Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
耽讀玩,寓目囊箱。
易輶攸畏,屬耳垣牆。
Bính âm:
耽(dān) 讀(dú) 玩(wàn) 市(shì),
寓(yù) 目(mù) 囊(náng) 箱(xiāng)。
易(yì) 輶(yóu) 攸(yōu) 畏(wèi),
屬(zhǔ) 耳(ěr) 垣(yuán) 牆(qiáng)。
Chú âm:
耽(ㄉㄢ)讀(ㄉㄨˊ)玩(ㄨㄢˋ)市(ㄕˋ),
寓(ㄩˋ)目(ㄇㄨˋ)囊(ㄋㄤˊ)箱(ㄒㄧㄤ)。
易(ㄧˋ)輶(ㄧㄡˊ)攸(ㄧㄡ)畏(ㄨㄟˋ),
屬(ㄓㄨˇ)耳(ㄦˇ)垣(ㄩㄢˊ)牆(ㄑㄧㄤˊ)。
Âm Hán Việt:
Đam độc ngoạn thị,
Ngụ mục nang sương.
Dị du du uý,
Thuộc nhĩ viên tường.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Đam (耽): mê đắm, yêu thích.
Ngoạn (玩): ngắm nhìn, thưởng thức.
Thị (市): nơi tiến hành mua bán, mậu dịch.
Ngụ (寓): nhìn bằng mắt.
Nang (囊): đóng gói đồ đạc vào túi.
Dị (易): coi thường, khinh mạn.
Du (輶): nhẹ nhàng.
Du (攸): là trợ từ, không có nghĩa.
Uý (畏): lo sợ.
Thuộc (屬): ý nghĩa là ghé vào, tựa vào.
Viên (垣): tường.
Nghĩa của từ:
Ngụ mục (寓目): đọc qua, xem qua, nhìn chăm chú.
Nang sương (囊箱): rương đựng sách.
Thuộc nhĩ (屬耳): ghé tai nghe lén.
Viên tường (垣牆): vách tường.
Lời dịch tham khảo:
Vương Sung khi nhỏ rất thích đọc sách, tuy nhiên vì gia cảnh nghèo khó, không có tiền mua sách, đành phải thường xuyên đến tiệm sách để đọc, cậu có khả năng đọc đâu nhớ đó, chỉ cần đọc qua cuốn sách nào thì sẽ ghi nhớ trong đầu, như thể cất sách trong rương vậy, không lo quên mất.
Nếu chuyện nhỏ mà coi nhẹ không để ý, thì sẽ chuốc họa vào thân. Vậy nên nói lời phải cẩn thận chú ý, đề phòng tai vách mạch rừng.
Câu chuyện văn tự:
Sương (箱): Kim văn viết là “”, hình dạng giống một dụng cụ đựng đồ hình vuông. Đến Tiểu triện thì viết thành “”, nghĩa gốc là chỗ chứa vật phẩm hoặc cho người ngồi ở trong xe, mà những chỗ thế này thông thường sẽ có nắp che bên trên, bên dưới sẽ lót chiếu, chiếu là thứ được bện từ tre, vậy nên trong chữ Sương (箱) có bộ Trúc (竹).
Dị (易): trong Giáp cốt văn viết là “”, bên trái giống như miếng thiếc, bên phải ba nét phẩy giống như thứ chất lỏng. Đến Kim văn được viết là “”, hình dáng trông giống con sâu. Tiểu triện viết là “”, hình dáng chữ tương tự với cách viết trong Kim văn, bên trên giống cái đầu, bên dưới là bốn cái chân. Vì hình dáng chữ rất giống con rắn mối, vậy nên nghĩa gốc của nó là rắn mối hay thằn lằn. Tuy nhiên chữ Dị (易) thường dùng hiện nay thì ý nghĩa đều đã thay đổi rồi.
Nhĩ (耳): Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “”, đều là vẽ theo hình dáng bên ngoài của tai, đến Tiểu triện thì viết là “”, bên ngoài giống với viền tai, đường ngang ở giữa giống nhĩ khiếu, mà nhĩ khiếu chính là lỗ tai dùng để nghe âm thanh. Nên nghĩa gốc của Nhĩ (耳) là nghe, tức là cơ quan thính giác.
Suy ngẫm và thảo luận:
Vương Sung hiếu học
Vương Sung tự là Trọng Nhiệm, người huyện Thượng Ngu, quận Cối Kê, ông là nhà tư tưởng và nhà phê bình văn học nổi tiếng thời Đông Hán. Từ nhỏ đã thông minh hiếu học, sau này đến thành Lạc Dương vào học tại trường Thái học, làm học trò của học giả nổi tiếng Ban Bưu. Vương Sung vì nhà nghèo không có tiền mua sách, nên thường chạy đến cửa hàng sách, đọc từ đầu đến cuối tất cả các sách được bày trên kệ của nhà sách. Bởi vì trí nhớ của ông rất tốt, nên có khả năng đọc đâu nhớ đó, cuốn sách nào đã đọc qua thì đều có thể thuộc lòng. Sau này Vương Sung quả nhiên trở thành một nhà học vấn trí thức uyên bác, đồng thời ông đã viết nên cuốn «Luận hành» nổi tiếng.
«Luận hành» là cuốn sách hội tụ toàn bộ tư tưởng một đời của Vương Sung, ban đầu có hơn 100 chương, đáng tiếc bây giờ chỉ còn lại 85 chương, tổng cộng hơn 200 ngàn từ, là trước tác bách khoa toàn thư lúc bấy giờ, nội dung đề cập trong sách gồm các vấn đề về xã hội nhân loại và giới tự nhiên. Vương Sung là một người đọc sách đầy nhiệt huyết và ôm chí lớn, ông một đời khắc khổ tự học, dựa vào tài hoa và kiến giải hơn người nên thời bấy giờ ông cũng khá có tiếng tăm. Tuy nhiên, cũng bởi tính cách mạnh mẽ của mình, ông phê phán rất nhiều thứ xung quanh, do vậy cũng khiến ông gặp rất nhiều trắc trở trong cuộc sống hiện thực.
Hãy phát biểu cảm tưởng của bạn sau khi đọc xong câu chuyện Vương Sung khắc khổ hiếu học nhé!
Bạn có thích đọc sách không? Hãy chia sẻ với mọi người xem bạn thích đọc cuốn sách về lĩnh vực nào nhất?
Chú thích: Theo hiểu biết của người dịch, trong rất nhiều tư liệu ngày nay người ta cho rằng Vương Sung là nhà vô thần luận, nhà triết học duy vật. Nhưng trong một bài viết đăng trên Chánh Kiến Net đã phân tích chỉ ra rằng, một người từ nhỏ đã chịu nhận sự giáo dục của tư tưởng Nho gia, tin vào thuyết ngũ hành âm dương, tin rằng Thượng Thiên quyết định tất cả thì không thể nào là một nhà vô thần luận như cách mà con người hiện đại gán cho ông. Ông chỉ là không tin rằng con người chết đi rồi có thể biến thành quỷ, chứ trước nay chưa hề nghi ngờ về tính chân thực của Thần quỷ yêu nghiệt. Quý độc giả quan tâm đến Vương Sung có thể tìm hiểu thêm thông tin về ông tại đây.
ChanhKien.org