Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Nguyên
[ChanhKien.org]
Giải thích:
Khoáng: Rộng mở; Di: Vui vẻ. Tâm tình rộng mở, thì tinh thần vui vẻ.
Xuất xứ:
Trong bài ký “Nhạc Dương lâu ký” của Phạm Trọng Yêm thời nhà Tống viết: “Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỷ dương dương giả dã”. (Tạm dịch: Lên lầu Nhạc Dương vào lúc này, ắt sẽ thấy tâm hồn rộng mở, tinh thần vui vẻ thoải mái, vinh nhục đều quên hết, nâng chén rượu lên trước gió uống thỏa thích, đây là lý do khiến niềm vui tràn ngập).
Điển cố:
Đằng Tử Kinh và Phạm Trọng Yêm là bằng hữu tốt, cả hai người đều đỗ tiến sĩ vào năm 1015. Năm 1044 (tức năm Khánh Lịch thứ tư thời Tống Nhân Tông) Đằng Tử Kinh đảm nhận chức Tri Châu phủ Nhạc Châu, năm sau thì tu sửa lại lầu Nhạc Dương, ông còn mời người bạn tốt là Phạm Trọng Yêm viết bài văn cho ông ta để ghi lại sự kiện này. Phạm Trọng Yêm đã vui vẻ tiếp nhận thỉnh cầu của người bạn tốt và đã viết bài ký “Nhạc Dương lâu ký” và trở thành tác phẩm văn chương được truyền tụng thiên cổ. Trong bài ký viết về cảm thụ khác nhau và hết thảy cảnh sắc nhìn thấy được khi bước lên lầu Nhạc Dương dưới điều kiện khí hậu và các mùa khác nhau. “Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỷ dương dương giả hỹ”. Điều được viết ở đây chính là cảnh sắc nhìn thấy được khi bước lên lầu Nhạc Dương vào lúc gió xuân ấm áp, bầu trời quang đãng tươi đẹp. Ông còn viết thêm một đoạn về cảnh tượng thiên nhiên như sau: “Nhược phù dâm vũ phi phi… đăng tư lâu dã, tắc hữu khứ quốc hoài hương, ưu sàm uý cơ, mãn mục tiêu nhiên, cảm cực nhi bi giả hĩ” (tạm dịch: Dường như những cơn mưa phùn nối tiếp nhau rơi… lúc này lên lầu Nhạc Dương sẽ có những hoài niệm về quê hương, lo lắng người ta nói xấu, sợ bị chế giễu, đâu đâu cũng thấy tiêu điều vắng vẻ, cảm thấy vô cùng bi thương). Điều đó đã hình thành một sự tương phản. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tấm lòng rộng mở, sáng tỏ thông suốt, tinh thần ngập tràn vui vẻ; hết thảy vinh nhục được mất đều quên hết, lúc này hãy đưa chén rượu lên trước làn gió mát, nâng chén uống thỏa thích, thú vui này, quả thực là vô cùng vô tận!
Chú giải:
Tâm khoáng thần di, tâm khoáng (trong lòng khoan khoái rộng mở) là tiền đề, thần di (tinh thần vui vẻ) là kết quả. Chỉ có tấm lòng rộng mở, tinh thần mới có thể vui vẻ. Điều này cũng rất có đạo lý. Người tu luyện đều biết tác dụng của tâm, còn có đạo lý rằng cầu được ước thấy, tinh thần của con người thường ở trong tâm, tâm mà rộng mở thì tinh thần tự nhiên sẽ thoải mái.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/129790
Ngày đăng: 03-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org