Tượng thứ 43 trong Thôi Bối Đồ là hình một người lớn và một đứa trẻ đứng cạnh nhau, đều vẫy tay (Ảnh chụp màn hình)
Tiên tri “Thôi Bối Đồ” thực sự đã dự đoán rõ ràng về những sự kiện lớn trong năm 2023. Vấn đề eo biển Đài Loan cuối cùng sẽ có kết cục như thế nào? Ở Trung Quốc đại lục đang hình thành và sẽ xảy ra những sự việc kinh thiên động địa nào?
Thôi Bối Đồ tiên tri năm 2023
Năm Dần vừa qua là một năm ảm đạm, kinh tế toàn cầu suy thoái, dịch bệnh ở khắp Trung Quốc bùng phát mạnh. Vậy trong năm Quý Mão sẽ có những đại sự gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu từ lời tiên tri nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – “Thôi Bối Đồ” để đi tìm đáp án. “Thôi Bối Đồ” là cuốn kỳ thư về tiên tri do hai nhà tiên tri nổi tiếng thời nhà Đường – Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong cùng viết.
Nó dự đoán về những thay đổi thế sự trong hơn 1300 năm sau triều đại nhà Đường. “Thôi Bối Đồ” được sắp xếp theo thiên can địa chi, tổng cộng có 60 tượng. Mỗi tượng bao gồm bốn phần: một quẻ từ Kinh Dịch, bốn câu sấm, bốn câu tụng, cộng với một tượng (hình ảnh minh họa). “Thôi Bối Đồ” thường không đưa ra ngày, tháng, năm cụ thể tương ứng với các sự kiện lớn mà hậu thế cần dựa trên 4 phần trên để suy đoán.
Nhưng chỉ có tượng thứ 43 đưa ra thời gian cụ thể. Nó khá đặc biệt. Hình minh họa là một người lớn và một đứa trẻ đứng cạnh nhau, đều vẫy tay.
Quẻ tương ứng của nó là quẻ thứ 50 của Kinh Dịch. Tốn hạ, ly thượng, đỉnh quái. Bốn câu sấm viết:
“Quân phi quân
Thần phi thần
Thuỷ gian nguy
Chung khắc định”
Tạm dịch:
Vua không ra vua
Tôi không ra tôi
Bắt đầu nguy nan
Cuối cùng an định
Bốn câu tụng viết:
“Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt
Dục tận bất tận bất khả thuyết
Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng
Tam thập niên trung tử tôn kết”
Tạm dịch:
Thỏ đen chạy vào hang rồng xanh
Muốn hết chẳng hết không thể nói
Chỉ có trên cây ngoài biên ngoại
Trong ba mươi năm con cháu đầy
Câu đầu tiên trong câu tụng chính là đã chỉ ra thời gian tiên tri sẽ xảy ra. Hắc thố là để nói năm Thủy Mão vì trong ngũ hành, màu sắc đối ứng của Thuỷ là hắc. Thanh Long là đề cập đến năm Mộc Thìn. Trong ngũ hành thì màu của Mộc là màu xanh. Năm Thủy Mão là 2023, còn năm sau Mộc Thìn chính là năm 2024. Tức là khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 1 năm 2023 dương lịch đến ngày 9 tháng 2 năm 2024. Tất nhiên, theo Hoàng lịch năm giáp là một chu kỳ 60 năm. Mỗi 60 năm, năm Thủy Mão và Mộc Thìn sẽ xuất hiện một lần. Vậy thì tại sao lại đặt tượng này ứng với năm 2023? Điều này phải xem xét tổng thể quẻ tượng, lời sấm, tụng.
Đầu tiên, “Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt”, là chỉ điểm điểm gặp nhau của năm Thủy Mão đến năm Mộc Thìn, tức là từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2024.
Bốn câu sấm có ý nghĩa gì?
“Quân phi quân, thần phi thần”, vốn quân thần có sự khác biệt, quân vương có địa vị cao còn quần thần địa vị thấp, trật tự này không thể đảo loạn. Nhưng hiện giờ xem ra “quân phi quân, thần phi thần” có nghĩa là trật tự giữa quân thân đã bị loạn.
Nhìn lại bức tranh, vẽ một người lớn và một đứa trẻ cùng đi. Người đàn ông lớn mặc quan phục bình thường, còn đứa trẻ mặc như vị quân chủ. Người lớn giơ tay lên qua đầu, trông như sắp đánh đứa trẻ nhưng đứa trẻ không né tránh, mà chỉ đưa một tay lên đỡ đầu. Điều này có vẻ giống như lớn bắt nạt bé, thực tế, đó cũng là bề tôi lừa dối vua, kẻ dưới phạm thượng. Vậy quân và thần ở đây là đề cập đến ai? Câu trả lời sẽ được giải đáp sau.
Trước tiên chúng ta hãy giải thích từng câu sấm. Hai câu cuối của lời sấm “Thuỷ gian nguy, Chung khắc định”, lý giải từ bề mặt câu chữ chính là là tình huống nguy hiểm khi quốc vương còn trẻ và yếu, nhưng vị vua này cuối cùng đã đánh thắng kẻ thù, mở ra cục diện ổn định nên gọi là “chung khắc định”. Đứa trẻ trong bức tranh này lấy tay bảo vệ đầu, sải bước về phía trước. Điều này mang ý nghĩa là cậu kiên trì vào con đường của riêng mình, không sợ hãi, và mang theo tín tâm.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem 4 câu tụng.
Câu đầu tiên “Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt” có hai tầng ý nghĩa. Một là chỉ ra thời gian lời tiên tri sẽ xảy ra. Một ý nghĩa khác là con thỏ bước vào hang của rồng, rồng là biểu tượng của quân vương, tại sao con thỏ dám cả gan chạy vào hang rồng? Điều này cũng có nghĩa là làm điên đảo thị phi.
“Dục tận bất tận bất khả thuyết”: câu này nói rằng sau khi con thỏ vào hang rồng, có phải nó sẽ lập tức mất mạng, tình huống ngược đời này sẽ chấm dứt ngay không, điều này vẫn không thể phán đoán chính xác được.
Tiếp tới hai câu cuối: “Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng, Tam thập niên trung tử tôn kết”. Ý nghĩa bề ngoài là bên ngoài hang rồng có một cái cây, gốc cây không ngừng sinh sôi và phát triển trong suốt 30 năm, đã tích luỹ sức mạnh và đây sẽ là chìa khóa để xoay chuyển tình thế.
Hãy xem quẻ tương ứng với tượng này, đó là đỉnh quái, còn gọi là Hỏa Phong Đỉnh. Quẻ Ly trên là hỏa, quẻ Tốn dưới là phong. Ở Trung Quốc cổ đại, đỉnh cũng là một biểu tượng của quyền lực quốc gia, giành chiếm chính quyền gọi là “vấn đỉnh”, đạt được chính quyền gọi là “định đỉnh”. Trước quẻ đỉnh là quẻ cách, vì vậy, sự thay đổi của triều đại được gọi là “đỉnh cách chi biến”. Đầu tiên là cách mạng, sau đó là định đỉnh.
Quẻ đỉnh có nghĩa là tình hình chung bước vào giai đoạn quản lý ổn định. Lấy quẻ đỉnh là quẻ chủ yếu của tượng này trong Thôi Bối Đồ có nghĩa là những gì nó nói có liên quan đến ai là chủ thiên hạ.
Tổng hợp lời của quẻ đỉnh và lời của các hào trong đó, thiên cơ mà quẻ đỉnh tiết lộ đó là trọng dưỡng hiền tài và đổi mới, hình thế sẽ ổn định, người ngoài sẽ không thể khuấy động nổi. Vậy thì điều này cũng phù hợp với câu sấm “Thuỷ gian nguy, Chung khắc định”.
Và giờ có thể trả lời câu hỏi đặt ra trước đó “quân phi quân, thần phi thần” ở đây ám chỉ ai và tại sao dùng tượng này ứng cho hiện tại? Tình hình hiện tại ở Trung Quốc là Đài Loan và Đại Lục thuộc hai chế độ khác nhau. Đài Loan là sự tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc. Còn Trung Hoa Đại Lục được thành lập sau cuộc nội chiến năm 1949.
Từ hình minh họa của tượng thứ 43, chúng ta thấy hai người một lớn và một nhỏ đứng cạnh nhau. Đứa trẻ đang đứng ở phía đông của người lớn. Đây cũng là vị trí địa lý tự nhiên hiện tại của Đại Lục và Đài Loan. Người lớn bên trái cao lớn vạm vỡ, còn đứa trẻ bên phải nhỏ yếu cho thấy sự không cân bằng về thực lực giữa hai bên. Nó cũng giống với tình hình hiện tại của Đại Lục và Đài Loan. Nhưng người lớn bên trái đang mặc quan phục bình thường, nói lên rằng mặc dù có lợi thế về hình thể nhưng không phải chân mệnh chính chủ. Đứa trẻ bên phải ăn mặc như một vị quân chủ, cho thấy rằng mặc dù nhỏ bé và yếu đuối nhưng đây mới là người thống trị thiên hạ.
Quyền lực của Trung Hoa Dân Quốc có được từ sự thoái vị và tấn phong của hoàng đế triều nhà Thanh. Trong sắc lệnh thoái vị của hoàng đế nhà Thanh năm 1912, ở cuối viết rõ ràng rằng luôn mong nhân dân an cư, lãnh thổ yên ổ. Các lãnh thổ của các dân tộc Hán, Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tạng vẫn thống nhất làm một để thống nhất Trung Hoa Dân Quốc. Điều này rõ ràng có nghĩa là nhà Thanh đem hết quyền thống trị và toàn bộ lãnh thổ trao toàn bộ cho Trung Hoa Dân Quốc. Đây là ý chí chính trị của nhà Thanh, tuyên bố rõ ràng rằng Trung Hoa Dân Quốc là người thừa kế hợp pháp duy nhất.
Theo văn hóa Trung Quốc, quan niệm truyền thống về “Thiên dữ nhân quy”, Trung Hoa Dân Quốc mới là chính chủ Hoa Hạ, nhưng hiện giờ nó đang ở Đài Loan. Vì vậy, hình ảnh đứa trẻ mặc y phục của một vị vua, cho thấy rõ quan hệ giữa Đại lục – Đài Loan.
Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan có chính phủ, hệ thống quân sự, tiền tệ và tư pháp riêng biệt. Vì vậy, giữa hai nước không thực sự là mối quan hệ quân thần, và nó ứng với câu sấm “quân phi quân, thần phi thần”.
Hai câu “Thuỷ gian nguy, Chung khắc định”, có lẽ có nghĩa là quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan, Trung Quốc dọa tấn công Đài Loan bằng vũ lực. Từ năm Thủy Mão đến năm Mộc Thìn, tức trong thời gian từ năm 2023 đến đầu năm 2024, có thể là thời điểm rất khó khăn, nguy nan cho Đài Loan. Nhưng cuối cùng nguy cơ này sẽ được giải quyết, Trung Hoa Dân Quốc sẽ có được thời đại ổn định, đạt được kết cục “thiên hạ đỉnh định”.
Người đàn ông lớn trong hình dường như đang giơ tay lên muốn đánh, nhưng không đánh xuống. Đứa trẻ trong hình dường như đang giơ tay lên bảo vệ bản thân nhưng vẫn có sự dũng cảm và tự tin, vẫn tiếp tục tiến bước về phía trước. Điều này cũng phù hợp với lời sấm “Thuỷ gian nguy, Chung khắc định”.
Trên cơ sở đó, chúng ta giải thích về 4 câu tụng:
“Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt
Dục tận bất tận bất khả thuyết
Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng
Tam thập niên trung tử tôn kết”
Vào thời gian gặp nhau của năm 2023 và 2024 theo âm lịch, Đại Lục có thể sẽ có hành động chống lại Đài Loan, vì thỏ muốn vào hang rồng, nhưng hang rồng không phải là nơi của thỏ, nên kết cục nó sẽ không thành công.
Câu “Dục tận bất tận bất khả thuyết”cho biết khi nào kết quả liệu giữa Đài Loan và Đại Lục sẽ xuất hiện tai hoạ vong quốc hay không vẫn khó đánh giá, rất có thể sẽ vướng trong một khoảng thời gian. Ban đầu Đài Loan sẽ chịu rất nhiều áp lực, nguy hiểm sẽ lớn “thuỷ gian nguy”, nhưng cuối cùng sẽ đạt được một tình hình ổn định “chung khắc định”.
Câu “Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng; Tam thập niên trung tử tôn kết”, là chỉ ở gốc cây bên ngoài, ba mươi năm sau con cháu mới đơm hoa kết trái. Hai câu tụng này tổng hợp với quẻ tượng quẻ của quẻ đỉnh này đề cập đến sức mạnh dựa vào để vượt qua khó khăn. Đó là thế hệ những người tài năng được tích lũy, bồi dưỡng trong 30 năm qua.
30 năm đó là chỉ 30 năm nào? Một quan điểm cho rằng nó được tính từ 30 năm đầu tiên trước năm 2024, tức là 30 năm kể từ khi “Đồng thuận 1992” công bố, các thế hệ người Đài Loan sinh ra và lớn lên ở trong và ngoài nước. Họ là thế hệ tượng trưng cho gốc rễ của “hang rồng”. Với những nỗ lực của họ, tình hình cuối cùng sẽ được ổn định.
Phiên bản “Thôi Bối Đồ” chúng ta đang nói tới là bản được bình luận bởi Kim Thánh Thán, một học giả tài năng vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh. Ông có thể nói là một trong những nhà phê bình văn học người Trung Quốc đầu tiên. Sau khi cầm “Thôi Bối Đồ”, ông đã đọc và nghiên cứu kỹ và đoán nội dung của 33 tượng đầu tiên dựa trên lịch sử, nhưng những bình luận của ông sau tượng thứ 34 thực sự không có ý nghĩa lớn. Bởi vì 27 tượng còn lại đều nói về những sự kiện tương lai, sau thời đại của Kim Thánh Thán. Hơn nữa trình tự của mỗi tượng không theo thứ tự thời gian nữa.
Tương truyền, Tống thái tổ Triệu Khuông Dận sợ sự quá chuẩn xác của Thôi Bối Đồ. Đại Tống vừa mới khai triều mà đã tiên đoán về thời kỳ tàn lụi, do đó, ông đã ra lệnh làm xáo trộn trật tự của các tượng trong Thôi Bối Đồ và lưu truyền nhiều phiên bản.
Ví dụ, lời giải của tượng thứ 54 tiếp theo trong Thôi Bối Đồ dưới đây được cho là có thể là lời tiên tri cho một sự kiện lớn sắp xảy ra.
Năm 2023 sẽ xảy ra đại sự?
Hình minh hoạ của tượng 54 là năm mục đồng đang đuổi một con trâu. Nó tương ứng với quẻ tượng thứ 43 của Kinh dịch- quẻ Quái, càn dưới đoài trên. Bốn câu sấm viết:
“Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cẩu an
Tuy tiếu diệc khốc”
Tạm dịch:
Lỗi lỗi lạc lạc
Cờ tàn một ván
Dừng mổ tạm yên
Tuy cười lại khóc
Bốn câu tụng viết:
“Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ mao tồn khoác thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu chân long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng?”
Tạm dịch:
Chẳng phân trâu chuột và trâu dê
Bỏ lông còn da tỏ hùng cường
Trong cõi tự có rồng xuất hiện
Chín khúc Hoàng Hà nước chẳng vàng
Đầu tiên chúng ta hãy xem quẻ chính của tượng này là quẻ Quái. Đây là quẻ mà ở dưới là năm đường liền (5 hào dương), ở trên là một đường đứt (1 hào âm). Năm vạch liền cộng với một vạch đứt, nó vừa khớp với hình ảnh năm mục đồng đuổi một con trâu. Năm cậu bé này là năm vạch liền, một con trâu chính là một vạch đứt
Quẻ từ của quẻ quái:
“Dương ư vương đình
Phu hào hữu lệ
Cáo tự ấp
Bất lợi tức nhung
Lợi hữu du vãng”
Tạm dịch:
Nổi ở cung đình
Phù hiệu oan nghiêm
Nói từ đô thành
Bất lợi việc quân
Có lợi liền đến
Nghĩa là quẻ quái tượng trưng cho quyết đoán. Quân tử thể hiện bản lĩnh đàn ông nơi cung đình, quyết đoán với kẻ tiểu nhân, bằng sự chân thành, yêu cầu mọi người coi chừng nguy hiểm từ những kẻ hung ác. Chỉ cần ra lệnh từ thành phố, không có lợi cho việc đưa quân ra trận, nhưng có lợi cho hành động quyết đoán, là ngụ ý rằng hành động nên được thực hiện trong nước chứ không phải chinh chiến ở bên ngoài.
Bình giải của Kim Thánh Thán cho rằng, tượng này cho thấy người cai trị tối cao của đất nước chỉ tồn tại trên danh nghĩa, tương tự như tình cảnh của Chu Thiên Tử những năm cuối thời Đông Chu.
Tiếp theo, câu sấm viết: “Lỗi lỗi lạc lạc, Tàn kỳ nhất cục” có ý chỉ là tình hình nhìn có vẻ như còn rất tốt, nhưng thực ra đã đến giai đoạn cờ tàn, vận mệnh đất nước đã khá cô lập, khó có thể kéo dài.
“Trác tức cẩu an” nghĩa là chỉ trông mong cầu an nhàn. Câu này dường như phản ánh chân thực tâm thái của con người ngày nay.
Câu “Tuy tiếu diệc khốc” rất dễ hiểu, biểu hiện như là khuôn mặt cười vui, thời đại hoàng kim, tương lai tươi sáng. Nhưng thực ra, người nào lo lắng người đó biết, trong tâm vốn là đang khóc.
Hai câu đầu của câu tụng “Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương, Khứ mao tồn khoát thượng xưng cường đặc biệt thú vị. “Khoác” dùng để chỉ một mảnh da động vật khô. “Khứ mao tồn khoát” là để chỉ da động vật khô không lấy lông. “Khứ mao tồn khoát thượng cường” có nghĩa là gia sản bị hủy hoại nhưng vẫn giữ vẻ bề ngoài phô trương, tỏ vẻ cường thịnh.
Trong câu “Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương”, “ngưu dương” là để chỉ người dân thường. “Ngưu thử” ở đây là từ đồng nghĩa với “thạc thử” (con chuột lớn). Các quan chức còn được gọi một cách châm biếm là “thạc thử”. Không có sự phân biệt giữa chuột và gia súc trâu bò, nghĩa là không phân biệt quan chức với dân thường. Mọi người đều đang cố gắng thể hiện bề ngoài vui vẻ, nhưng trên thực tế, tất cả họ đều đang mong cầu sự an toàn.
Còn câu “Tuy tiếu diệc khốc” (Tuy cười mà khóc), cười là cho người khác xem, còn khóc là cảm xúc của riêng bản thân.
Hai câu tụng cuối mang theo nội hàm thâm sâu nhất, là phần cao trào:“Hoàn trung tự hữu chân long xuất, Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng”
Ý nghĩa là Trung Quốc sẽ xuất hiện bậc Thánh nhân. Người xưa cho rằng sông Hoàng Hà trong là điềm lành. Từ xưa đã có câu nói rằng “Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh”. “Hoàng Hà thanh” là chỉ hiện tượng kỳ lạ khi nước ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà trở nên trong vắt. Khi sông Hoàng Hà chảy qua cao nguyên hoàng thổ, sẽ mang một lượng lớn phù sa đến trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Do đó, nước sông sẽ có màu vàng đục. Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Hoàng Hà.
Từ thời Đông Hán, ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà rất hiếm khi nước sông trong vắt, trong ghi chép thì có khoảng 43 lần nước sông trở nên trong. Trung bình 40 năm mới xảy ra một lần. Nhưng thời gian nước sông trong chỉ kéo dài rất ngắn, vì vậy, nó không thực sự mang ý nghĩa nước sông Hoàng Hà trong.
Năm 1949 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, câu cổ ngữ “Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh” đã được nhắc tới. Vì vậy, việc quản lý sông Hoàng Hà đột nhiên tăng lên cấp độ chính trị. Mặc dù hình thái ý thức của chính phủ là chủ nghĩa vô Thần, nhưng chế độ mới cũng vui mừng trước ánh sáng gợi mở của lời tiên tri, muốn làm cho nước sông Hoàng Hà trong vắt để chứng minh bản thân chính là “Thánh nhân” được nhắc tới trong tiên tri.
Sau hàng chục năm bỏ ra nỗ lực, cuối cùng sau năm 2000, hàm lượng phù sa của nước sông Hoàng Hà đã giảm đáng kể. Vào mùa không có lũ, hơn 80% diện tích sông Hoàng Hà, nước khá trong xanh. Các chuyên gia cho rằng kết quả này là do hai yếu tố. Thứ nhất là do việc quản lý nước và đất trên cao nguyên hoàng thổ. Thứ hai là các công trình thuỷ lợi hồ chứa sóng nước nhỏ đã giúp giảm lượng phù sa ở trung và hạ lưu.
Đến năm 2018, truyền thông Trung Quốc bắt đầu đưa tin rầm rộ về sự thành công trong quản lý sông Hoàng Hà. Nước sông Hoàng Hà đã trở nên trong vắt, xem ra bậc Thánh nhân sắp xuất hiện?
Trong “Tống sử” có ghi chép lại rằng, dưới triều đại của Hoàng đế Tống Huy Tông, tổng cộng có ba lần nước sông Hoàng Hà trở nên trong vắt. Chúng xảy ra vào năm Đại Quan đầu tiên (năm 1107) ở Kiền Ninh Quân, Đồng Châu; năm Đại Quan thứ hai (năm 1108) ở Đồng Châu, và năm Đại Quan thứ 3 (năm 1109) ở Thiểm Châu, Đồng Châu Hoàng Hà. Vào năm Đại Quan đầu tiên, năm 1107, Hoàng Hà có đoạn dài 800 dặm nước trong vắt suốt 7 ngày đêm liền. Đây là lần đáng chú ý nhất về hiện tượng nước sông Hoàng Hà trong kỳ lạ được ghi lại trong lịch sử.
Tất nhiên hoàng đế và tất cả các quan đều vui mừng khôn xiết. Đây là điềm tốt lành trời ban cho Đại Tống. Sau đó không lâu, Tống Huy Tông cử người đến thành phố Hàn Thành, thuộc Thiểm Tây dựng bia Hoàng Độc để ca ngợi kỳ tích ba lần nước sông Hoàng Hà trong vắt.
Vậy thì theo câu nói “Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh”, Tống Huy Tông liệu có đích thực là một vị Thánh nhân vì khi ông tại vị, khi nước sông Hoàng Hà đã ba lần trong vắt?
Nhưng trên thực tế, Tống Huy Tông không chỉ là một vị hôn quân mà còn là vị vua thấp kém nhất trong các hôn quân. Bởi vì ông ta là vị vua mất nước trong các hôn quân, thực sự không liên quan gì tới Thánh nhân. 18 năm sau khi lập bia, vào năm 1125, biến cố Tĩnh Khang nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đã diễn ra, triều đại Bắc Tống sụp đổ. Tống Huy Tông và con trai Tống Khâm Tông trở thành tù binh của người Nữ Chân phương bắc.
Nếu như nói “Hoàng Hà thanh” tương ứng với sự xuất hiện của một vị Thánh nhân, thì nếu nói người đó là hoàng đế nhà Kim – Hoàn Nhan Thịnh, người đã bắt Tống Huy Tông, thì còn một chút đáng tin hơn. Do đó, việc xử lý nước ở sông Hoàng Hà khiến nước sông ở đây trong vắt, nó không nhất thiết có nghĩa là vị Thánh nhân phải xuất hiện trong triều đại thời đó, có thể là ở một thời đại khác, ở một nơi khác.
Đặc biệt khi nhìn vào quẻ chính của tượng này – quẻ Quái. Quẻ tượng là thượng trạch, hạ thiên, có nghĩa là ân trạch bao trùm khắp thiên hạ. Nó giải thích rõ ràng về sự ra đời của vị Thánh nhân. Đó là một quân tử có lòng nhân đức, mang lại lợi ích cho thiên hạ, đồng thời là người kiên quyết loại bỏ những kẻ tiểu nhân. Đây mới là những việc mà một Thánh xuất hiện cần làm.
Tiếp theo, chúng ta hãy giải thích quẻ tương ứng với tượng thứ 54. Hình ảnh của tượng 54 là năm cậu bé chăn cừu cùng nhau lùa một con trâu. Tại sao phải cần đến năm người để lùa một con trâu? Kết hợp ý nghĩa của quẻ quái, nó đề cập đến những người chính nghĩa cùng nhau hành động, lùa gia súc và ngựa từ phía tây trở lại phía tây, bởi vì bạn thấy đầu con trâu đang hướng về phía tây. Các mục đồng đang cùng nhau lùa con trâu. Hơn nữa, có thể thấy các nhân vật trong tranh đều là những tiểu mục đồng, không có trang phục sang trọng, đều là thường dân.
Từ tượng thứ 43 và 54 trong Thôi Bối Đồ, chúng ta có thể giải mã 2023 sẽ là một năm bất thường. Có thể đó là sự khởi đầu của một thời đại lớn, cũng có lẽ sự thay đổi của triều đại trong lời tiên tri đang trong quá trình hình thành và diễn ra.
Theo Wenzhaostudio
Minh An biên dịch
Bạn bình luận gì về tin này?
NTD Việt Nam