Bà Hoàng Kim Phượng, một thầy dạy Thái Cực Quyền thành công ở Đài Loan, đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 02 năm 2008. Thấy được sự thay đổi tích cực của bà, bảy thành viên khác trong gia đình bà cũng bắt đầu tu luyện trong hơn năm năm qua.
Quyết định học Pháp Luân Công của Kim Phượng là không hề dễ dàng – bà phải mất hai năm. Mặc dù có được danh tiếng và thành công trong lĩnh vực võ thuật trong nhiều năm, nhưng bà thấy rằng Thái Cực Quyền ngày càng căng thẳng. Trong lĩnh vực này, ở trình độ của bà thì mức độ cạnh tranh rất cao, vì nhiều người khác cũng muốn nổi danh.
Vào năm 2006, một người bạn đề nghị bà học Pháp Luân Công, nhưng đến tận năm 2008 bà mới bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân. Lúc đó, bà bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và đang tìm một lối thoát.
Bà Kim Phượng tìm được sự bình an trong nội tâm
Bà Kim Phượng từng là nhà vô địch môn Thái Cực Quyền ở cấp huyện.Bà cũng đã dẫn dắt đội của bà đạt nhiều thắng lợi. Đội của bà rất nổi tiếng và được các chuyên gia Thái Cực Quyền hết sức ca ngợi.
Mặc dù mọi việc dường như rất tốt, nhưng càng ngày bà càng cảm thấy Thái Cực Quyền rất căng thẳng. Không phải do bà không hài lòng với các giải thưởng của mình, mà vì sự đố kỵ và cạnh tranh giữa các đồng nghiệp của bà, chưa kể đến sự truy cầu danh lợi không ngừng nghỉ, nó làm cho bà cảm thấy ngày càng khó chịu.
Một người bạn nói với bà: “Chị nên thử Pháp Luân Công. Đó là một môi trường tu luyện thanh tịnh và bình hòa.” Người bạn này đã từng tự học Thái Cực Quyền nhưng sau đó lại học Pháp Luân Công, do vậy bà thực sự thấu hiểu tình huống của bà Kim Phượng.
Thật không dễ để từ bỏ bao nhiêu năm danh vọng để bắt đầu lại từ đầu. Sau khi đắn đo suốt hai năm, bà Kim Phượng bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Sức khỏe của bà bắt đầu xuống dốc thậm tệ. Bất kể là Trung y hay là Tây y đều không thể giúp được.
Vào tháng 03 năm 2008, theo lời khuyên của người bạn đó, Kim Phượng bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân. Bà đọc rất tập trung, mặc dù đọc chậm do sức khỏe yếu, nhưng mỗi chữ đều nhập tâm.
Khi bà đọc nhiều hơn, bà nhận ra rằng Pháp Luân Công quả thực rất tốt. Bà không thể đặt cuốn sách xuống. Bà hiểu rằng bằng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu, Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã lý giải được những bí mật của vũ trụ trong các bài giảng của mình.
Bất cứ khi nào có vấn đề về giấc ngủ do bệnh trầm cảm của mình, bà Kim Phượng lại đọc sách và luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Không lâu sau, bà không còn bị mất ngủ nữa. Sự lo lắng và trầm cảm của bà đã biến mất. Trong vài tháng, bà trở nên bình tĩnh và cảm xúc trở nên ổn định. Bà đã bình phục hoàn toàn.
Bà Kim Phượng tiếp tục đọc sách và luyện các bài công pháp hàng ngày và cảm thấy được niềm vui và cảm giác nhẹ nhõm trước đây chưa từng có. Chồng bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau một năm quan sát cẩn thận.
Một người em gái thể nghiệm được sự thần kỳ và đắc Pháp
Em gái thứ năm của bà Kim Phượng là Kim Anh, bị mắc chứng chóng mặt từ nhỏ. Bà bị chóng mặt khi đạp xe hay thậm chí cả khi đi bộ. Kim Phượng đã đưa cho bà một cuốn Chuyển Pháp Luân.
Lúc đầu, Kim Anh chỉ thỉnh thoảng đọc một vài dòng để làm hài lòng Kim Phượng.
Bệnh chóng mặt của Kim Anh trở nên tồi tệ hơn vào tháng 08 năm 2008. Bà đi mua sắm với con gái và lúc đi bộ thì cảm thấy chóng mặt đến mức muốn nôn. Ba ngày sau khi việc này xảy ra, Kim Anh đến điểm luyện công ở quận Noãn Noãn thành phố Cơ Long để luyện các bài công Pháp và học các bài giảng Pháp Luân Công.
Trên đường trở lại thành phố Đài Bắc, một học viên lâu năm đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình với bà. Kim Anh đã rất xúc động và nghĩ: “Mình không ngờ môn tu luyện này lại tốt như vậy!” Sau khi về nhà, bà nhận ra rằng vết đau ở tay bà đã biến mất, và bà không hề cảm thấy chóng mặt chút nào trong suốt hai giờ ngồi xe buýt.
Bà nghĩ: “Thật tuyệt vời!”. Bà nhanh chóng cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân lên và bắt đầu đọc một cách nghiêm túc. Và bà đã trở thành một đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Một người em gái khác khỏi bệnh ung thư, chồng cũng vượt qua bệnh trầm cảm
Kim Liên, em gái thứ hai của Kim Phượng, bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đã trải qua phẫu thuật tuyến giáp lần thứ hai. Chồng bà rất khổ não vì tình trạng của bà.
Kim Phượng và Kim Anh đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà. Trong dịp Tết Nguyên đán vào tháng 02 năm 2013, Kim Anh kể cho Kim Liên rằng Pháp Luân Công tuyệt vời như thế nào và thực sự là khi một người luyện công thì cả nhà sẽ nhận được lợi ích.
Với sự khuyến khích của em gái, Kim Liên bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Bà càng đọc càng tập trung. Bà đọc Chuyển Pháp Luân ba lần vào tháng 02 năm 2013. Trong khi đọc, đôi khi bà gọi cả hai người chị em là Kim Phượng và Kim Anh để thảo luận về phần mà bà không hiểu hoặc những khảo nghiệm mà một mình bà không thể vượt qua.
Kim Liên dần dần vứt bỏ chấp trước vào bệnh tật. Cuối cùng bà đã không cần phẫu thuật hoặc dùng thuốc thêm lần nào nữa. Hiện giờ bà đang có sức khỏe tốt.
Chồng của Kim Liên bị trầm cảm vì tình trạng sức khỏe xấu của bà. Tháng 06 năm 2013, ông cùng vợ dự một khóa học 9 ngày của Pháp Luân Công, và ông cũng đã trở thành một học viên. Tình trạng trầm cảm của ông biến mất, chỉ còn một chút mất ngủ.
Kim Liên cảm thấy thật may mắn và thường nói với hai người chị em: “Thật tốt là em đã nghe lời mọi người để học Đại Pháp. Em không tưởng tượng được cuộc đời của mình sẽ thế nào nếu không học Pháp Luân Công!”
Nuôi dạy trẻ với Chân Thiện Nhẫn
Kim Anh là một người trông trẻ chuyên nghiệp. Đương nhiên có những lúc bọn trẻ rất nghịch ngợm và bướng bỉnh. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, Kim Anh chắc sẽ mắng bọn trẻ nếu bà bực bội.
Bây giờ bà nghe theo lời dạy của Sư phụ Lý:
“Chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Bà luôn dùng sự nhẹ nhàng và lời lẽ khuyên bảo để thuyết phục bọn trẻ một cách kiên nhẫn. Khi mới hai, ba tuổi, chúng đã được nuôi dưỡng và nhận những ảnh hưởng tích cực của các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công.
Những đứa trẻ mà Kim Anh đã từng chăm sóc rất ngoan. Cha mẹ chúng thường bảo Kim Anh rằng lúc ở nhà con họ thường bắt chước Kim Anh ngồi thiền, “Chúng tôi không có gì phải lo lắng vì đã có bác chăm sóc cho con của chúng tôi.”
Khi Kim Anh tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công, bà nhận ra rằng cho con cái bà những giá trị vật chất thì không thể bằng giới thiệu Pháp Luân Công cho chúng. Bà hy vọng rằng con cái bà cũng đến học Pháp Luân Công.
Bà và chồng từng hay tranh cãi những chuyện nhỏ, khiến cho gia đình bất hòa. Sau khi bà bắt đầu học Pháp Luân Công, Kim Anh thường hướng nội để tìm ra thiếu sót mỗi khi chồng không vui. Bà cũng bỏ thói quen tranh cãi với chồng. Dần dần, gia đình có ít xích mích hơn và cuộc sống trở nên yên bình.
Sau khi Kim Anh tu luyện được một năm rưỡi, một hôm chồng bà nói với bà: “Tôi cũng muốn tu luyện Pháp Luân Công.” Bà hỏi lại một cách ngạc nhiên: “Thật vậy sao?” Chồng bà nói: “Đúng!” và theo bà đến điểm luyện công.
Con trai và con gái của Kim Anh cũng bắt đầu tu luyện vào năm 2013. Giờ đây cả gia đình tu luyện Pháp Luân Công. Kim Anh cảm thấy rất dễ chịu. Khi một người luyện công, cả nhà được lợi.
Pháp Luân Công giúp Kim Phượng cải thiện mối quan hệ trong gia đình
Khi bà còn là một thầy dạy Thái Cực Quyền, Kim Phượng luôn bảo các học viên của bà rằng “hòa khí sinh tài.” Tuy nhiên bà lại mang về nhà những lời phàn nàn ủy khuất và trút lên đầu gia đình bà. Bà cũng kỳ vọng cao vào việc học hành của các con. Khi chúng không đạt kỳ vọng của bà, bà sẽ mắng chúng. May mắn thay, chồng bà rất khoan dung và con bà cũng biết nghe lời nên gia đình không bị náo loạn.
Tuy nhiên những lời nói của Kim Phượng lại gây ra rất nhiều ma sát với con dâu bà. Mọi thứ từ việc ăn mặc của cháu nội cho đến việc bếp núc đều có thể trở thành nguyên nhân bất hòa. Cả Kim Phượng và con dâu đều không vui. Kết quả là, Kim Phượng thường phàn nàn với con trai về con dâu, và con trai bà ở trong thế khó xử.
Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, Kim Phượng thay đổi từ nội tâm. Khi con dâu bà làm việc gì mà bà không thích, bà trước tiên dùng tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn để hướng nội và tìm thiếu sót.
Từ đó Kim Phượng không phàn nàn về con dâu nữa. Bà cảm thấy thanh thản và hạnh phúc. Môi trường của bà cũng thay đổi, và theo đó là sự bình yên trong tâm hồn. Cả con trai và con dâu đều thấy được sự thay đổi này. Do vậy, họ cũng động viên cho đứa cháu nội học lớp 4 của bà học Pháp Luân Công. Gần đây Kim Phượng tham dự một đám cưới ở nhà con dâu. Trong bữa tiệc, bà nghe nói rằng lúc về nhà, con dâu bà thường nói rằng thật may mắn vì có mẹ chồng tốt như vậy.
Khách ở đám cưới cũng ngạc nhiên rằng vì sao Kim Phượng và Kim Anh trông trẻ như vậy. Một số người hỏi: “Sao các bà trông trẻ thế?” Hai chị em trả lời họ một cách tự hào: “Vì chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công.”
Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ ở Đài Bắc, Đài Loan/ vn.minghui.org