Văn học là phương tiện tải thể quan trọng trong văn minh nhân loại, tiểu thuyết lại càng là hình thức nghệ thuật được mọi người hứng thú đón nhận. Trong bối cảnh văn minh nhân loại đã mai một qua mấy nghìn năm lịch sử, những tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc vốn hàm chứa diện mạo lịch sử phong phú và tinh hoa văn hóa như “Thủy Hử truyện”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Tây Du Ký”, “Hồng Lâu Mộng” trở nên vô cùng đặc sắc.
Nhân sinh là một vở kịch lớn. Kỳ thực, nhân gian cũng là một vở kịch; toàn bộ lịch sử nhân loại, lúc hưng thịnh khi suy tàn, hoa nở hoa tàn, chuyện đúng chuyện sai, thế sự xoay vần, triều đại đổi thay, chiến tranh hòa bình, v.v. Cũng đều là một vở kịch. Chỉ có điều con người trong vở kịch đó thường hay quên mất vai diễn của mình, thực sự quên mất là mình đang “diễn”. Chỉ trong trường hợp con người dù thân đặt trong vở kịch, nhưng tâm đặt bên ngoài “tĩnh lặng quan sát” mới thực sự có thể nhận thức được rằng: Đây đúng là một vở kịch. Muốn đạt đến trình độ đó chỉ có những nhân sỹ chuyên tâm tu luyện hoặc “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo” mới đạt được. Họ hoặc lánh xa thế tục, một mình tu luyện; hoặc trải qua những thăng trầm trong cuộc sống mà trong lòng xem nhẹ tất cả. Để có thể đạt tới trình độ này phải là những nhân sỹ đại đức thấu hiểu thế sự, nhìn thấu sinh tử, thấu ngộ nhân sinh mới có thể làm được. Đồng thời họ cũng ôm chí lớn tế thế cứu nhân, nhưng không thể dung nạp thế nhân; có thể thấu hiểu thiên cơ, nhưng không thể phá hoại Đạo, cũng chỉ có thể đặt một phần tâm ý của mình vào các tiểu thuyết “dã sử”, mượn “giả ngữ thôn ngôn” để cảnh báo cho thế nhân đang trong thời “mạt pháp”.
Con người đến từ đâu? Lại đi về đâu? Vì sao lại nói hiện tại chính là đã đến thời “mạt pháp?” Vấn đề nhìn thì tưởng như rất đơn giản này lại bao hàm nội hàm vô cùng vô tận. Chúng ta dưới sự chỉ dẫn của Pháp lý Đại Pháp, đối với “Tứ đại danh tác” này có thể lý giải một chút, hoặc giả có thể tìm được một vài đáp án trong đó.
Hãy để tôi trước tiên phân tích suy xét xem “Tứ đại danh tác” muốn biểu đạt điều gì?
Trước tiên bắt đầu từ “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, một chữ “Nghĩa” trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” xuyên suốt thiên cổ
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, dấu tích của văn hóa Thần truyền đâu đâu cũng có. Thiên tượng biến hóa, thế sự đổi thay, người việc kỳ lạ, dự đoán như Thần. Tác giả La Quán Trung thông hiểu cổ kim, nghiên cứu bách gia, nên ắt trong lòng đều tường tận. Nhưng tâm ý cuốn sách này không phải nằm ở đây. Mặc dù trong “Tam Quốc”, những người giỏi bày tính mưu kế được ngợi ca như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Chu Du, Tư Mã Ý, Lục Tốn, Khương Duy, v.v. đều là những người mưu cao quỷ thần khó đoán. Trí huệ những vị cổ nhân này quả thực cũng nên được coi là một chủ đề trong cuốn sách, nhưng điều mà cuốn sách muốn biểu đạt còn xa hơn, chứ không chỉ có vậy. Vậy thì, chẳng lẽ đây là câu chuyện lịch sử của ba quốc gia hay sao? Có người nói rằng, “Bảy phần là thực, ba phần hư cấu.” Không phải vậy, đây là tiểu thuyết, không phải là lịch sử, còn câu chuyện lịch sử chỉ là tác giả mượn vật truyền tải nhằm biểu đạt ý tứ. Điều tác giả muốn biểu đạt chính là bản chất vốn có của con người – Nghĩa – chính điều này khiến câu chuyện thêm phong phú đặc sắc, sinh động cảm động lòng người.
“Diễn nghĩa” ấy cũng là diễn một chữ “Nghĩa” vậy. Tên sách đã lột tả được điều đó. Đương nhiên, “Diễn Nghĩa” sớm đã bị người đời nay coi là một dạng thể tài tiểu thuyết, chỉ đơn thuần là thể tài mà thôi. Còn ý nghĩa thực chất của nó, chính là mượn sự tác động qua lại giữa các nhân vật trong sách, làm phong phú hơn nội hàm của “Nghĩa”. Biểu đạt của chữ “Nghĩa” có liên quan mật thiết đến nội hàm câu chuyện và các nhân vật. Nhắc đến “Nghĩa”, mọi người không chỉ nghĩ đến ý nghĩa bề mặt của một chữ, bất kỳ định nghĩa nào cũng không thể định nghĩa được nội hàm của “Nghĩa”, mà chỉ có thể biểu đạt được một phần. Còn thông qua “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, con người có thể hiểu và tham chiếu nội hàm của nó qua những nhân vật sinh động. Xét từ ý nghĩa này, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” bao hàm phẩm chất cao quý mà nhân loại dựa vào đó để sinh tồn.
Khi hiểu rõ được điều này, những thịnh suy của ba nước, ân oán tình thù đều không đáng kể, buồn vui giận dữ của các nhân vật, trung hiếu phản nghịch đều lần lượt xoay quanh chữ “Nghĩa”. Quả thực, thời xưa có rất nhiều tiểu thuyết “Diễn Nghĩa”, nhưng không tác phẩm nào có thể sánh với “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. “Nghĩa” trong sách quả thực được miêu tả rất đặc sắc. Từ Thứ tại Tào doanh không nói một lời, vậy mà chỉ cần nói một tiếng đã có thể cứu được Triệu Vân, chính là dựa vào ân nghĩa với Lưu Bị; Tào Tháo khóc lạy Viên Thiệu, cũng có thể nêu lên lý giải và hành vi đối nghĩa là “gian hùng”, Mạnh Hoạch cảm động trước ân nghĩa “thất túng” (Gia Cát Lượng bảy lần bắt bảy lần thả Mạnh Hoạch), còn có sự quy phục đầy “Nghĩa” của Gia Cát Lượng. Hơn nữa Quan Vũ nghĩa cao tận mây xanh lại càng diễn giải “Nghĩa” đến đỉnh điểm. Tào Tháo năm hôm tổ chức một tiệc lớn, ba bữa bày một tiệc nhỏ, ban Xích Thố, phong Đình Hầu cũng không động tới được tâm ý muốn tìm đại huynh của ông. Đối mặt với ân sủng của Tào Tháo, chưa báo được ân chưa rời đi thể hiện bản sắc một nghĩa sỹ. Vì tìm đại huynh mà “vượt năm ải, chém sáu tướng”, “một người một ngựa đi khắp ngàn dặm”. “Nghĩa” đến mức đỉnh điểm như vậy, có thể nói là kinh động thiên địa, khiến quỷ thần cũng phải rơi lệ.
Hồi nhỏ khi đọc “Tam Quốc” đến đoạn “hẻm Hoa Dung”, tôi vô cùng trách Gia Cát Lượng sao không để Triệu Vân hoặc Trương Phi hoán đổi vị trí cho Quan Vũ, nếu là Trương Phi trấn thủ Hoa Dung, Tào Tháo chẳng phải chết chắc hay sao? Đến sau này khi tu luyện tôi mới hiểu ra rằng, tất cả đều có số mệnh. Gia Cát Lượng an bài như vậy là thuận theo Thiên mệnh mà hành sự. Thả Tào Tháo chẳng phải lại càng hoàn thiện và đầy đủ hơn cái “Nghĩa” của Quan Vũ hay sao? Tác phẩm nổi tiếng của La Quán Trung, quả thực đã đạt tới sự huyền bí của “Nghĩa”.
Tôi có được nhận thức như vậy, tất cả đều do Ngài Lý Hồng Chí chỉ giáo. Trong “Giảng Pháp Luân lưu tại Bắc Mỹ”, Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng tới “Tam Quốc Diễn Nghĩa”:
“‘Tam quốc diễn nghĩa’ [có] giảng về chữ “nghĩa”. Trải qua một triều đại, ba thế lực cùng nhau ganh sức đã thể hiện đầy đủ được nội hàm của chữ “nghĩa”. Hơn nữa trải qua một triều đại lâu ngần ấy đã biểu hiện được thâm tầng văn hoá của chữ “nghĩa” này; đến hôm nay nhân loại vào thời truyền Pháp mới có được nhận thức sâu sắc về chữ “nghĩa” đó, hiểu được ‘nghĩa’ là gì, quan hệ dẫn dắt giữa bề mặt và nội hàm ra sao cũng như phản ánh ở tầng thâm sâu thế nào. Con người không thể chỉ đơn thuần biết được bề mặt của chữ ấy, [mà còn] phải hiểu cho rõ nội hàm trong đó là gì. Tất nhiên trong “Tam quốc diễn nghĩa’ cũng biểu hiện nhiều nội hàm như mưu trí con người trong đó.”
Nhân loại trải qua bao lần văn minh đổi thay cho đến ngày nay, đã hoàn thiện từng chút từng chút một như thế nào? Trong “Giảng Pháp Luân lưu tại Bắc Mỹ” Sư phụ Lý Hồng Chí có giảng:
“… không có nội hàm nào cả, không có năng lực gánh nhận nào hết, không có bất kể tư duy khái niệm hoàn chỉnh nào để nhận thức hết thảy sự vật trong không gian này. Con người như thế cần phải trải qua tháng năm lâu dài, để tư tưởng con người dần dần nâng dần lên, có được nội hàm bên trong và năng lực gánh nhận; điều ấy không phải một thời gian ngắn mà làm cho được” “Biểu hiện của con người hôm nay, gặp việc không sợ, bình tĩnh trầm xuống, suy xét một cách có lý trí, thậm chí còn có được năng lực sáng tạo. Con người có thể có được tư tưởng và trạng thái tư duy bình thường như vậy, ấy là do chư Thần đã cố ý cấp cho con người trong bao nhiêu tháng năm lâu dài trong lịch sử mà thành.”
Mỗi bước đi của con người đều có Thần đang an bài, cho nên tại Trung Quốc, đến tận ngày nay, mọi người đều nói: “Số mệnh của con người, Trời đã định”. Kỳ thực, đâu chỉ riêng số mệnh của con người, mọi an bài trên thế gian, cũng đều có dụng ý của Thần. Đây chính là đang làm phong phú tư tưởng của con người.
(Còn nữa…)
vn.minghui.org
Thử giải Tứ đại danh tác (Phần 2 – Thủy Hử)