Bông hoa Tuyết Liên kia ở trên đỉnh núi đã khai nở, nhưng chỉ có những ai leo đến đỉnh núi mới có thể nhìn thấy được, và chỉ có những người không sợ khó khăn nguy hiểm leo đến đỉnh núi mới có thể chứng thực rằng bông hoa Tuyết Liên đó đã nở rộ.
Tuy vậy, giả như không có một người nào có thể leo đến đỉnh núi, thì bông hoa Tuyết Liên đó vẫn khai nở như thường. Có thể chứng thực hoa Tuyết Liên khai nở chỉ là cơ duyên và vinh diệu của một người leo lên đến đỉnh núi, mà chuyện hoa Tuyết Liên khai nở đối với những người leo hoặc không leo núi, hoặc những người vận động phỉ báng việc leo núi, hay là bất cứ người nào mà nói thì đều không có quan hệ gì.
Cái gì gọi là “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” chứ? Chân lý chính là chân lý, không trải qua thực tiễn cũng vẫn là chân lý. Chân lý là không thay đổi, mà thực tiễn thì có nhiều loại, không phải thực tiễn chứng minh sự chuẩn xác của chân lý, mà là chân lý nói rõ thực tiễn loại này là chính xác hoặc thực tiễn loại kia là sai lầm vậy.
Không thể chỉ vì một người sờ được cái tai voi, liền chứng minh hình dáng con voi giống như cái quạt, không thể chỉ vì chư vị sờ được cái chân của con voi liền chứng minh rằng con voi giống như cây cột nhà, càng không thể chỉ vì sờ thấy thân thể con voi liền nói con voi là một bức tường, cho dù chư vị không phải là người mù, có thể nhìn thấy toàn bộ hình dáng hoàn chỉnh của con voi, cho dù chư vị có phương pháp thực tiễn toàn diện hơn, cao cấp hơn, chư vị có thể nhìn xuyên qua thân thể của con voi, chư vị có thể nhìn thấy tư duy ở mức vi quan của con voi, cũng không thể nói những thực tiễn này của chư vị là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm con voi. Con voi là thế nào thì chính là như thế ấy, e rằng thực tiễn của con người ta mãi mãi cũng không có cách nào nhận thức toàn bộ được. Con voi rốt cuộc là gì? Đó là điều được quyết định bởi sinh mệnh hoặc năng lực kia đã tạo nên con voi từ không đến có vậy.
Trong một vạn người thì có một vạn “Hồng Lâu Mộng”, cùng là một quyển sách nhưng chỗ mỗi người nhìn thấy đều không giống nhau. Tuy nhiên, “Hồng Lâu Mộng” chính là “Hồng Lâu Mộng”, đọc giả mãi mãi chỉ có thể là đọc giả. Chân lý chính là chân lý, thực tiễn cũng chỉ có thể là thực tiễn mà thôi.
Tác giả: Đào Nguyên