Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
箋牒簡要,顧答審詳。
骸垢想浴,執熱願涼。
驢騾犢特,駭躍超驤。
Bính âm:
箋(jiān) 牒(dié) 簡(jiǎn) 要(yào),
顧(gù) 答(dá) 審(shěn) 詳(xiáng)。
骸(hái) 垢(gòu) 想(xiǎng) 浴(yù),
執(zhí) 熱(rè) 願(yuàn) 涼(liáng)。
驢(lǘ) 騾(luó) 犢(dú) 特(tè),
駭(hài) 躍(yuè) 超(chāo) 驤(xiāng)。
Chú âm:
箋(ㄐㄧㄢ)牒(ㄉㄧㄝˊ)簡(ㄐㄧㄢˇ)要(ㄧㄠˋ),
顧(ㄍㄨˋ)答(ㄉㄚˊ)審(ㄕㄣˇ)詳(ㄒㄧㄤˊ)。
骸(ㄏㄞˊ)垢(ㄍㄡˋ)想(ㄒㄧㄤˇ)浴(ㄩˋ),
執(ㄓˊ)熱(ㄖㄜˋ)願(ㄩㄢˋ)涼(ㄌㄧㄤˊ)。
驢(ㄌㄩˊ)騾(ㄌㄨㄛˊ)犢(ㄉㄨˊ)特(ㄊㄜˋ),
駭(ㄏㄞˋ)躍(ㄩㄝˋ)超(ㄔㄠ)驤(ㄒㄧㄤ)。
Âm Hán Việt:
Tiên điệp giản yếu, cố đáp thẩm tường.
Hài cấu tưởng dục, chấp nhiệt nguyện lương.
Lư la độc đặc, hải dược siêu tương.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Tiên, điệp (箋, 牒): thẻ tre hoặc tấm gỗ nhỏ và mỏng dùng để viết sách ngày xưa.
Hài (骸): thân thể.
Cấu (垢): thứ dơ bẩn.
Dục (浴): tắm rửa.
Chấp (執): cầm, nắm.
Lương (涼): mát mẻ.
Lư (驢): loài động vật nhỏ hơn ngựa, tính tình hiền lành, có thể chở đồ hoặc cưỡi (chỉ con lừa).
La (騾): loài động vật có thể chở nặng đi đường xa, quen gọi là con la.
Độc (犢): con nghé.
Đặc (特): con trâu đực.
Hãi (駭): kinh sợ.
Dược (躍): nhảy cẫng lên.
Siêu (超): nhảy lên.
Tương (驤): chạy nhanh, nhảy vọt.
2. Nghĩa của từ:
Tiên điệp (箋牒): thư từ, tín trát.
Giản yếu (簡要): đơn giản rõ ràng.
Cố đáp (顧答): trả lời.
Thẩm tường (審詳): suy xét kỹ càng.
Hài cấu (骸垢): thân thể nhơ nhớp.
Chấp nhiệt (執熱): nắm vật nóng trên tay.
Lời dịch tham khảo
Khi viết thư từ, điều quan trọng nhất là nội dung cần đơn giản rõ ràng, để người khác nhìn một cái là hiểu ngay, khi trả lời thư của người khác, cần suy nghĩ thấu đáo, viết phải rõ ràng cẩn thận, không được coi nhẹ.
Một người thân thể nhơ nhớp, thì thường muốn tắm rửa sạch sẽ. Trong tay nếu cầm vật quá nóng, thì sẽ muốn nhanh chóng buông xuống, làm mát một chút cho dịu lại, điều này giống như việc người ta khi phạm lỗi thì biết cần sửa sai vậy.
Những loài động vật như lừa, la và trâu, khi bị giật mình kinh hãi, liền sợ đến nhảy cẫng lên chạy vọt đi, đấy là bản tính của con động vật.
Câu chuyện văn tự
Giản (簡): trong Thạch văn viết là “” không khác mấy so với cách viết “” trong Tiểu triện, đều là được ghép thành bởi bộ Trúc (竹) và chữ Gián (間). Nghĩa gốc của nó là phách tre dùng để viết chữ, vì thứ được dùng là phách tre, vậy nên trên hình dáng chữ mới có bộ Trúc (竹), còn ý nghĩa của Gián (間) là khoảng hở, đó là bởi người xưa cho rằng khi viết chữ, giữa chữ với chữ, giữa hàng với hàng buộc phải có một khoảng hở, vậy nên mới thêm vào chữ Gián (間), trở thành chữ Giản (簡) mà mọi người biết hiện nay. Tường (詳): trong Tiểu triện viết là “”, Lệ thư viết là “”, đều là được ghép thành bởi chữ Ngôn (言) và chữ Dương (羊), nghĩa gốc là xem xét. Dương (羊) là một loài động vật hiền lành, người xưa rất yêu thích loài động vật hiền lành này, vậy nên chỉ cần trong chữ có chữ Dương (羊) này thì đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Chữ Tường (詳) là chữ Ngôn (言) thêm vào chữ Dương (羊), có ý nghĩa là chỉ suy nghĩ và ngôn luận của một người rất chu toàn hoặc là rất hoàn mỹ.
Dục (浴): trong Giáp cốt văn viết là “”, hình dáng chữ giống như là đổ nước vào trong cái chậu, sau đó người tắm ở trong đó vậy, trong Tiểu triện chữ này viết là “”, nghĩa gốc là dùng nước gột rửa những dơ bẩn trên thân, vậy nên chữ Dục (浴) có bộ Thuỷ (水) bên cạnh. Đến Lệ thư thì viết là “”, hoàn toàn giống với cách viết hiện nay, được ghép thành bởi bộ Thuỷ (水) và Cốc (谷). Thuỷ (水) là nước dùng để gột rửa, còn Cốc (谷) là chỉ sơn cốc, bởi vì người trước đây đa phần đều đến sơn cốc tắm rửa, một cách giải thích khác thì cho rằng chiếc chậu thường được dùng để tắm rửa đa phần đều có hình dạng lõm ở giữa giống như sơn cốc, cho nên chữ Dục (浴) mới có chữ Cốc (谷) ở bên.
Suy ngẫm và thảo luận
Mạnh Thường Quân biết sai mà sửa
Mạnh Thường Quân đại diện nước Tề đi viếng thăm ngũ quốc (năm nước), ông đã đến nước Sở trước tiên, Sở Vương đã tặng ông một chiếc giường ngà voi.
Mạnh Thường Quân liền lệnh cho Đăng Đồ Trực đưa giường ngà voi về nước trước. Đăng Đồ Trực không muốn đi, ông nói với Công Tôn Tuất là môn khách của Mạnh Thường Quân rằng: “Giường ngà voi đáng giá ngàn vàng, nếu mảy may hư hại chút nào, thì tôi bán cả vợ con cũng không đền nổi! Tiên sinh nếu có thể giúp tôi tránh được phần việc này, tôi nguyện tặng ông cây bảo kiếm tổ truyền của mình”. Công Tôn Tuất đồng ý. Do đó đã đi diện kiến Mạnh Thường Quân, và nói rằng: “Sở dĩ ngũ quốc muốn giao cho ngài ấn tướng, là vì nghe nói ngài ở đất Tề có mỹ đức xót thương kẻ bơ vơ khốn khó, trong các chư hầu có tiếng tăm phù nguy phục quốc, nên vua của ngũ quốc mới giao phó cho ngài trọng trách lớn đến vậy, đây quả là vì ngưỡng mộ sự liêm khiết và nhân nghĩa của ngài đó thôi. Thế nhưng giờ đây ngài ở nước Sở mà nhận chiếc giường ngà voi lễ vật lớn nhường ấy, thế thì khi ngài đến các nước nhỏ khác, họ phải lấy lễ vật gì để tặng ngài đây?” Mạnh Thường Quân trả lời: “Ông nói đúng lắm”. Do đó đã quyết định khước từ chiếc giường ngà voi của nước Sở. Công Tôn Tuất cáo từ rồi nhanh chóng rời đi, còn chưa ra khỏi cửa cung, đã bị Mạnh Thường Quân gọi lại, hỏi rằng: “Ông cớ sao vui mừng đến thế?” Công Tôn Tuất đành phải nói ra chuyện mình có được thanh bảo kiếm.
Mạnh Thường Quân do đó đã dán tờ bố cáo lên cửa, nói rằng: “bất luận là ai, chỉ cần có thể hoằng dương thanh danh của Điền Văn ta (tức Mạnh Thường Quân), khuyên ngăn lỗi lầm của Điền Văn ta, thì cho dù người đó có lén lút tiếp nhận lợi ích từ kẻ khác, thì cũng không sao cả, xin hãy mau chóng đề xuất ý kiến của mình!”
Người xưa bảo rằng: “nghe một lời của người quân tử, còn hơn cả đọc sách 10 năm”. Mạnh Thường Quân chính là một người có thể nghe lọt ý kiến của người khác mà sửa lỗi của chính mình vậy.
(1) Vì sao Mạnh Thường Quân nghe theo lời khuyến cáo của Công Tôn Tuất mà từ chối nhận chiếc giường ngà voi? Nếu là bạn, bạn sẽ làm thế nào?
(2) Nếu bạn làm sai việc gì, bạn sẽ đối diện với sự phê bình hoặc khuyến cáo của người khác như thế nào? Hãy đưa ra ví dụ chứng minh nhé.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44963
Ngày đăng: 02-09-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org