Chúa là một bậc giác giả với vô vàn quyền năng to lớn mà với con người đó là những phép lạ nhiệm màu. Kinh thánh truyền rằng Ngài đã chữa bệnh cho rất nhiều người, từ người mù bẩm sinh, tới những kẻ ma quỷ ám, hay những bà già gù lưng suốt bao nhiêu năm trời sống trong khổ cực. Nhưng phải chăng Ngài đơn thuần là chữa bệnh, ý nghĩa thâm sâu của việc đó là gì?
Xuất phát từ lòng từ bi mà Chúa dùng quyền năng chữa bệnh chấm dứt những tháng ngày đau đớn của con người. Từ đó mà răn dạy con người hiểu về nguồn gốc của bất hạnh.
Trong quá khứ xưa nay, các bậc giác giả hạ thế không phải là thể hiện quyền năng hay chữa bệnh. Căn bệnh mà các bậc giác giả muốn chữa cho con người chính là tâm bệnh, một loại bệnh trong mê muội, từ đó mà chuốc lấy khổ đau. Lưu lại cho con người tâm pháp và giảng giải cho họ hiểu những căn nguyên của chính khổ đau đó.
Quyền năng chữa bệnh và ẩn ý từ bài học giáo huấn của Đức Chúa được thể hiện qua bức họa.
Tác phẩm hội họa ‘Chúa chữa bệnh cho người mù’ là tác phẩm của họa sĩ Lucas Van Leyden, sinh ở Hà Lan. Đây là một bức họa nổi tiếng mô tả cảnh mà Chúa Giê-su chữa lành bệnh cho người mù Gierico. Bức họa chia ra làm hai phía đối lập, bên trái của bức họa là chúa Giê su và những con người còn chứa nhiều thiện tâm, hài hòa, đại diện cho nhóm người dễ giác ngộ về pháp mà Chúa giảng.
Bên phải của bức họa là quảng đại những người giàu sang, tiêu biểu là một thân hình nam giới cao to và gương mặt hung dữ với vẻ thất thường đầy tham vọng trần tục có vẻ hoang dã, đây chính là nhóm người mà Chúa Gie-su sẽ phải khổ công cảm hóa, kiên trì giảng pháp để cải hóa những tâm tính bất hảo và độ họ tiếp thu được pháp mà Ngài giảng.
Điều đáng lưu ý hơn là con người ta nhìn thấy ngay kẻ hung ác kia ăn mặc trang hoàng sang trọng, họ mang tiền bạc tới để xây nhà thờ, dâng lên cho Chúa không phải là từ tâm thiện của con người họ, mà chính là bỏ tiền mua chuộc Chúa, muốn đặt bàn tay của mình lên vai Chúa Giê-su.
Sự vênh váo của kẻ giầu có, coi tiền bạc là quyền năng của bản thân, thường nhìn những con người khốn khổ bằng sự khinh rẻ, họ thường thiếu tình yêu thương với người khác. Khi tận mắt chứng kiến quyền năng của Giê-su thì lập tức trong đầu muốn dùng tiền mà mua chuộc, muốn biến chúa Giê-su trở thành người phục tùng và vâng lời của mình.
Chúa Giê-su có biết được điều đó không? Ngài biết rõ tâm những người này ra sao, nhưng ngài vẫn thương họ, thương chính bởi sự mê muội, dốt nát ấy. Họ chẳng bao giờ hiểu tiền bạc không thể mang họ tới thiên đường, và cũng không thể giúp nguời ta tới được bên Chúa. Cái mà họ sẽ mang theo bên mình chính là tội phúc của chính họ.
Lucas Van Leyden đã rất khéo léo khi tô điểm cho những kẻ tham lam, vênh váo, kênh kiệu này và tập trung khắc họa chân dung của người đàn ông phô trương địa vị và quyền lực: trên đầu ông tua tủa những chiếc lông chim, cổ ông ta bật ra kiêu hãnh từ chiếc cổ áo để mở. Hai tay áo tinh tế và hợp thời trang bay phần phật và đung đưa. Hai tay áo biểu tượng cho túi tham mà ông ta đang sở hữu, nó tung bay là thể hiện của cái sở thích phô trương thanh thế, thích thể hiện bản thân.
Chúa không hướng ánh mắt về ông ta, chẳng một cái liếc nhìn dẫu cho ông ta đang cố gắng thu hút sự chú ý của Giê-su về phía mình. Chúa nhìn thấu tâm can của hắn, nhưng vì lòng từ bi thương xót, Ngài sẽ vẫn cho họ cơ hội được đắc cứu.
Bức tranh thể hiện một nhóm khác, là sự xuất hiện của hai đứa trẻ, một đứa trẻ đi cùng người mù, nó ngẩng khuôn mặt ngây thơ cung kính nghe Chúa giảng nói. Nó thuộc nhóm người còn chứa nhiều thiện tâm, nó rất dễ được cảm hóa, một đứa khác nằm dưới chân kẻ giàu có vênh váo kia, mà chỉ về phía Chúa đang chữa bệnh, nó chính là hình ảnh phản ánh lên rằng một con người có tính thiện lương ban đầu nhưng lớn lên trong sự dạy dỗ chỉ vì bản thân và không phân biệt được thiện ác, tốt xấu, mà sẽ chỉ là kẻ đứng ngoài chỉ chỏ về quyền năng nơi Chúa chứ không thấm lời Ngài dậy. Những kẻ khó lòng thoát khỏi cái bóng của ma quỷ trong tâm.
Đối với Giê-su hay với bất kì một bậc giác giả nào, thì căn bệnh khó chữa nhất của loài người chính là căn bệnh từ trong tâm.
Giê-su hạ thế là lặng lẽ, trong suốt quá trình truyền đạo truyền pháp, ngài không ngưng nghỉ đôi chân, bất kì nơi nào đi qua đều là mầm nhân duyên thiện lành mà Giê-su gieo cấy.
Cảm hóa nhiều con người thiện lương theo đạo, hóa độ những kẻ còn hoài nghi về quyền năng nơi Chúa, thức tỉnh những con người đang lầm đường lạc lối.
Trong hết thảy những chuyến đi, Ngài thể hiện phép nhiệm màu mà người thường không có được, Ông cho người đời thấy đâu là bến bờ hạnh phúc thực sự, có biết bao căn bệnh được ông chữa khỏi, có những người tưởng chừng như chết đi mà được hồi sinh kì lạ. Quyền năng to lớn ấy làm biết bao nhiêu con chiên rơi lệ cảm tạ ân sâu.
Nhưng có một căn bệnh của con người mà chính bản thân Giê-su cũng phải chấp nhận lấy cái chết của mình để cảm hóa, đó chính là căn bệnh mê muội nhân tâm. Những kẻ từng ngày đi theo từng bước chân ngài, đã từng là môn đồ của ngài, nhưng trong tâm lại không chịu buông lòng tham, sự tàn ác. Những kẻ bị cám dỗ bởi ma quỷ để rồi không phân biệt được đâu mới là người sẽ cứu độ mình, đâu là người thực sự mà họ cần phải mang ơn
Chấp nhận làm nô lệ của quyền thế và đồng tiền mà bị sai khiến đủ điều. Những con người đó thật chẳng dễ dàng gì cứu cả. Và Chúa đã phải đánh đối lấy mạng sống của mình để mong hòng cứu rỗi linh hồn họ.
Và cái kết của những con người không chịu buông đi những túi tham lam vào tiền bạc, là cái chết của chính họ, bởi người có thể thực sự cứu họ như Giê-su họ còn bán đứng thì ai có thể cứu họ đây, đồng tiền mà họ có liệu có thể cứu được mạng sống không? Cái chết của Judas cũng là để cảnh tỉnh cho con người mai sau biết buông bỏ đi lòng tham, thoát khỏi sự khống chế của ma quỷ trong tâm mình mà trở về với Đức Chúa.
Nỗ lực của chúa Giê-su trong suốt những năm tháng truyền đạo truyền pháp, bất chấp cực khổ, bất chấp hiểm nguy và mất đi cả tính mạng của mình. Điều ấy cũng là hi vọng duy nhất mà Ngài lưu lại cho con người về con đường phá bỏ mê muội, chấm dứt khổ đau, trở về với thiên đàng.
Rất nhiều những họa sĩ tôn giáo đã thành công khi thấu hiểu được tâm tư của Chúa mà khắc họa thành công về Giê su, có lẽ sự thành công trong bức họa lưu lại tên tuổi của họ với người đời sau này chính là cảnh giới tư tưởng mà họ ngộ được trong chính pháp lý mà Giê-su giảng.
Và mỗi một chặng đường lịch sử, lại có một bậc thánh giả hạ thế cứu độ chúng sinh. Khi con người sẽ phải đối diện với hiểm nguy, thì đất trời lại đón chào Giác giả tới cứu độ. Ai là người từ trong mê mà ngộ? Ai là người sẽ được đắc cứu, đó chính là duyên phận đáng trân quý của con người. Giê-su đã lấy cái chết để cảnh tỉnh thế nhân, thì nay trong cơn mê đó, ai là người thức tỉnh? Thiên đàng hay địa ngục, đó là lựa chọn của chính chúng ta.
Tịnh Tâm / Theo Daikynguyen
- Con người có thể vượt qua những cám dỗ ma quỷ nào để được trở về với Chúa?
- Vì sao Chúa Jesus, Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại?