Câu chuyện bắt đầu từ phủ Bảo Định, tỉnh Hà Bắc trong một ngày mùa hè dưới thời Chánh Đức (1505-1521 sau công nguyên) ở triều Minh. Một ngày, trong phủ tổ chức một buổi họp chợ lớn ngoài trời náo nhiệt mà thu hút rất nhiều người mua và người bán. Một lão nhân khoảng 60 tuổi cũng tới khu chợ. Bà đến từ một gia đình văn nhân và là người có học thức, nhưng sau này gia đình bà lụn bại dần. Chồng của bà chết 5 năm trước và bà đã mất liên lạc với con cái, không biết rằng chúng còn sống hay đã chết. Do vậy, bà phải tự chăm sóc lấy bản thân và thường tới khu phố để mua sắm vật dụng đã 5 năm nay. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, nhưng sau đó trời bắt đầu đổ mưa phùn. Sau khi mua một vài vật dụng cần thiết, vị lão nhân vội vã trở nhà bà ở Ngọc Lâm Bảo, một khu ngoại ô cách phủ Bảo Định khoảng 65 dặm. Trên đường về nhà, cơn mưa phùn chuyển thành cơn mưa rào. Lão nhân trông thấy một ngôi miếu đổ nát bên đường và bà nhanh chóng chạy vào bên trong để trú mưa.
Sau khi lão nhân bước vào trong sảnh ngôi miếu, bà nhận thấy rằng đây là một ngôi miếu thờ Phật Di Lặc. Không có tăng nhân nào ở bên trong và mọi thứ đều bị phủ lên một lớp bụi dày. Dường như đây là một ngôi miếu bị bỏ hoang. Đột nhiên lão nhân nghe thấy tiếng một đứa bé đang khóc trên chiếc bàn dùng để đựng đồ cúng dường. Bà lần theo tiếng khóc và thấy một đứa bé trai được bọc trong một tấm chăn. Đứa bé trông thật thanh tú và khả ái. “Không biết ai đã để quên đứa bé này ở đây nhỉ?” lão nhân tự hỏi. Bà giở tấm chăn ra và trông thấy một bức thư cùng một đôi ngọc bội được giấu bên trong. Trong thư viết: “Tôi là một thiếu nữ thuộc một gia đình danh tiếng ở phủ Bảo Định. Phụ mẫu tôi đã hứa gả tôi cho một gia đình, do đó tôi không thể cưới người đàn ông mà tôi thực sự yêu. Một năm trước, tôi có hẹn hò với người đàn ông đó vào ban đêm và tôi đã có mang sau đó. Tôi vô cùng xấu hổ với chính mình. Tôi không thể về đối mặt với gia đình, nhưng tôi cũng không muốn trốn đi cùng người đàn ông kia. Tôi đã quyết định để lại đứa bé trước tượng Phật trong dịp họp chợ lớn [Họp chợ lớn – ‘đại tập’, trong tiếng Trung phát âm giống với ‘đại cát’ – may mắn lớn]. Tôi xin những người hảo tâm hãy thu nhận đứa bé này. Hài tử được sinh vào mùng 8 tháng đông năm ngoái. Tôi đã không được thấy nó được sinh ra với miếng ngọc bội bởi vì tôi bất tỉnh khi lâm bồn. Nhưng khi tỉnh dậy, tôi trông thấy miếng ngọc bội trên ngực nó. Đó phải là một kho báu quý giá. Có lẽ đó là dấu hiệu chỉ ra đứa bé đến từ một nơi rất cao. Tôi mong nó sẽ được mạnh khỏe và vượt qua mọi tai ương. Tôi đã để lại một chút vàng bạc làm phí tổn để nuôi nó trưởng thành. Sau khi tôi viết xong bức thư, có lẽ tôi sẽ gieo mình xuống sông tự vẫn. Chừng nào đứa bé tìm được một gia đình tốt nhận nuôi nó, tôi sẽ vui lòng nhắm mắt…”
Lão nhân bày tỏ cử chỉ thể hiện sự đồng cảm với người thiếu nữ xấu số. Rồi bà nhặt miếng ngọc bội lên và nhìn nó kỹ hơn. Đây là một miếng ngọc trong veo và đẹp đến nỗi không có một chút tỳ vết. Nó vô cùng tròn trịa và hơi lớn hơn đồng xu một chút. Có một cái lỗ tròn ở bên trong nó để người ta có thể xỏ một cái dây qua và dùng làm đồ trang sức. Sau khi xem xét kỹ càng, lão nhân nhận thấy có nhiều thứ đang chuyển động và cả các vị Thần ở bên trong miếng ngọc. “Đây phải là một miếng thông linh bảo ngọc [1],” lão nhân tự nói với chính mình. Bà bật khóc, bế đứa bé lên rồi cất miếng ngọc đi. Rồi bà nhìn qua cửa sổ và thấy cơn mưa rào đã tạnh. Bà nghĩ: “Chiếc chăn này quá mỏng. Nếu ta mang đứa bé ra ngoài trong một chiếc chăn mỏng thế này, nó sẽ bị cảm lạnh mất. Liệu còn cái chăn nào lớn hơn và dày hơn không nhỉ.” Và rồi một vệt sáng màu vàng kim xuất hiện. Một chiếc chăn bay từ trên trời xuống. Nó không quá dày hay quá mỏng. Nó không cháy khi bị quăng vào trong lửa. Nó cũng không thấm nước khi bị ném vào trong nước. Ngoài ra, có một ký tự “duyên” bằng tiếng Trung Quốc được thêu lên đó. Lão nhân nhanh chóng lượm tấm chăn lên. Lúc ấy bà đã tin rằng đứa bé phải đến từ trên thiên thượng. Với đứa bé trong tay, bà quỳ xuống rồi khấu đầu trước tượng Phật Di Lặc. Bà bảo đảm với Phật Di Lặc rằng bà sẽ chăm sóc tốt cho đứa bé. Rồi bà ẵm đứa bé về nhà của bà ở Ngô Linh Bảo.
Chăm sóc một đứa trẻ nhỏ thường là một công việc mệt nhọc và đòi hỏi cao. Nhưng đứa bé rất dễ thương và hiền lành. Nó hầu như không bao giờ khóc hay la hét om sòm. Nó lớn lên ngày qua ngày. Lão nhân vô cùng xúc động. Vì dường như đứa bé có một tiền duyên to lớn với Phật Di Lặc, bà đã đặt tên đứa bé là Thuận Duyên, có nghĩa là ‘tùy theo duyên phận’ ở tiếng Trung Quốc. Tiểu Thuận Duyên gọi vị lão nhân là ‘bà’. Lão nhân cười vui suốt cả ngày với nó như thể bà không thể hạnh phúc hơn khi có một đứa cháu trai. Bảy năm đã trôi qua nhanh chóng.
Một buổi trưa vào mùa xuân, trong khi tiểu Thuận Duyên đang chơi đùa trong sân nhà, một tăng nhân đi vào sân với một cái bát khất thực cầm trên tay phải. Vị tăng nhân trông rất uy nghiêm và có một thần thái vô cùng ngay chính. Tiểu Thuận Duyên nhận thấy ông rất quen thuộc và tiến đến bên ông. Nó cầm tay ông rồi dẫn ông vào trong nhà. Nó gọi lão nhân: “Bà ơi, chúng ta có khách! Chúng ta có khách!” Lão nhân dừng việc nấu ăn và rồi chạy ra ngay. Khi bà trông thấy một tăng nhân đang khất thực, bà bèn mời ông vào trong. Vị tăng nhân rất thẳng thắn và cởi mở. Ông ngồi trong phòng khách rồi nói với bà: “Tôi tới đây để xin một bữa ăn và để nói một chuyện quan trọng. Bà phải dưỡng dục đứa trẻ thật tốt bằng cách dạy nó lễ nghĩa để nó trọng đức hành thiện. Bằng cách này, khi thập ác [2] đầu độc thế gian, tiền duyên với Phật Pháp của nó sẽ khởi tác dụng và lại dẫn nó đến với Phật Pháp, và cả hai người sẽ được đắc độ khi đức Chuyển Luân Thánh Vương ở cõi người. Tôi hy vọng rằng bà sẽ chú ý đến những lời tôi nói. Hãy nhớ lấy! Hãy nhớ lấy!” Lão nhân hỏi: “Đây có phải là thế giới thập ác trong thời kỳ mạt pháp và Phật Thích Ca Mâu Ni đã đề cập tới không?” Vị tăng nhân đáp: “Thiên cơ không thể tiết lộ. Bà sẽ biết khi thời điểm tới. Thật bất ngờ, mẹ của đứa bé vẫn còn sống. Cô ấy đã trở thành một ni cô và tu hành trong một nữ tu viện Phật giáo. Đừng nghĩ đến chuyện tìm cô ấy bây giờ vì tất cả sẽ có cơ hội nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Phật Pháp.” Sau khi nói xong những lời này, ông bước đi với một bát đựng đầy cơm và rồi mất hút trong tầm mắt.
Vị lão nhân nghĩ về việc làm sao bà có thể giáo dục Thuận Duyên cho tốt trong suốt đêm hôm đó và cuối cùng bà nhớ rằng chồng bà biết một tiên sinh họ Triệu ở phủ Bảo Định, người đã từng là thầy dạy học. Triệu viên ngoại là người rất hiền đức và có học vấn uyên bác. Bà nhân cơ hội buổi họp chợ lớn để tới phủ Bảo Định và bà cũng đưa Thuận Duyên đi cùng để gặp Triệu viên ngoại. Sau khi bà kể chi tiết cho Triệu viên ngoại nghe câu chuyện về Thuận Duyên kể từ ngày bà nhận nuôi, Triệu viên ngoại đồng ý dạy học cho Thuận Duyên tại nhà ông ngay lập tức. Kể từ ngày đó, Thuận Duyên ở cùng với Triệu viên ngoại để được ông dạy dỗ tại nhà. Triệu viên ngoại dạy cậu bé các kiến thức về kinh điển và lễ nhạc. Trong thời gian rảnh rỗi, Thuận Duyên giúp các việc lặt vặt cho gia đình Triệu viên ngoại như là quét tuyết và nhổ cỏ, và được cả ông cùng gia đình ông quý mến. Khi Thuận Duyên lên 13 tuổi, một bệnh dịch lan khắp các thôn trang quanh phủ Bảo Định. Lão nhân bị nhiễm bệnh và qua đời. Trước khi bà qua đời, Triệu viên ngoại đưa Thuận Duyên đến thăm bà. Bà nhân cơ hội đưa lại bức thư từ người mẹ đẻ của Thuận Duyên, miếng ngọc bội cùng tấm chăn khác thường cho Thuận Duyên và nói cậu bé đừng bao giờ để mất chúng. Bà cũng nói cậu bé phải trở thành một người có học thức và là người tốt. Điều quan trọng nhất là, bà nói với Thuận Duyên rằng cậu bé phải đắc Pháp khi đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế phổ truyền Pháp và họ sẽ gặp lại nhau lúc đó. Không lâu sau khi họ gặp gỡ, lão nhân qua đời. Khi Thuận Duyên nghe tin, cậu bé đã phải vượt qua nỗi buồn này. Cậu bé chôn cất lão nhân trong nước mắt và vái ba vái trước mộ của bà.
Sau khi Thuận Duyên trở về từ mộ của bà, Triệu viên ngoại nói: “Con ơi, con cực kỳ xuất chúng và đã vượt qua ta. Ta biết một cao nhân họ Tăng là người có học thức cao và rất tài năng. Tiên sinh sống cách đây 100 dặm. Ta đã quyết định đặt con dưới sự giám hộ của tiên sinh. Tăng tiên sinh thực ra là một tu sĩ Phật gia. Ông rất tinh thông về thiên văn, lịch sử và pháp thuật, nhưng ông không phải là một tăng nhân. Thực ra, tiên sinh có gia đình với vợ và một đứa con gái. Con gái ông ngang tầm tuổi con. Ông ấy có nhiều điều hơn là một ẩn sĩ sống trong một túp lều tranh. Con sẽ thấy điều ta nói khi con đến đó. Thực ra, ‘túp lều tranh’ đó còn hơn cả nhà của ta. Ông ấy cũng có rất nhiều bạn bè. Tại sao con không gói ghém mọi thứ ngay ngày hôm nay? Chúng ta sẽ xuất phát vào ngày mai.” Thuận Duyên nói: “Con sẽ không bao giờ quên ơn bác như là người từ tâm lớn với con. Nhưng sau khi con rời đi, ai sẽ đến quét tuyết và nhổ cỏ cho bác?” “Con ngốc ơi. Đây là lỗi của ta khi không học đủ rộng để dạy dỗ con. Để nói với con sự thật, ta cảm thấy rất miễn cưỡng. Ta có một ý này. Khi con đắc Pháp từ đức Chuyển Luân Thánh Vương vào thời mạt pháp, con phải nói với ta điều đó để ta cũng có thể đắc Pháp. Con nghĩ sao?” Thuận Duyên đáp: “Con sẽ làm vậy. Nếu bác không tin tưởng con, hãy bắt tay để giữ lời hứa.” Thuận Duyên cuối cùng ngừng khóc và cười lên trong hạnh phúc.
Ngày hôm sau, tiểu Thuận Duyên và Triệu viên ngoại đi trên một chuyến xe ngựa đến nhà Tăng tiên sinh. Sau khi họ đến nơi, khi Triệu viên ngoại sai người ở gõ cửa thì Tăng tiên sinh bất ngờ xuất hiện trên bục cửa và bái kiến họ. Tăng tiên sinh nói: “Tôi biết ông sẽ đến hôm nay! Thật là một chuyến đi dài!” “Xin mời vào!” Tăng tiên sinh nói. Khi mọi người an tọa và uống trà, Tăng tiên sinh giải thích với họ về điều đã xảy ra.
Tiên sinh nói: “Ngày hôm qua, vợ tôi, con gái tôi và tôi mỗi người đều có một giấc mơ về miếng ngọc quý. Ông biết rất rõ về gia đình tôi, nhưng có một điều quan trọng mà ông chắc hẳn không biết. Vào ngày mà con gái tôi sinh ra, một miếng ngọc bội xuất hiện trên ngực của nó. Sau khi con gái tôi biết nói, nó nói với tôi rằng đó hẳn phải là một đôi ngọc bội mà miếng kia thuộc về một người khác. Đêm hôm qua, con gái tôi nằm mơ thấy một đôi ngọc quý được treo trên hành lang nhà tôi. Tôi thì nằm mơ thấy hai đứa trẻ đang chơi đùa bên Điện Ngọc trên Thiên Đình. Rồi một giọng nói âm vang và mạnh mẽ vang lên từ trên thiên thượng: ‘Ta sẽ đi phổ truyền Pháp nơi cõi người. Những ai muốn nghe đức Chuyển Luân Thánh Vương giảng Pháp nơi cõi người phải xuống thế giới con người cùng ta!’ Rồi hai đứa trẻ quỳ xuống và phát nguyện xuống thế giới con người. Để gặp lại nhau nơi cõi người, chúng đã mang theo một đôi ngọc bội để chúng có thể tìm thấy nhau. Khi tôi tỉnh giấc vào buổi sáng, tôi có một linh cảm rằng những vị khách quý sẽ tới nhà tôi hôm nay. Ông thấy không? Ông đã tới đây hôm nay!” Triệu viên ngoại ngạc nhiên đến sững cả người. Ông khó có thể tin được một điều kỳ lạ như thế có thể xảy ra trên thế gian này. Tăng tiên sinh hỏi: “Thuận Duyên có mang miếng ngọc theo bên mình không? Tôi có thể xem nó không?” Thuận Duyên bèn lấy miếng ngọc từ trong túi và kể cho Tăng tiên sinh nghe về câu chuyện từ khi cậu bé sỉnh ra. Tăng tiên sinh xem xét miếng ngọc hết sức cẩn thận. Ông la lên: “Nó giống hệt với miếng ngọc bội của con gái tôi!” Sau khi nghe xong câu chuyện của Thuận Duyên, ông gọi vợ và con gái ra để gặp họ.
Ngay khi tiểu Thuận Duyên trông thấy con gái của Tăng tiên sinh, Tiểu Như, cậu bé hành xử như thể cậu bé cuối cùng đã tìm thấy thân nhân trong gia đình, người mà đã xa cách trong một thời gian dài. Cậu bé bật khóc và không thể thốt lên lời nào. Tiểu Như cũng xúc động không kém. Sau khi quan sát phản ứng của hai đứa trẻ, Tăng tiên sinh tuyên bố: “Không phải nói thêm câu nào nữa. Kể từ bây giờ, Thuận Duyên là con rể ta. Ta sẽ cho Tiểu Như thành thân với cậu bé khi nó lớn lên. Khi Thuận Duyên vượt qua được kỳ thi khoa cử, chúng ta sẽ làm đám cưới. Ta chắc chắn sẽ khiến Thuận Duyên trở thành một đấng trượng phu có học vấn và đạo đức.” Sau khi từ biệt Triệu viên ngoại, Tăng tiên sinh bắt đầu dạy Thuận Duyên các kinh điển của đạo Khổng, lễ nhạc, phương pháp tu luyện của Phật gia và thậm chí là cả pháp thuật Đạo giáo.
Khi Thuận Duyên lên 18 tuổi, Tăng tiên sinh cho cậu tham dự kỳ thi khoa cử. Tăng tiên sinh có hai mục đích. Ông muốn Thuận Duyên đạt được công danh. Ngoài ra ông cũng muốn Thuận Duyên giúp Triều đình khôi phục lại lễ nghĩa trong thiên hạ. Thuận Duyên đã vượt qua được kỳ thi hương, thi hội rồi tới thi đình. Cậu đậu kỳ thi đình ở vị trí thứ hai (bảng nhãn). Điều đó xảy ra khi Bộ Lễ còn khuyết một chức quan, và cậu được bổ nhiệm làm chức Lễ Bộ Thị Lang. Trước khi cậu nhậm chức, cậu trở về phủ Bảo Định thăm lại Triệu viên ngoại và cưới Tiểu Như. Trước khi cậu và Tiểu Như đi nhận chức vụ, Thuận Duyên nói với Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân rằng: “Nhạc phụ, nhạc mẫu, tại sao hai người không đi cùng chúng con và tận hưởng vinh hoa phú quý?” Tăng tiên sinh đáp: “Mẹ và cha các con đã quen sống trong túp lều tranh này. Chúng ta không thích thú cuộc sống nơi thế gian. Giờ con gái ta đã trở thành vợ của con. Ta mong con sẽ đối xử tốt với nó. Nhưng ta nghĩ ta cần xây thêm hai túp lều tranh nữa. Có như vậy, các con mới có chỗ để ở khi các con về. Hãy bảo trọng!” Thuận Duyên cùng Tiểu Như quỳ xuống và khấu đầu trước Tăng tiên sinh và Tăng phu nhân. Rồi họ lên xe ngựa và rời đi. Tăng phu nhân rất buồn và không muốn phải xa họ. Bà lầm bầm với chính mình: “Khi nào thì chúng trở về?” Tăng tiên sinh nói với vợ một cách lạc quan: “Chúng sẽ trở về. Chúng chắc chắn sẽ trở về.” Trên đường tới Bắc Kinh, Thuận Duyên và Tiểu Như đi ngang qua Ngô Linh Bảo, nơi cậu đã từng sống với lão nhân. Thuận Duyên tu sửa lại ngôi mộ của lão nhân và xây một ngôi đền nhỏ ngay cạnh đó. Cậu cũng cử người chăm lo cho ngôi mộ cả ngày lẫn đêm.
Tại Triều đình, Thuận Duyên nhận chức chức Lễ Bộ Thị Lang và đã góp công lớn trong việc khôi phục lễ nhạc của quốc gia. Không may thay, sau này khi đạo đức xã hội suy đồi, nhân tâm biến dị, các tham quan đã giành được quyền lực. Thuận Duyên không thể làm gì hơn. Khoảng mười năm sau, Thuận Duyên từ quan quy ẩn. Cậu và Tiểu Như trở về ngôi nhà của Tăng tiên sinh. Ngay khi họ về đến cửa, Tăng tiên sinh nói: “Đúng như ta đã nói với các con, các con sẽ trở về vào một ngày nào đó. Ta đã xây hai túp lều tranh cho các con. Tại sao hai con không chung sống với chúng ta nốt phần đời còn lại? Trong kiếp tới và các kiếp sau, chúng ta sẽ được gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương và đắc Pháp.” Kể từ đó, Thuận Duyên và Tiểu Như sống trong túp lều tranh mới xây và vui thú điền viên trong phần đời còn lại.
Lời kết:
Tôi đã viết bài viết này trong nước mắt. Việc biết được bao nhiêu khó nạn mà tôi đã phải chịu đựng để đắc được Pháp đã làm tôi cảm kích hơn trước sự khó nhọc mà Sư Phụ đã phải chịu đựng để phổ truyền Pháp. Các bạn đồng tu, chúng ta đã không đắc được Pháp nếu Sư Phụ không trông chừng chúng ta hay nếu chúng ta không chịu đựng rất nhiều đau khổ trong các kiếp trước! Đây là một tiền duyên cao cả và thiêng liêng mà chỉ đến một lần từ vạn cổ! Hãy cố gắng tiến bước cùng nhau trong tu luyện và trở về mái nhà yêu quý của chúng ta.
Cuối cùng, tôi sẽ nói với các bạn những nhân vật trên là ai trong kiếp này. Thuận Duyên là tôi. Tiểu Như là một bạn đồng tu mà tôi gọi là “chị gái thứ hai” của tôi. Vị tăng nhân đó chính là Sư Phụ trong kiếp này. Tôi không rõ có phải Tăng tiên sinh cũng chính là Sư Phụ trong kiếp đó hay không. Còn về Triệu viên ngoại và vị lão nhân, họ đều đã đắc Pháp. Tôi đã gặp “lão nhân” chỉ một tháng trước đây. Ngay khi tôi gặp cô ấy, tôi cảm thấy rất thân thuộc nhưng tôi không biết loại tiền duyên nào mà chúng tôi có. Một đêm tôi bước vào một giấc mộng dài. Bài viết này chính là phần tổng kết những hình ảnh trong giấc mơ của tôi. Người thiếu nữ đã sinh ra Thuận Duyên và cố gắng tự vẫn đó đã trở thành mẹ của tôi trong kiếp này, cho thấy không ai có thể thoát khỏi quan hệ nhân duyên.
Khi thời gian cho phép, tôi sẽ biên soạn và xuất bản những câu chuyện về những kiếp sống khác của tôi. Để bài viết không quá dài, tôi xin dừng bút tại đây. Nếu các bạn không tin tôi, hãy chỉ coi nó là một câu chuyện thần thoại.
Tác giả: Tiểu Liên / chanhkien.org
Clip Hay: