Tục ngữ có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Nếu bạn thuộc thể hàn, dễ bị cảm lạnh, thường xuyên bị nhức đầu, cứng vai, cơ thể sưng viêm… thì mùa hè là thời điểm tốt để cải thiện tình trạng này. (Ảnh: Freepik)
Tục ngữ có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Nếu bạn thuộc thể hàn, dễ bị cảm lạnh, thường xuyên bị nhức đầu, cứng vai, cơ thể sưng viêm… thì mùa hè là thời điểm tốt để cải thiện tình trạng này.
Y học cổ truyền cho rằng “điều trị bệnh mùa đông vào mùa hè” rất có lợi cho việc điều chỉnh cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.
Tác giả cuốn sách “Sử dụng gừng để phòng bệnh và dưỡng sinh”, bác sĩ Shigeru Ishizuna, phó giám đốc Phòng khám Ishizuna, cho rằng “lạnh” là nguồn gốc của mọi bệnh.
Nếu những người có cơ địa lạnh không cải thiện thể trạng kịp thời, cơ thể có khả năng xuất hiện các tình trạng như lưu thông máu kém, suy giảm hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ trao đổi chất.
Cụ thể, các triệu chứng bề mặt do cơ thể bị lạnh gây ra bao gồm:
- Bọng mắt sụp mí
- Khô họng
- Nọng cằm
- Ra mồ hôi
- Chán ăn
- Đau bụng
- Phù nề chi dưới
- Dễ chảy nước mắt
- Dễ hắt hơi sổ mũi
- Lớp phủ lưỡi dày và dính
- Mép lưỡi hình răng cưa
- Da trắng
- Bụng to
- Cơ thể nhiều mỡ thừa.
Bác sĩ Shigeru Ishizuna khuyên bạn nên tập thể dục, tắm rửa để giữ ấm cơ thể trong cuộc sống hàng ngày, và ăn gừng là một phương pháp vô cùng hiệu quả để cải thiện thể trạng từ trong ra ngoài.
Gừng có thể giúp đào thải hàn khí ra ngoài, sau khi nâng cao nhiệt độ cơ thể, các triệu chứng do hàn khí gây ra cũng sẽ biến mất.
Gừng có chứa gingerol, shogaol và capsaicin, rất hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu, giữ ấm cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Vào mùa nóng, gừng có tác dụng hưng phấn tinh thần, giải nhiệt, giảm các tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đầy bụng và đau bụng. Do đó, ăn gừng vào mùa hè có thể phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Nếu bạn có một trong những tình trạng sau, có thể ăn gừng để loại bỏ hàn khí:
- Tay chân lạnh
- Dễ bị cảm lạnh
- Nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 35 độ
- Dễ bị mệt mỏi
- Uống nhiều nước đá lạnh
- Không thích thể thao và cũng lười vận động
Trà gừng đen (hồng trà) – thức uống tuyệt vời để xua tan khí lạnh
Công thức này dễ làm, dễ tiêu hóa, có tác dụng xua tan hàn khí hiệu quả, là thức uống bảo vệ sức khỏe không thể bỏ qua.
Cách làm:
Chỉ cần thêm gừng tươi xay (đã bào vỏ) vào trà nóng. Nên cho lượng gừng bằng ngón tay cái vào mỗi cốc trà, nhưng bạn có thể tăng hoặc giảm tùy theo khẩu vị. Có thể thêm đường nâu nếu cần.
Trà gừng đen có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột; đường nâu có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau, kích hoạt tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu.
Cả hai đều có tác dụng giữ ấm cơ thể, dùng chung có tác dụng xua tan hàn khí đáng kể.
Cách uống: Uống 2 – 4 cốc mỗi ngày.
Nếu bạn có những triệu chứng sau, bạn có thể uống trà gừng:
- Đau nhức: Cứng vai, nhức đầu, đau lưng hoặc đầu gối
- Huyết áp cao
- Nhạy cảm với lạnh
- Sưng tấy
- Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Chống chỉ định:
- Y học cổ truyền cho rằng gừng có tính ấm nóng, không thích hợp cho những người bị khô miệng, khát nước, đau họng, ra nhiều mồ hôi.
- Những người bị mụn nhọt, viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, loét dạ dày, viêm túi mật, viêm bể thận, bệnh tiểu đường, bệnh trĩ nên dùng gừng theo lời khuyên của bác sĩ.
Theo Li Fan – The Epoch Times
Nhật Duy
NTD Việt Nam