Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
九州禹跡,百郡秦並。
岳宗泰岱,禪主雲亭。
Bính âm:
九(jiǔ) 州(zhōu) 禹(yǔ) 跡(jī),
百(bó) 郡(jùn) 秦(qín) 並(bìng) 。
岳(yuè) 宗(zōng) 泰(tài) 岱(dài) ,
禪(shán) 主(zhǔ) 雲(yún) 亭(tíng) 。
Chú âm:
九﹙ㄐㄧㄡˇ﹚州﹙ㄓㄡ﹚禹﹙ㄩˇ﹚跡﹙ㄐㄧ﹚,
百﹙ㄅㄛˊ﹚郡﹙ㄐㄩㄣˋ﹚秦﹙ㄑㄧㄣˊ﹚並﹙ㄅㄧㄥˋ﹚。
岳﹙ㄩㄝˋ﹚宗﹙ㄗㄨㄥ﹚泰﹙ㄊㄞˋ﹚岱﹙ㄉㄞˋ﹚,
禪﹙ㄕㄢˋ﹚主﹙ㄓㄨˇ﹚雲﹙ㄩㄣˊ﹚亭﹙ㄊㄧㄥˊ﹚
Âm Hán Việt:
Cửu châu Vũ tích,
Bách quận Tần tính.
Nhạc tôn Thái Đại,
Thiện chủ Vân Đình.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Châu (州): tên địa khu hành chính thời cổ đại.
Vũ (禹): Đại Vũ, nhà trị thuỷ thời cổ đại, người kiến lập nên nhà Hạ.
Tích (跡): dấu chân.
Quận (郡): tên địa khu hành chính thời cổ.
Tần (秦): nhà Tần.
Tính (並): sáp nhập.
Nhạc (岳): núi cao.
Tôn (宗): tôn sùng.
Đại (岱): tên gọi khác của núi Thái Sơn.
Thiện (禪): trong bài từ Thiện này là chỉ đại lễ tế Đất. Đại lễ cúng tế Trời Đất của Đế vương thời cổ đại được gọi là “phong thiện”.
Chủ (主): chủ yếu.
Vân (雲): tên gọi tắt của núi Vân Vân Sơn.
Đình (亭): tên gọi tắt của núi Đình Đình Sơn.
2. Nghĩa của từ:
(1) Cửu châu (九州): Cửu châu đảo, phiếm chỉ thiên hạ, cả nước Trung Quốc cổ đại được phân thành chín địa khu hành chính.
(2) Bách quận (百郡): thời nhà Hán sau khi diệt Tần, thì đem 36 quận vốn có của cả nước phân lại thành 103 quận, gọi tắt là bách quận.
(3) Thái Đại (泰岱): tức là Thái Sơn, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.
(4) Vân Đình (雲亭): hai ngọn núi gần Thái Sơn.
Lời dịch tham khảo:
Đại Vũ người lập nên nhà Hạ, sau khi dẹp được hồng thuỷ, đã đem các khu vực hành chính của cả nước phân lại thành chín châu. Vì để trị hồng thuỷ Đại Vũ đã đi khắp thiên hạ, vậy nên mỗi châu đều lưu lại dấu chân ông từng đến khảo sát. Chế độ quận huyện của Trung Quốc là sau khi Tần Thuỷ Hoàng diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ mới kiến lập nên, lúc bấy giờ cả nước được phân thành 36 quận, đến thời nhà Hán đã phân lại thành 103 quận. Việc thiết lập những chế độ này có ảnh hưởng sâu sắc đối với các thế hệ sau.
Trong năm ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc thì Đông Nhạc Thái Sơn là được tôn sùng nhất, đứng đầu quần thể núi. Nhiều đời vua vì để báo đáp công đức của Trời Đất đều chọn núi Thái Sơn làm nơi tế Trời (gọi là “phong”), còn núi Vân Vân Sơn hoặc Đình Đình Sơn ở gần đó làm nơi tế Đất (gọi là “thiện”), để hoàn thành đại lễ cúng tế Trời Đất.
Câu chuyện văn tự:
Thiện (禪): cũng là chữ hình thanh hội ý, xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện. Chữ Thiện trong Tiểu triện viết là “ ” khá giống với chữ Thiện chính thể hiện nay, chữ Thiện (禪) Tiểu triện: có bộ Thị (示) biểu nghĩa và chữ Thiện (單) biểu âm, nghĩa gốc là “tế Trời” (xem Hán – Hứa Thận «Thuyết văn giải tự»), đại lễ cúng tế Trời Đất chư Thần của các vua cổ đại được gọi là “phong thiện”, cũng có người gọi việc tế Trời là “phong”, việc tế Đất là “thiện”. Vậy nên Thị (示) biểu nghĩa. Mà chữ Thiện (單) có nghĩa là trọng đại, phía trên chữ Thiện (單) có hai bộ Khẩu (口) sóng đôi ra âm Huyên (喧), là tiếng la hét, âm thanh lúc la hét thường rất lớn, do đó nghĩa gốc của nó lấy chữ Đại (大) để giải thích, vậy nên chữ Thiện (單) biểu âm. Thiện (禪) là lễ tế trọng đại, tuy nhiên chữ Thiện (禅) trong giản thể đã không còn thấy được ý nghĩa của lễ tế trọng đại nữa rồi.
Suy ngẫm và thảo luận:
Câu chuyện: Đại Vũ trị thuỷ
Theo ghi chép của «Sử Ký – Hạ Bổn Ký», Đại Vũ cũng là hậu duệ của Hoàng Đế. Tính ra có lẽ là cháu năm đời của Hoàng Đế. Vào thời Đế Nghiêu, hồng thuỷ ngất trời, rất nhiều nơi bị ngập trong nước lớn, không thể cư ngụ cũng không thể trồng trọt được, cuộc sống của dân chúng rơi vào vực thẳm khốn khổ, khiến Đế Nghiêu lo lắng vô cùng. Vì để giải trừ khốn khổ của dân chúng, ông đã trưng cầu khắp nơi để tìm người có tài năng trị thuỷ đến giúp ông trị thuỷ, kết quả mọi người đều tiến cử Cổn là cha của Vũ đi trị thuỷ. Mặc dù Đế Nghiêu thấy Cổn quá kiêu ngạo, rất khó tiếp thu ý kiến của người khác, không phải là nhân tài xuất sắc, nhưng nhất thời cũng không tìm được ai khác, lại thêm sự hết lòng tiến cử của mọi người nên đành giao cho Cổn đi trị thuỷ. Cổn áp dụng phương pháp đắp đập vây chặn để trị thuỷ, ở chỗ có lượng nước không lớn, biện pháp này cũng được xem là hiệu quả, nhưng khi thế nước càng ngày càng lớn thì chống đỡ không nổi. Nước càng chặn càng nhiều, nước lớn tràn qua đập, rồi phá vỡ đập, từ chỗ bị vỡ mà cuồn cuộn trào ra, trong chốc lát ruộng vườn trở thành ao hồ, còn nghiêm trọng hơn cả khi chưa có đập. Bởi phương pháp trị thuỷ không đúng, lại không tiếp thu ý kiến của người khác, nên Cổn mất chín năm mà không những không trị được thuỷ, trái lại còn tạo thành tai hoạ lớn hơn. Do đó Thuấn thừa hành Thiên tử phán xử tử ông, kết quả Cổn chạy đến núi Vũ rồi nhảy xuống vực tự sát mà chết. Truyền thuyết kể rằng Cổn sau khi chết thì hoá thành một con ba ba lớn có ba chân màu vàng, cũng có người nói là gấu vàng, chui vào trong vực không xuất hiện trở lại nữa.
Đế Nghiêu vẫn luôn canh cánh trong lòng về việc chưa bình định được hồng thuỷ, do đó Thuấn đã tiến cử con trai của Cổn là Vũ, tiếp tục phụ trách công việc trị hồng thuỷ. Theo ghi chép trong «Sử Ký», Vũ là một quân tử thông minh cơ trí, chịu khó chịu khổ, ông tuân thủ đạo đức, nhân ái dễ gần, lời nói đáng tin cậy, vậy nên khi trị thuỷ ông được rất nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. Ông còn là người nghiêm thủ kỷ cương, mẫu mực, vì việc công quên mình, trong 13 năm trị thuỷ, không hề nghỉ ngơi ngày nào. Ông từng đi qua nhà ba lần nhưng không vào, không hề chú trọng việc ăn, mặc, ở, đi lại của bản thân, chi phí tiết kiệm được đều dùng cho việc trị thuỷ. Vất vả khiến ông hao gầy, bôn ba khắp nơi khiến lông chân đều trụi sạch, lưng còng như một ông cụ, tuy nhiên nhất cử nhất động của ông đều khiến người ta kính phục. Trong suốt 13 năm, ông đã đi khắp mọi nơi ở Trung Quốc, bất kể là núi cao, sông lớn, sa mạc, vùng biển đều có dấu chân của ông cùng những sự tích về ông, nên mới nói “cửu châu đảo Vũ tích”.
Vũ trị thuỷ là dùng phương pháp khơi thông, ông nhận thấy nguyên nhân nước lớn không lùi là vì có các rặng núi lớn nhỏ ngăn trở dòng chảy của hồng thuỷ, rất nhiều sông ngòi tắc nghẽn không thông, dòng nước không tìm được chỗ thoát, không thể đổ ra biển, vậy nên nước tràn lan khắp nơi thành tai hoạ. Sau khi khảo sát cẩn thận, ông quyết định từ Bắc xuống Nam, thuận theo địa thế, đào bới vách núi, khơi thông sông ngòi, dẫn nước về chỗ thấp, đưa vào biển lớn, cuối cùng dẹp được hoạ hồng thuỷ.
Vũ không những trị thuỷ, mà còn quan tâm đến cuộc sống của dân chúng, thương xót chúng sinh, ông lệnh cho Bác Ích dạy người dân trồng lúa ở chỗ thấp trũng ẩm ướt, sau mùa bội thu ông lại lệnh cho Hậu Tắc chia lương thực cho những nơi thiếu thốn, để bách tính thiên hạ đều không bị đói. Ông lại dựa theo hình thế núi sông chia thiên hạ thành chín khu vực hành chính là Kí châu, Duyệt châu, Thanh châu, Từ Châu, Dương châu, Kinh châu, Dự châu, Lương châu, Ung châu (đây chính là nguồn gốc của cửu châu đảo). Đồng thời dựa theo sự khác nhau của nước, đất, khí hậu của các châu và sức sản xuất khác nhau mà định ra số lượng cùng loại cống phẩm và thuế ruộng, để bách tính thiên hạ đều có thể an cư lạc nghiệp.
Dưới sự trị vì của Vũ, thiên hạ thống nhất, khắp nơi đều có thể cư trú, cửu châu đảo thông suốt không bị ngăn trở, tất cả sông hồ kênh mương không còn tắc nghẽn nữa, những đầm sâu hồ lớn cũng đều có bờ kè không còn bị tràn nữa, bách tính thực sự đã thoát khỏi sự đe dọa của hồng thuỷ, không còn phải lang bạt nữa. Đến cả Đế Thuấn cũng cảm động sâu sắc trước công trạng này của ông, do đó đã đề xuất Vũ kế vị. Ba năm sau khi vua Thuấn qua đời, dù Vũ nhường ngôi vị cho con trai của Thuấn là Thương Quân, nhưng chư hầu thiên hạ đều không ủng hộ Thương Quân, trái lại cứ đến bái chầu Vũ, do vậy Vũ đành phải kế vị Thiên tử, lấy quốc hiệu là Viết Hạ.
Đại Vũ với nghị lực chịu khổ phi thường, tinh thần vị công quên mình, và tấm lòng nhân ái đã giành được sự cảm phục của những người đương thời lẫn hậu nhân, vậy nên được người đời gọi với cái tên “Đại Vũ” hay “Thần Vũ” để biểu thị sự ca ngợi ông bằng cả tấm lòng.
(1) Các bạn hãy cho biết sự khác nhau trong phương pháp trị thuỷ của Cổn và Vũ?
(2) Vì sao Đại Vũ được người đời cảm phục và ca ngợi?
(3) Chúng ta hãy thử cùng nhau nói xem việc Vũ “Ba lần đi qua nhà nhưng không vào” thể hiện ý nghĩa gì?
ChanhKien.org