Close Menu
Khai mở
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

19/02/2025

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

15/02/2025

Dương Diên Chiêu truyền kỳ: Dương Bát Muội trộm kim đao (2) | Văn hóa truyền thống

14/02/2025
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) YouTube Flickr
Khai mởKhai mở
Đăng Ký Login
  • Trang Chủ
    • ĐỜI SỐNG
    • Suy Ngẫm
    • KHÁM PHÁ SINH MỆNH
    • CHÂN TƯỚNG
    • TÂM LINH & NHÂN QUẢ
    • TIÊN TRI & BÍ ẨN
    • TÌM HIỂU LUẬT
    • Blog
  • Tin Tức
  • Văn Hóa
  • Sức Khỏe
  • Thiên cổ anh hùng
  • Suy Ngẫm
  • Video
  • Podcast
Khai mở
Home»Tin Tức»Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (2): Nhạc Phi thời trẻ – Ba trận chiến lấy trí dùng binh pháp thắng quân địch | Văn hóa Thần truyền

Thiên cổ thần tướng Nhạc Phi truyện (2): Nhạc Phi thời trẻ – Ba trận chiến lấy trí dùng binh pháp thắng quân địch | Văn hóa Thần truyền

khaimokhaimo15/12/202400
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr WhatsApp VKontakte Email
Chia sẻ
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
Click Đọc
 
 

Tác giả: Liễu Địch

[ChanhKien.org]

Nhạc Phi từ nhỏ đã lập chí tận trung báo quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Nhạc Phi lúc mới đầu tòng quân kháng Kim, mặc dù chức vị thấp kém, nhưng nhờ vào võ công và tài năng phi phàm nên được lão tướng của triều Tống là Tông Trạch coi trọng. Tông Trạch vốn xuất thân là quan văn nên không tán đồng với phương thức tác chiến của ông: “Sự cơ trí dũng cảm và tài năng võ nghệ của ngươi, vượt xa những viên tướng tài thời cổ đại. Nhưng người lại thích đánh đấm lỗ mãng, không phải là kế vẹn toàn đâu”.

Câu trả lời của Nhạc Phi lại thể hiện trí tuệ hơn người: “Đợi bày trận xong xuôi hết rồi mới khai chiến, đó là phép tắc bình thường của việc dụng binh; muốn vận dụng nó một cách linh hoạt ảo diệu, thì đều phụ thuộc vào việc dụng tâm suy nghĩ kỹ càng, tùy cơ ứng biến”. Lĩnh ngộ xuất chúng đối với binh pháp của Nhạc Phi, cùng với những chiến công ngày xưa của ông, khiến Tông Trạch vốn là vị tướng dày dạn sa trường không đừng được phải gật đầu tán thành.

Vậy thì, Nhạc Phi làm sao phát huy được sự kỳ diệu của binh pháp, đạt được hiệu quả xuất kỳ bất ý (hành động bất ngờ khiến người ta không đề phòng) đây? Trong “Tống sử”, trận chiến đầu tiên của Nhạc Phi, chính là lấy “mai phục” để bình định phản loạn tại quê nhà Tương Châu. Lúc ấy, bọn đạo tặc do Đào Tuấn và Cổ Tiến Hòa cầm đầu gây loạn một phương, triều đình nhiều lần phái quân đi tiêu diệt nhưng đều thất bại. Nhạc Phi không nỡ nhìn dân làng chịu khổ, chủ động thỉnh cầu, dẫn hai trăm quân đi đối đầu với đại quân mấy nghìn người của Đào Tuấn.

Tranh màu dài, câu chuyện Nhạc Phi đâm chết tiểu Lương Vương. (Ảnh: Shizhao/Wikimedia Commons)

Sau khi quân Tống gấp rút di chuyển năm trăm dặm đến Tương Châu, Nhạc Phi không vội vàng khai chiến, mà vận dụng mưu lược tiến hành từng bước một, dự đoán bước đi của địch. Trước tiên ông phái 30 người đóng giả thương nhân, vận chuyển lượng lớn hành lý tới gần nơi đạo tặc ở. Quả nhiên, bộ hạ của Đào Tuấn bị lợi ích dụ dỗ, bắt 30 lính Tống vào trong doanh trại. Sau khi dụ địch thành công, Nhạc Phi lại phái 100 người mai phục ở chân núi nơi doanh trại địch trú ngụ. Ngày thứ hai, Nhạc Phi dẫn mấy chục người đến trước doanh trại địch khiêu chiến. Đào Tuấn cậy người đông thế mạnh, còn thêm tâm khinh địch, ung dung vắt chéo chân ngồi trên lưng ngựa, một bên mắng chửi một bên xuất chiến.

Hai bên giao chiến một lúc, Nhạc Phi giả thua bỏ chạy, dẫn địch đến chỗ quân mình đang mai phục. Nhạc Phi một ngựa đi trước, anh dũng giết địch, quân Tống sĩ khí cao ngất, từ hai bên tấn công quân địch. Đám người Đào Tuấn bị chém giết trở tay không kịp, toàn quân đại loạn, nhanh chóng thất bại. Nhạc Phi lần đầu tác chiến đã linh hoạt sử dụng binh pháp, đạt được hiệu quả tác chiến kỳ diệu lấy ít địch nhiều.

Đến năm đầu Tĩnh Khang (năm 1126), Tống Kim khai chiến ở Thái Nguyên, Nhạc Phi phụng mệnh dẫn hơn trăm kỵ binh hạng nhẹ, phụ trách trinh sát tình hình quân địch. Trên đường đi, ông đột nhiên gặp phải lượng lớn quân Kim. Hai bên đối đầu bất chợt, không ai kịp bố trí trận pháp, điều binh khiển tướng. Nhạc Phi quyết đoán hành động, hô lớn một tiếng, lao vào phía quân Kim giết địch. Thủ lĩnh làm gương cho quân sĩ, quân Tống cũng được cổ vũ, cùng Nhạc Phi đồng lòng anh dũng giết địch, thể hiện năng lực thực chiến khiến người khác phải kinh ngạc.

Quân Kim hung hãn ấy vậy lại bị sĩ khí của quân đội Nhạc Phi làm cho chấn động sợ hãi, đội hình tự loạn, trơ mắt nhìn bọn họ đột phá ra khỏi vòng vây, không dám lao ra truy cản. Đường hẹp gặp nhau, mà số lượng quân địch lại đông gấp mấy lần quân mình, người bình thường đều sẽ sinh ra tâm lý nao núng, chưa đánh đã tự thua. Ấy vậy, Nhạc Phi lấy tinh thần dũng mãnh không sợ kẻ địch, dùng võ công đánh đâu thắng đó của mình ra để đáp trả, đạt được hiệu quả khắc chế địch mà giành được chiến thắng, đó chẳng phải là linh hoạt sử dụng chiến thuật tâm lý trong binh pháp đó sao?

Tranh vẽ danh tướng kháng Kim của triều Tống – Tông Trạch. (Ảnh thuộc sở hữu cộng đồng)

Không lâu sau nạn Tĩnh Khang, Nhạc Phi đầu quân cho Cần Vương do Khang Vương Triệu Cấu cầm đầu, dốc sức trong quân đội của Tông Trạch. Cánh quân của Tông Trạch di chuyển đến Biện Kinh (ngày nay là Khai Phong, Hà Nam), trên đường phá tan mấy vòng phòng tuyến mà quân Kim bố trí, đánh nhau vô số trận lớn nhỏ, Nhạc Phi liên tiếp lập chiến công. Tới mùa đông, quân Tống đóng quân ở dải đất Hoạt Châu tại Hà Nam, đối mặt với quân Kim ở phía bên kia Hoàng Hà. Nước sông đóng băng, Nhạc Phi liền cùng các tướng sĩ khác tập cưỡi ngựa bắn cung trên mặt băng, chuẩn bị vượt sông tấn công quân địch.

Có một lần, Nhạc Phi cùng hơn trăm kỵ binh đang thao luyện trên sông băng, thì đột nhiên, rất đông quân địch từ bờ bên kia xông tới đòi chém giết. Nhạc Phi nhanh chóng ra quyết định, cổ vũ quân sĩ: “Quân địch dù đông, nhưng không biết thật giả của quân ta. Chúng ta nên thừa dịp chúng chưa kịp bình ổn đội hình, lập tức tấn công, như vậy nhất định có thể giành thắng lợi!”

Nói xong, Nhạc Phi dẫn đội kỵ binh xông về phía đội hình quân địch. Trong số quân Kim có một viên đại tướng, khua đại đao lên khiêu chiến Nhạc Phi. Nhạc Phi thong dong ứng chiến, dùng binh khí chống cự. Vũ khí của ông chém vào đại đao của tên địch để lại vết sâu cả tấc. Ông lại rút đao ra, chém tiếp một nhát khiến tên này rơi xuống ngựa. Chủ tướng chết trận, số quân Kim còn lại cũng không còn lòng dạ nào chiến đấu, hơn trăm quân Tống thừa thắng đuổi theo, đại phá quân địch.

Mưu lược quân sự của Nhạc Phi khiến người khác không khỏi nghĩ đến vị đại nguyên soái thời mới lập triều Hán là Binh Tiên Hàn Tín. Trận Bối Thủy của ông cũng thể hiện sự vận dụng linh hoạt binh pháp. Hai người họ đều dựa vào số binh lực ít ỏi và thiệt hại ít nhất nhưng vẫn đại phá được quân địch, dùng trí để giành được chiến thắng. Thì ra, các danh tướng trong lịch sử, đều có những điểm tương đồng khiến người khác phải kinh ngạc.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/18/9/29/n10750526.htm

Ngày đăng: 03-12-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Bài Liên Quan

Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (Phần 4): Động Tàng Kinh | Văn hóa Thần truyền

Cách giải thích độc đáo của người xưa về cây mạ non | Văn hóa truyền thống

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Bình Luận
oldest
newest most voted
Inline Feedbacks
View all comments

Thiên thư "CHUYỂN PHÁP LUÂN" vạn năm khó gặp, ai chưa đọc uổng kiếp làm người



Chuyển Pháp Luân” rốt cuộc là một cuốn sách như thế nào? Tại sao nó lại được ca ngợi là “chiếc thang dẫn lên trời”, “một bộ thiên cổ kỳ thư chưa từng có trong lịch sử nhân loại”?

Cuốn sách này có điều gì thần kỳ? Nó làm thế nào mà cải biến được tâm hồn và vận mệnh của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới?

Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào ngày 5 tháng 12 năm 2004 đã từng công bố danh sách xếp hạng 100 cuốn sách được người dân Úc yêu thích và bầu chọn từ hơn 5000 loại sách, sách “Chuyển Pháp Luân” xếp hạng thứ 14 trong 100 đầu sách, và là cuốn sách xuất xứ từ phương Đông duy nhất nói về tu luyện khí công.

“Chuyển Pháp Luân” tạo ra một cơn sốt, và trở thành một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 1997

>> Hướng dẫn học “Pháp Luân Công” cho người mới
>> Thiên thư “Chuyển Pháp Luân” Vạn năm khó gặp_Ai chưa đọc uổng kiếp làm người
>> Với những hiệu quả thần kỳ “Pháp Luân Công” được đưa vào Trường học và các hoạt động cộng đồng
>> Các điểm luyện công – Hướng dẫn tập miễn phí.

Nguy cơ ung thư tăng nhanh ‘chóng mặt’, chúng ta cần phải làm gì?

02/12/2017

Sau mọi khổ nạn, tôi đã bước trên con đường tu Phật chân chính

21/12/2022
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Trang Chủ
  • SỨC KHỎE
  • VĂN HÓA
  • VIDEO
© 2025 Liên hệ mail : [email protected].

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

wpDiscuz

Sign In or Register

Welcome Back!

Login to your account below.

Lost password?