Phần lớn chúng ta cho rằng chỉ sau 30 hoặc 40 tuổi, con người mới bước vào giai đoạn lão hoá. Ở thời kỳ này, các chức năng cơ thể đều bắt đầu suy giảm. Tâm lý này khiến không ít người chủ quan với sức khoẻ của mình. (Raw Pixel)
Phần lớn chúng ta cho rằng chỉ sau 30 hoặc 40 tuổi, con người mới bước vào giai đoạn lão hoá. Ở thời kỳ này, các chức năng cơ thể đều bắt đầu suy giảm. Tâm lý này khiến không ít người chủ quan với sức khoẻ của mình. Nhưng bạn có biết, có những cơ quan mà thời kỳ lão hoá đã bắt đầu từ năm… 20 tuổi?
Sự phát triển của kinh tế – xã hội đi kèm với nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… Thêm vào đó, thói quen sinh hoạt của người hiện đại đã góp phần sinh ra không ít bệnh tật khác nhau. Điều này cũng làm tăng sự quan tâm của chúng ta đến vấn đề bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ.
Trước tình trạng lão hoá cơ thể, tâm lý lo lắng là điều tất yếu khó tránh khỏi. Nhưng bằng một số cách nhất định, chúng ta có thể trì hoãn sự xuất hiện của lão hoá và khiến bản thân trẻ hơn so với những người cùng tuổi.
Thực tế, mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một trình tự lão hoá và ứng vào các độ tuổi khác nhau. Bài viết này sẽ liệt kê thời điểm bắt đầu lão hoá của các tạng phủ trong cơ thể của nam giới.
Việc nắm được cơ chế lão hoá theo thời gian sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sức khoẻ, cố gắng chăm sóc bản thân tốt hơn và rèn luyện các thói quen tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tật.
Nam giới phải đối mặt với lão hóa từ độ tuổi nào?
Nam giới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa về thể chất từ độ tuổi khoảng 40. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, nam giới đã bước qua thời kỳ đỉnh cao sinh nở, nồng độ hormone cũng bắt đầu suy giảm.
Lúc này, chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể bắt đầu kém dần, bao gồm thị giác, thính giác, hệ tim mạch, não bộ và hệ thống sinh sản.
Nhưng thể trạng và lối sống của mỗi người là khác nhau, tốc độ lão hóa cũng khác nhau. Vì vậy, một số người có thể không cảm thấy tác động của lão hóa ngay sau tuổi 40, trong khi những người khác có thể có dấu hiệu lão hóa rõ ràng hơn.
Trình tự lão hoá nội tạng theo độ tuổi
-
Phổi: Lão hóa bắt đầu từ tuổi 20
Dung tích phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20, và đến tuổi 40, một số người bắt đầu khó thở.
Ở tuổi 30, nam giới hít vào 946ml không khí mỗi hơi thở; đến năm 70 tuổi, con số này giảm xuống còn 473ml.
-
Não bộ và hệ thần kinh: Bắt đầu lão hóa ở tuổi 22
Số lượng tế bào thần kinh trong não sẽ giảm dần theo tuổi tác.
Sau 40, tốc độ giảm sẽ là 10.000 tế bào mỗi ngày, ảnh hưởng đến trí nhớ và chức năng của não.
-
Cơ bắp: Lão hóa bắt đầu từ 30
Những người có cơ bắp lực lưỡng và thể lực sung mãn thường là nam thanh niên ở độ tuổi 20 và rất ít người trên 30 tuổi.
Nói chung, sau 30 tuổi, cơ bắp bắt đầu suy giảm, bất kể là do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài, đều sẽ dẫn đến lượng collagen trong cơ thể hao hụt, tằng mô liên kết, giảm độ đàn hồi và giảm lưu lượng máu.
-
Xương khớp: Lão hóa bắt đầu từ tuổi 35
Trên lâm sàng, lão hóa xương và các bệnh về xương là do mất canxi nghiêm trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sức khỏe của xương.
Thông thường, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, đồng thời phơi nắng nhiều hơn, để đảm bảo sức khỏe của xương. Khi già đi, cần hạn chế tập thể dục cường độ cao để ngăn ngừa tổn thương xương.
-
Gan: Lão hóa bắt đầu từ 48 tuổi
Là cơ quan thải độc và giải độc quan trọng nhất của cơ thể, gan hỗ trợ cơ thể bài tiết trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã ra ngoài mỗi ngày, đồng thời nó cũng là bộ phận quan trọng để duy trì sự cân bằng bên trong.
Theo kết quả nghiên cứu, khi đến khoảng 48 tuổi, chức năng gan sẽ dần suy giảm, bất kể điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào, thể tích gan vẫn sẽ giảm, chức năng giải độc cũng tương tự.
-
Trái tim: Bắt đầu lão hóa ở tuổi 55
Trái tim là “cỗ máy vận động không ngừng” của cơ thể, một khi tim ngừng đập cũng đồng nghĩa với việc mạng sống của một người sắp kết thúc, thời gian lão hóa của tim là khoảng sau 55 tuổi.
Khi cơ thể già đi, hiệu quả cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể của tim sẽ giảm dần. Trong khoảng thời gian này, nam giới sẽ thấy hồi hộp, tức ngực và khó thở rõ rệt.
Những việc nên làm nếu muốn trẻ lâu
1. Tập thể dục nhiều hơn
Sau 50 tuổi, đàn ông nên hạn chế vận động cường độ cao, nhưng vẫn nên duy trì các bài tập ở mức độ vừa phải.
Tập thể dục nhiều hơn có thể thúc đẩy cơ thể lưu thông máu và trao đổi chất tốt hơn, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và làm cho các tế bào hoạt động hiệu quả.
Những người đàn ông chăm chỉ tập luyện có xu hướng trẻ hơn so với những người đồng trang lứa.
2. Theo dõi chế độ ăn uống
Sau 50 tuổi, các chức năng thể chất của nam giới bắt đầu suy giảm, muốn cơ thể khỏe mạnh thì cần tích cực điều chỉnh chế độ ăn uống. Hạn chế dầu mỡ, ít muối, ăn nhiều rau quả tươi và thức ăn giàu đạm, giàu chất xơ.
Ngoài ra, nam giới cũng nên ngăn ngừa ăn quá nhiều. Đặc biệt đối với bữa tối, bạn chỉ nên ăn no từ 70% đến 80%, như vậy sẽ tốt hơn cho cơ thể. Những người ăn uống tốt sẽ khỏe mạnh hơn.
3. Tuân thủ chế độ ngủ nghỉ hợp lý
Nói chung, khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 22h00, đừng thức quá khuya sau 23h00.
Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng là “giai đoạn vàng” để tạng phủ trong cơ thể nghỉ ngơi và khôi phục, đặc biệt từ 23 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời điểm tốt nhất để tu bổ thận.
Nếu bạn luôn duy trì thói quen ngủ sâu thường hằng, thì khả năng sửa chữa của cơ thể sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất, từ đó cải thiện chức năng của cơ thể và làm chậm tốc độ lão hóa.
4. Điều chỉnh tâm lý
Bất kỳ ai cũng cần cần điều chỉnh tâm lý và chuẩn bị cho sự già đi. Đây là một xu hướng phát triển sinh lý bình thường, chúng ta cần giữ lối suy nghĩ đúng đắn và tránh lo lắng thái quá về tình trạng này.
Tâm lý càng tiêu cực thì lão hóa càng đến nhanh. Tốt nhất là đối mặt với lão hóa một cách bình tĩnh và có thái độ tốt, rất có thể bạn sẽ trẻ hơn đáng kể.
Nhiều người nghĩ rằng mãn kinh chỉ dành riêng cho nữ giới, nhưng thực ra, đàn ông cũng có trạng thái mãn kinh.
Khi tuổi tác tăng lên, lượng androgen tiết ra trong cơ thể sẽ giảm đi và đàn ông cũng sẽ phải đối mặt với thời kỳ mãn kinh vào thời điểm này, thường là khoảng 50 tuổi.
Trong thời kỳ mãn kinh, nam giới thường thay đổi tâm trạng, thể lực suy giảm, mất ngủ, mộng mị, chóng mặt, đau đầu và suy giảm khả năng miễn dịch.
Nam giới bước vào thời kỳ mãn kinh không cần quá lo lắng, chỉ cần nhìn nhận với thái độ bình thường, lạc quan và không cần căng thẳng.
Phát triển một chế độ ăn uống, làm việc và thói quen nghỉ ngơi tốt trong cuộc sống hàng ngày, tập thể dục nhiều hơn và duy trì sức sống của cơ thể có thể khiến bạn trông trẻ hơn.
Người trong gia đình cũng nên quan tâm, vợ chồng đều đang ở tuổi mãn kinh nên đặt mình vào vị trí của người khác và nghĩ cho nhau nhiều hơn. Nó giúp ích cho cả hai bên để vượt qua thời kỳ mãn kinh một cách suôn sẻ, đồng thời cũng tốt hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.
Theo Nanami Xiaomiao từ Aboluowang
Bảo Vy biên dịch
NTD Việt Nam