Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
戶封八縣,家給千兵。
高冠陪輦,驅轂振纓。
Bính âm:
戶(hù) 封(fēng) 八(bā) 縣(xiàn) ,
家(jiā) 給(jǐ) 千(qiān) 兵(bīng) 。
高(gāo) 冠(guān) 陪(péi) 輦(niǎn) ,
驅(qū) 轂(gǔ) 振(zhèn) 纓(yīng) 。
Chú âm:
戶(ㄏㄨ?)封(ㄈㄥ)八(ㄅㄚ)縣(ㄒ│ㄢ?),
家(ㄐ│ㄚ)給(ㄐ│ˇ)千(ㄑ│ㄢ)兵(ㄅ│ㄥ)。
高(ㄍㄠ)冠(ㄍㄨㄢ)陪(ㄆㄟ?)輦(ㄋ│ㄢˇ),
驅(ㄑㄩ)轂(ㄍㄨˇ)振(ㄓㄣ?)纓(│ㄥ)。
Âm Hán Việt:
Hộ phong bát huyện,
Gia cấp thiên binh.
Cao quan bồi liễn,
Khu cốc chấn anh.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Hộ (戶): một cánh cửa gọi là hộ, ví với một nhà.
Phong (封): lấy đất đai, tước vị, danh hiệu thụ cấp cho vương tộc hoặc người có công.
Bát (八): số 8, mô tả số nhiều hoặc nhiều phương diện.
Huyện (縣): khu vực hành chính địa phương. Thời xưa thuộc châu, phủ, đạo. Nay là đơn vị hành chính ở dưới tỉnh mà trên thị trấn.
Gia (家): chỉ nhà, gia đình, quán, tiệm, xí nghiệp lớn.
Cấp (給): cho, ban cho.
Thiên (千): nghìn, ngàn.
Binh (兵): binh lính, quân nhân, chỉ thành viên cơ sở nhất trong quân đội.
Cao (高): chỉ độ cao.
Quan (冠): mũ, nón.
Bồi (陪): cùng, theo cạnh.
Liễn (輦): xe chuyên dùng cho vua.
Khu (驅): gắng sức chạy về phía trước, lao nhanh.
Cốc (轂): bánh xe.
Chấn (振): chấn động, dao động.
Anh (纓): dây nón.
2. Nghĩa của từ:
(1) Bát huyện (八縣): chỉ vùng đất lớn bằng tám huyện.
(2) Thiên binh (千兵): ngàn binh, đội vệ binh một ngàn binh sĩ.
(3) Cao quan (高冠): mũ quan chóp cao.
(4) Bồi liễn (陪輦): đi theo xe của vua.
(5) Khu cốc (驅轂): lái xe nhanh.
(6) Chấn anh (振纓): dây nón lay động.
Lời dịch tham khảo:
Các công thần chức tước cao được Thiên tử ban thưởng hậu hĩnh, mỗi người được ban cho đất đai lớn bằng tám huyện, và một ngàn binh sĩ làm hộ vệ bên cạnh.
Khi xe vua ra ngoài thị sát, rất nhiều đại thần đội mũ chóp cao đi bên cạnh xe vua. Khi chiếc xe lao nhanh thì dây mũ của các đại thần cũng lay động theo.
Câu chuyện văn tự:
Hộ (戶): chữ Giáp cốt viết là “ ” giống một cánh cửa, vì nhà nào cũng đều có cửa cả, vậy nên về sau chữ này được dùng với nghĩa chỉ “một hộ”, “một nhà”. Chữ Kim văn viết là “ ” và chữ Tiểu triện viết là ““” về mặt hình dáng chữ không có khác biệt mấy, đều trông giống một cánh cửa.
Huyện (縣): chữ Kim văn viết là “ ” chữ Tiểu triện viết là “ ”. Nghĩa ban đầu của chữ này là dùng dây mảnh treo một cái đầu bị treo ngược. Từ hình dáng chữ cho thấy bên trái là chữ Thủ “首” Kim văn viết ngược, bên phải là cuộn dây mảnh. Tuy nhiên phát triển về sau, chúng ta đều dùng chữ Huyện “縣” thành chữ Huyện 縣 trong “縣市” (huyện thị), “縣長” (huyện trưởng). Mà ý nghĩa ban đầu lại thêm chữ Tâm “心” bên dưới chữ Huyện “縣” trở thành chữ Huyền “懸” mới biết được.
Liễn (輦): Kim văn viết là “ ” , trong chữ có hai chữ Phu “夫” cũng là chỉ người, do đó Liễn “輦” là giống như hai người đang kéo xe vậy. Chữ Liễn trong Tiểu triện viết là “ ” trông rất giống với chữ Liễn “輦” ngày nay.
Suy ngẫm và thảo luận:
Chúng ta biết Hán Cao Tổ Lưu Bang có thể bình định thiên hạ là nhờ có những công thần hiền lương. Danh tướng thời kỳ đầu nhà Hán – Hàn Tín là một trong số ấy. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc một vài câu chuyện nhỏ về Hàn Tín nhé.
Hàn Tín là người Hoài Âm (Giang Tô ngày nay), thời niên thiếu đã mất cả cha lẫn mẹ, cuộc sống rất cơ cực, thường xuyên không có cơm ăn, chỉ đành đến bên sông Hoài câu cá kiếm sống, nếu câu được cá thì có thể đem bán lấy tiền mua gạo, nhưng nếu không câu được thì đành để bụng đói mà thôi. Lúc bấy giờ bên bờ sông Hoài có một nhóm phụ nữ lớn tuổi đang giặt lụa, mỗi người làm ở đây đều mang theo giỏ cơm. Một người trong số họ thấy Hàn Tín đói rũ rượi liền đem phần cơm của mình chia cho cậu, liên tục mấy chục hôm liền như vậy. Hàn Tín vô cùng cảm kích nói với bác gái ấy rằng: “Sau này con nhất định báo đáp bác thật tốt”. Nhưng bác gái ấy lại nổi giận với cậu: “Ta thấy cậu đáng thương nên mới mang cơm cho cậu ăn, chẳng mong cầu báo đáp gì hết!”
Sau này Hàn Tín được Hán Cao Tổ Lưu Bang trọng dụng, phong làm tướng quân, trong cuộc chiến giữa hai nhà Hán – Sở, Hàn Tín đã lập được chiến công hiển hách giúp Hán Cao Tổ giành được thiên hạ, cùng với Trương Lương, Tiêu Hà được gọi là “Hưng Hán tam kiệt”. Hàn Tín được phong làm Sở Vương. Đất Sở vốn là quê hương của Hàn Tín, ông là người có ơn báo ơn, Hàn Tín đã tìm cách tìm được bác gái năm xưa chia cơm cho mình, ông không ngớt cảm tạ bà, lại lấy ngàn vàng báo đáp. Tuy rằng bác gái ấy không màng đến số tiền này, nhưng vì từ chối không được nên đành nhận lấy cảm tạ rồi rời đi.
Dựa trên câu chuyện này, người đời sau đã rút ra câu thành ngữ “bữa cơm ngàn vàng”, để ví với việc mang ơn trả ơn hậu hĩnh. Cũng có người dùng câu “ân tình bữa cơm” để nói về việc có ơn thì phải báo đáp.
(1) Bạn cho rằng đạo lý mà câu chuyện này nhắn nhủ với chúng ta là gì?
(2) Bạn đã bao giờ được ai đó giúp đỡ chưa? Bạn đã báo đáp người ấy như thế nào?
(3) Bạn đã bao giờ giúp đỡ ai đó chưa? Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác? Hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn với mọi người nhé.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44312
Ngày đăng: 23-03-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org