ “Tĩnh” 靜.

“Tĩnh” 靜 là một chữ hình thanh biểu ý, trong Giáp cốt văn không có chữ này, nhưng trong Kim văn có hai cách viết, thứ nhất là “”, một cách khác là“  ” . Học giả cho rằng “Tĩnh” có ý là không tranh giành, thanh tỉnh. “Tranh” 爭 ý là kéo vật về phía mình hoặc đưa vào mình, mà “Thanh” 青 là tỉ mỉ rõ ràng thoả đáng. Cho nên “Tĩnh” chính là tự cân nhắc xem xét ý nghĩ của mình, là một loại công phu hướng vào nội tâm mà tìm. Khi bạn nghĩ thông suốt nguyên nhân của sự việc rồi, cũng sẽ tâm bình khí hòa và không đi tranh giành nữa. Cổ nhân có câu: “Tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức” (ý nghĩa là: Lấy tĩnh để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng đức), bạn nhất định phải bỏ công sức để tu thân một phen mới có thể đạt được “Tĩnh”.

“Tĩnh” ngoài việc là một loại công phu tu thân ra, còn giúp giải thích các loại trạng thái như ổn định, yên tĩnh, thanh lọc, sáng tỏ, im lặng, thanh khiết, khoan thai, điềm tĩnh, bình thản, bình tĩnh, bình hòa… Cho nên “Tĩnh” là một trong những chữ mà rất nhiều người đọc sách thích viết để khuyến khích bản thân mình.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bài này đàm luận về vấn đề tâm tính và phẩm hạnh, cổ nhân cho rằng tâm tính là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cảm xúc và trạng thái tinh thần tốt hay xấu, nếu tâm tính tốt sẽ bảo trì bản tính thuần chân không có ham muốn, không bị cám dỗ bởi cuộc sống vật chất, có thể giúp chúng ta trở thành một người có chí hướng rộng lớn cao xa, thành người có đức hạnh cao siêu. Vậy thì, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận mấy vấn đề dưới đây, bạn hãy nói ra quan điểm, cách nhìn nhận của mình và chia sẻ với mọi người nhé.

1. Thế nào là tâm tính tốt?

2. Tại sao tâm tính không tốt sẽ khiến cho tinh thần khó chịu, mỏi mệt?

3. Bạn có hay suy nghĩ lung tung không? Chúng ta nên làm sao để loại bỏ nó nhỉ?

4. Hưởng thụ đời sống vật chất tốt đẹp luôn là mục tiêu theo đuổi của mỗi người, nhưng mà người xưa vẫn hay nói “Trục vật ý di”, câu này có ý gì? Có nghĩa là nếu chỉ biết theo đuổi đời sống vật chất, sẽ làm thay đổi ý chí cầu tiến, hướng thượng của bản thân. Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể cân bằng cả hai?

Phụ lục:

Câu chuyện “Mộc nhân thạch tâm” (người gỗ tim đá)

Vào triều đại nhà Tấn có một người tên là Hạ Thống học rộng tài cao, nhưng không chịu làm quan, rất nhiều người mời ông, đều bị ông từ chối. Lần nọ, ông có việc đến kinh thành, nhân tiện ghé thăm quan Thái úy Giả Sung, Giả Sung rất ngưỡng mộ ông, hy vọng có thể giữ ông lại để giúp việc chính sự. Thế nhưng không có cách nào để thuyết phục được ông, Giả Sung bèn dùng quyền thế để lôi kéo ông. Giả Sung lập tức triệu tập quân đội, xe ngựa, sắp xếp đội ngũ chỉnh tề, thổi kèn vang dội, mời ông cùng đi duyệt binh, đồng thời nói với ông rằng: “Nếu như ngươi đồng ý làm quan thì tất cả quân đội, xe ngựa này liền thuộc về ngươi chỉ huy, đây là việc mà người người đều hâm mộ”.

“Những quân đội, xe ngựa này quả thực là hùng tráng uy vũ, nhưng tôi không hề có chút hứng thú nào với chúng”, Hạ Thống thản nhiên đáp.

Giả Sung nghe xong cảm thấy rất thất vọng. Nhưng ông ta lại nghĩ, có lẽ Hạ Thống không thích quyền thế, nhưng chẳng lẽ không thích tài sắc sao? Thế là ông ta gọi một nhóm rất nhiều ca kỹ với dung mạo mỹ lệ, xiêm y rực rỡ tới trước mặt Hạ Thống rồi bắt đầu ca hát nhảy múa tuyệt đẹp. Giả Sung bèn nói với Hạ Thống: “Nếu như ngươi nguyện ý làm quan, những mỹ nữ này sẽ là của ngươi”. Thế nhưng Hạ Thống lại không chút do dự từ chối, ông đáp: “Sự hưởng thụ này quả thực là những thứ rất khó để có được, nhưng cũng không phải là thứ tôi muốn”. Trải qua mấy lần thuyết phục như vậy, Giả Sung biết quyền thế, sắc đẹp không cách nào đả động được Hạ Thống, liền giận dữ nói với mọi người: “Cái tên tiểu tử Hạ Thống này, thật giống như người làm từ gỗ, tim làm bằng đá”. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “Mộc nhân thạch tâm” dùng để miêu tả ý chí kiên định của một người, bất cứ cám dỗ nào cũng không thể dao động được anh ta, nếu như anh ta tiếp nhận cám dỗ, cải biến ý chí thì khi ấy chính là “Trục vật ý di” rồi.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43801

Ngày đăng: 18-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Uy lực của Đại Pháp: Tiết lộ bí mật của hạnh phúc và trẻ trung

12/03/2020

Âm nhạc cổ điển thực sự có sức mạnh chữa bệnh như thế nào?

20/11/2017
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?