Vào giữa tháng Năm, đoàn nghệ thuật Thần vận Mỹ quốc kết thúc 81 xuất trình diễn luân lưu thế giới của năm 2007. Ở cuối tháng Tư, đoàn nghệ thuật Thần vận cũng từng trình diễn 3 xuất tại Hàn Quốc, đã cảm động dân tộc Hàn Quốc vốn có nguồn gốc văn hóa Trung Hoa nồng hậu. Rất đặc biệt ở chỗ có rất nhiều tăng nhân, tăng ni, tu nữ đến xem diễn xuất, tại sao người tu luyện lại có hứng thú đối với nghệ thuật diễn xuất?
Trong đó có một vị đến xem diễn xuất tên là Ngô Vĩnh Khuê, ông ta là một vị tăng nhân 85 tuổi. Ông nói: “Tôi vốn không có hứng thú đối với bất cứ mọi việc trên đời, từ nhỏ thì đã chưa từng xem diễn xuất gì, xem diễn xuất nghệ thuật gì cũng không cảm thấy hứng thú. Nhưng diễn xuất của Thần vận không giống như vậy. Sự diễn xuất như vậy không thể hoàn toàn đem nó xem là biểu diễn nghệ thuật, nội dung trong ấy rất thâm sâu, bao gồm rất nhiều đạo lý tu luyện, mĩ miều không thể miêu tả bằng ngôn ngữ. ”Ngô vĩnh Khuê nói rằng trong quá trình xem diễn xuất, ông không ngừng rơi lệ, tại sao có những cảm xúc đặc biệt như thế đối với diễn xuất như vậy, thì phải bắt dầu nói từ cuộc đời của Ngô Vĩnh Khuê.
Mộng của bà mẹ mang thai
Trước khi Ngô Vĩnh Khuê chào đời, mẹ của ông đã sinh bốn đứa con gái, vì mãi sinh con gái, đối với gia đình Hàn Quốc trong Nho giáo mà nói đây đương nhiên là một bất hạnh lớn. Thậm chí trong nhà có người lên tiếng đuổi bà ra khỏi nhà cho nên bà thường đến miếu lạy Phật, sau này thì đã mang thai. Trưóc khi sinh Ngô vĩnh Khuê, bà đã nằm mộng, trong mộng thấy Phật từ trên trời xuống cho bà một cuốn sách, lại mộng thấy một đứa bé nhảy qua nhảy lại, nhưng nhảy đến trong nước cũng không bị ngộp, nhảy đến trong lửa cũng không bị phỏng. Bà liền nghĩ nguyên nhân có thể là vì bà ta thường xuyên lạy Phật, sau này đợi đứa bé trưởng thành phải cho nó đến miếu học hỏi.
Mong đợi của tuổi thơ ấu
Tại quê của Ngô Vĩnh Khuê có một người già, là người hầu của Hoàng đế Cao Tông của thời đại Triều Tiên Hàn Quốc. Ngô Vĩnh Khuê bái ông ta làm Sư lúc tám tuổi, theo ông ta học chữ Hán, lúc đó vị thầy này đã ngoài 70 tuổi, ông ta rất quen thuộc với cuốn sách “Cách Am Di Lục”. (“Cách Am Di Lục” là một cuốn sách tiên tri rất nổi tiếng tại Hàn Quốc, nghe nói vào thời trung kỳ Triều Tiên một học giả chuyên về Thiên văn tên là Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, thời thiếu niên gặp một Thần nhân được bí cấp khi lên núi Kim Cương nhưng Nam Sư Cổ thông suốt thiên văn địa lý vẫn chưa lãnh hội ý sâu sắc trong đó, cho nên chỉ là dựa theo sự dặn dò của Thần nhân mà đem ghi chép xuống. Nam Sư Cổ bút hiệu Cách Am cho nên đặt tên cuốn sách là “Cách Am Di Lục”). Ông thầy không những truyền dạy chữ Hán, đồng thời cũng thường xuyên giảng dạy học sinh đạo lý làm người và đạo lý nhân sinh, ông ta từng nói với Ngô Vĩnh Khuê rằng: “Nếu con có thể sống đến trên 70 tuổi, thì có thể thấy được Phật Di Lặc đến trần thế truyền Chính Pháp, lúc đó thế giới này sẽ trở thành tốt. Sẽ xảy ra sự biến hóa giống như khai thiên lập địa vậy. Ta thì không đợi được đến ngày ấy lại không có con cháu rất là đáng tiếc. Nhưng con muốn sống được đến lúc ấy, thì nhất định phải làm được là mọi việc đều nghĩ đến người khác; phải hiếu thảo cha mẹ, khi xảy ra sự biến hóa khai thiên lập địa, chỉ có con có hiếu mới có thể sống sót; còn không được làm việc trái với Pháp; phải kính trọng bất cứ ai, sự thật một người thiết tha nghĩ đến người khác thì cũng là vì bản thân.” Những lời dặn của thầy, Ngô Vĩnh Khuê mãi nhớ trong lòng, vì tuân theo lời của thầy mà ông ta đã cố gắng rất nhiều, luôn thiết nghĩ đến người khác, giúp đỡ người, như giúp ngưòi khiêng đồ đạc…đã trở thành thói quen, sự việc như vậy xảy ra rất nhiều.
Ngô Vĩnh Khuê nói rằng, có một năm vào Tết. Chị của ông đã may một bộ áo mới cho ông, lúc ấy mẹ ông đã qua đời, gia đình cũng không khá giả. Ngô vĩnh Khuê mặc bộ áo mới ấy vào vui vẻ đi tìm bạn nhỏ, nhưng sau khi đến nhà bạn, nhìn thấy bạn đang khóc, bởi vì cha của người bạn ưa cờ bạc, sinh kế trong nhà đều dựa vào bà mẹ may quần áo cho người ta mà duy trì, rất là khó khăn. Trong mùa Tết, tuổi trẻ đều có áo mới mà bạn ông ta không có. Ngô vĩnh Khuê hay được thì trong lòng rất là khó chịu, nên ông đã đem bộ quần áo mới của mình cho người bạn nhỏ ấy, chính mình mặc lại quần áo cũ, đã bị chị của ông ta mắng một trận bởi sự việc này. Lúc ấy, trong đầu óc của Ngô vĩnh Khuê chỉ có một cách nghĩ, thì là nhất định phải đợi đến ngày Chính Pháp khai truyền.
Tìm kiếm mãi mấy mươi năm
Sau này Ngô Vĩnh Khuê từng đến chùa, nhưng tăng nhân trong chùa lại theo đuổi tiền bạc, trong chùa không xong, lại bắt đầu đến hang núi tu luyện, đã từng sống một thời gian với một người tu Đạo. Nhưng lại phát hiện Đạo sĩ này đã tu 30 năm rồi, vẫn còn vì chút việc nhỏ nhặt mà thường xuyên bực tức, nóng giận, nên Ngô Vĩnh Khuê cho rằng ở nơi như vậy tu thêm 100 năm cũng vô ích.
Thời gian thấm thoát trong sự tìm kiếm thì Ngô Vĩnh Khuê đã là người gần 60 tuổi. Ngô Vĩnh Khuê cảm thấy phải đọc kỹ lưỡng tám vạn Đại Tạng kinh một cách có hệ thống nên đã xuất gia đi tu. Sau này thì đã vào Đại học Phật giáo. Khi đi học Đại học Phật giáo, lúc ấy giảng Niết Bàn Kinh (những năm cuối của Phật Thích Ca tức là kinh đã giảng trong thời sắp niết bàn). Những năm cuối của Phật Thích Ca giảng: “Tôi truyền Pháp 48 năm, những gì đã giảng đều là giả nghĩa sĩ, là vì xây nền tảng cho chân nghĩa sĩ xuất hiện trong tương lai. Từ nay bắt đầu giảng những tình huống chân chính.” Nội dung sau đó chính là đã ghi chép trong “Kinh Niết Bàn”, đã giảng là vào thời kỳ mạt Pháp sẽ xuất hiện sự việc Chuyển Luân Thánh Vương (cũng gọi là Pháp Luân Thánh Vương). Ngô Vĩnh Khuê nói, lúc ông nghe đến câu truyện này lập tức tỉnh táo.
Sau này Ngô Vĩnh Khuê đã đến một chùa ở Giang Nguyên Đạo (địa danh Hàn Quốc), học tập kinh sách tại nơi ấy, rồi bị giữ lại tại nơi ấy giảng kinh. Nhưng đọc kinh trong chùa chỉ học những gì ở bề ngoài, Phật kinh phải mất 20 năm mới có thể học xong thì trong vòng một năm đã giảng hết rồi, giảng bài chỉ cần nhanh chóng lật trang là được rồi. Ngô Vĩnh Khuê nói: “Tâm đố kỵ và lòng tham vẫn còn rất nghiêm trọng ở trong chùa, có một tăng nhân còn ép chúng tôi ăn thịt, sau đó tôi rời khỏi nơi ấy đến nhà một người bạn. Người bạn này ở gần tại quê quán của Giang Tăng Sơn (người sáng lập Tăng Sơn Đạo tại Hàn Quốc). Làng này đại khái có 2.000 hộ, người già trong làng đều là đệ tử Giang Tăng Sơn.
Có một lần, Ngô Vĩnh Khuê nhìn thấy một số người già đang chỉ vào một cánh đồng lúa, vỗ tay kêu lên Phật Di Lặc đã đến thế gian, tại sao chúng ta còn không hay biết? Ngô Vĩnh Khuê nghe được câu nói này rất là kinh ngạc, hỏi rằng: “Ý của các vị là như thế nào? Phật Di Lặc ở đâu?” họ đã trả lời, Thời xưa ông Giang đã tiên đoán rằng khi cánh đồng cây tùng trước thôn làng trở thành vườn dâu, sau đó lại trở thành cánh đồng ruộng, thì Di Lặc Phật sẽ đến. Thời ấy ở đó vì mở đuờng sá, thật sự đã đem vườn dâu xưa ấy trở thành cánh đồng ruộng.
Thời ấy là năm 1982, tôi thấy được dự ngôn này thật sự hiện ra, thì nói với bạn tôi rằng: “Hiện giờ tôi đã không cần thiết có nhà cửa, tôi phải đi tìm Di Lặc Phật”. Thì như vậy, Ngô Vĩnh Khuê đã rời khỏi nhà bạn, vân du khắp nơi cả nước Đại Hàn, nhưng lại không tìm được. Sau này đột nhiên Ngô vĩnh Khuê nhớ lại một câu nói của Giang Tăng Sơn: “Đi tìm Di Lặc Phật chỉ tốn công, nếu ngồi mà tu Đức, Di Lặc Phật sẽ đến tìm các vị”, cho nên Ngô vĩnh Khuê bắt đầu định tâm lại, khắc khổ tu hành tại một chùa, giờ phút nào cũng đểu suy nghĩ làm như thế nào mới có thể làm tốt.
Pháp Luân Thánh Vương đã thuật trong kinh sách Phật Giáo
Bắt đầu từ năm 1988, Ngô Vĩnh Khuê tập trung học tập “ Niết Bàn Kinh” vì kinh này giải thích rất khó, nhưng Ngô Vĩnh Khuê có thể lý giải, nên đã giảng kinh này cho học giả và tăng nhân, nhưng người có thể hiểu rõ thì không bao nhiêu. Trong kinh này giảng “Ý trong kinh rằng không đến thời điểm ấy thì nghe không hiểu”. Trong quyển 17 giảng: “Chưa đến lúc thì đừng nên mở sách ra”, có lẽ giảng là ý như vậy. Nội dung trong kinh đều giảng: “Khi Pháp Luân Thánh Vuơng xuất hiện mới là chính Pháp. Trước đó thì không có chính Pháp”. Trong kinh sách nói: “Kinh sách của Phật Pháp Tiểu Thừa đều là vì nghênh đón Chuyển Luân Thánh Vương ra đời mà xuất hiện, ngoại trừ việc này ra thì không có một ý nghĩa khác”. Đây chính là nội dung chủ yếu nhất của “Niết Bàn Kinh”. “Niết Bàn Kinh” nói: “Từ cổ chí kim Chuyển Luân Thánh Vương chỉ có một vị, Chuyển Luân Thánh Vương không xuất hiện thì không xuất hiện chính Pháp, Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất hiện thì đạo tặc trên thế giới sẽ huớng về Thiện”. “Niết Bàn Kinh” còn nói: “Pháp Luân Thánh Vương đang đào tạo Bồ Tát, Đại Bồ Tát, một ngày nào đó đột nhiên xuất hiện, khiến người đời chấn động kinh hoàng, đến lúc ấy tất cả đều sẽ thay đổi. ” “Bí mật Tạng” trong Phật giáo cũng nói về câu chuyện của Chuyển Luân Thánh Vương.
Cơ duyên đã đến, Ngô Vĩnh Khuê nói sinh mạng của ông chính là vì chờ đợi chính Pháp, trong “Cách Am Di Lục” nói đến chính Pháp truyền ra vào năm 1993, năm 2005 truyền khắp thế giới, đừng nên mất đi cơ duyên tu Đạo này, trong thời gian phát sinh biến hóa khai thiên tịch địa, phải vượt qua được mà sống sót. Sách dự ngôn này còn nói, tương lai có thể không nhất định giống y như sách đã giảng. Phật Chủ (Di Lặc Phật) đến thế gian là Phật Chủ làm Chủ tất cả, đến lúc ấy tuyệt đối không giống như trong sách dự ngôn đã giảng. Tại vì phương pháp tu luyện hiện nay đều không thể tu thành. Vậy thì Ngô Vĩnh Khuê bắt đầu vừa giảng sự lý giải của “Niết Bàn Kinh” cho người khác nghe lẫn đem soạn thành cuốn sách, vừa chờ đợi cơ duyên thuộc về chính mình.
Năm vừa rồi trong một đêm, Tăng ni mà cùng nhau tu hành tên Xa Pháp Liên hỏi Ngô Vĩnh Khuê, đã quyết định hai ngày trước đi Hán Thành (Seoul) chưa? Tại vì nếu Ngô Vĩnh khuê đi Hán Thành thì bà ta phải dậy sớm chuẩn bị cơm nước cho Ngô Vĩnh Khuê, ông nói không, không cần thiết phải đi Hán Thành, rồi ông về phòng. Ông tiếp tục kể, nhưng sau khi về phòng không biết tại sao lại muốn đi Hán Thành, mãi cảm thấy hình như có điềm tốt đang chờ đợi mình. Không thể yên ổn chờ đợi tại nhà, nhưng đã bảo Tăng ni là không đi, kế hoạch đi đã hai lần thay đổi, mới vừa nói là không đi, bây giờ lại đổi ý mà nói với bà ta thì hình như ái ngại quá! Ngô vĩnh Khuê nghĩ thầm, dứt khoát sáng mai tự mình nấu mì ăn là được rồi.
Đến sáng, Ngô Vĩnh Khuê đến nhà bếp, nhìn thấy lão Tăng ni đã chuẩn bị xong cơm nước thì ngạc nhiên mà hỏi: “Tại sao bà chuẩn bị cơm nước?”Lão tăng ni trả lời, khi bà đang ngủ mê thì đột nhiên có một thanh niên hình dạng như học sinh trung học, một bàn tay bỏ vào trong túi quần, đứng ở ngoài gỏ cửa, mà còn rất lạ là màng cửa tại sao trở thành trong suốt vậy, có thể nhìn thấy rất là rõ rệt cảnh ở bên ngoài, bà vừa muốn đứng dậy đi mở cửa, chàng thanh niên ấy lại không thấy nửa. Xa Pháp Liên đang giấc ngủ mê man nên cũng không nghĩ quá nhiều, nằm xuống tiếp tục ngủ, nhưng sau một hồi, thanh niên ấy lại đến gõ cửa, gõ vài cái cũng như lần trước. Lão tăng ni còn chưa kịp đi mở cửa, anh ta lại không gõ nữa. Lúc này Xa Pháp Liên đã tỉnh dậy và suy nghĩ: “Có phải Ngô Vĩnh Khuê phải đi Hán thành, cần mình chuẩn bị cơm nước cho ông chăng? Thôi thì đi nấu cơm”.
Nguyện vọng đã tròn
Ngồi trên xe lửa đến Hán Thành, Ngô Vĩnh Khuê nhìn thấy một người đàn bà ngồi đối diện, trong tay cầm một cuốn sách màu vàng viền kim tuyến, trong tâm nghĩ thầm thông thường chỉ có kinh sách mới có thể làm thành như vậy, nhưng nhìn cuốn sách này lại không giống những kinh sách từ trước đã thấy, cho nên ông cong lưng xuống xem thử tên cuốn sách là gì. Khi nhìn thấy ba chữ “Chuyển Pháp Luân”, Ngô Vĩnh Khuê giật mình lập tức nghĩ đến sự việc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế mà trong “Niết Bàn Kinh” đã giảng, trên thế giới này ngoại trừ Pháp Luân Thánh Vương, còn ai dám nói là đang Chuyển Pháp Luân?
Rồi nói với người đàn bà ấy: “Đây là một cuốn sách rất là trân quý”,
Bà ấy trả lời rằng: “Lão sư phụ, ông cần xem hả?”
Ngô Vĩnh Khuê nói: “Đúng vậy, nhưng cuốn sách trân quý như vậy, tôi không thể nhận không, nếu như bà có thể để lại số điện thoại cho tôi gửi tiền lại cho bà”.
Ngô Vĩnh Khuê vội vã mở cuốn sách ra, trước tiên đọc được bài văn ngắn “Luận Ngữ” ở phần trước của “Chuyển Pháp Luân”, Ngô Vĩnh Khuê nói rằng: “Sau khi đọc qua, lúc ấy kinh ngạc đến nổi đầu óc trống rỗng, Pháp lý giảng trong sách tinh thâm huyền bí như vậy, cảm giác chính mình dường như đã đuợc nguyên lý vũ trụ”. Vừa đọc xong “Luận Ngữ”, Ngô Vĩnh Khuê liền gọi điên thoại cho lão tăng ni Xa Pháp Liên: “Từ nay bắt đầu không cần phải đọc “Niết Bàn Kinh” nữa, tôi tặng bà một cuốn sách vô cùng trân quý, từ nay trở đi đọc cuốn sách này là được rồi.
Vừa về đến trong chùa, Ngô Vĩnh Khuê liền đem cuốn sách cho Xa Pháp Liên đọc, bà vừa mở cuốn sách trang đầu nhìn thấy hình ảnh của Sư Phụ Lý Hồng Chí nói một cách kinh ngạc : “Chính là vị này sáng nay gọi tôi thức dậy”. Từ đó về sau, lão tăng ni Xa Pháp Liên cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, yêu cầu nghiêm khắc chính mình chiểu theo những gì giảng trong “Chuyển Pháp Luân” mà làm theo. Xa Pháp Liên nói mãi đến gần đây, nhìn thấy được hình tượng của Sư Phụ trong lúc tịnh tọa vẫn giống như hình tượng buổi sáng ngày ấy đã nhìn thấy, rất là trẻ, giống như một học sinh trung học, một bàn tay bỏ vào trong túi quần.
Ngô Vĩnh Khuê thì nói: “Hiện giờ đọc [Hồng Ngâm] của Sư Phụ (một cuốn kinh sách trong Pháp Luân Đại Pháp), nước mắt thì không ngừng rơi, trong đầu óc của tôi hiện giờ nghĩ đến là làm thế nào để Pháp này cho càng nhiều người biết đến, chỉ có duy nhât cách nghĩ này”. Trong lúc xem diễn xuất của đoàn nghệ thuật Thần vận Mỹ Quốc, Ngô Vĩnh Khuê nói rằng, ông càng biết được một cách xác thực ý nghĩa sâu xa sự chờ đợi của cả một đời.
chanhkien.org / zhengjian.org