[ChanhKien.org]
Nguyên văn
曾子(1)曰:“吾日三省吾身(2):为人谋而不忠(3)乎?与朋友交而不信(4)乎?传(5)不习(6)乎?” (《论语·学而第一》)
Tăng Tử 1 viết rằng: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân2: vi nhân mưu nhi bất trung3 hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín4 hồ? Truyền5 bất tập6 hồ?” (Luận ngữ, Học nhi đệ nhất)
Phiên âm
zēng zǐ yuē:”wú rì sān xǐng hū wú shēn。wèi rén móu ér bù zhōng hū?yǔ péng yǒu jiāo ér bù xìn hū?chuán bù xí hū?”
Chú âm
曾(ㄗㄥ) 子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):吾(ㄨˊ) 日(ㄖ) 三(ㄙㄢ) 省(ㄒㄧㄥˇ) 吾(ㄨˊ) 身(ㄕㄣ)。 (為ㄨㄟˋ) 人(ㄖㄣˊ) 謀(ㄇㄡˊ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 忠(ㄓㄨㄥ) 乎(ㄏㄨ)?與(ㄩˇ) 朋(ㄆㄥˊ) 友(ㄧㄡˇ) 交(ㄐㄧㄠ) 而(ㄦˊ) 不(ㄅㄨˋ) 信(ㄒㄧㄣˋ) 乎(ㄏㄨ)?傳(ㄔㄨㄢˊ) 不(ㄅㄨˋ) 習(ㄒㄧˊ) 乎(ㄏㄨ)?
Chú thích
1. 曾子 Tăng Tử: Đệ tử của Khổng Tử, tên thật là Sâm, tự Tử Dư, người Nam Vũ thành, nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi.
2. 三省吾身 Tam tỉnh ngô thân: Dùng ba việc để phản tỉnh bản thân. Tỉnh, phản tỉnh, kiểm điểm.
3. 忠 Trung: Tận tâm tận lực. Xét bản thân đã tận tâm tận lực hay chưa thì chỉ có tự kiểm điểm bản thân mới có thể biết được.
4. 信 Tín: Thành thật. Xét bản thân làm việc có thành thật đúng với lương tâm hay không thì chỉ có tự kiểm điểm bản thân mới có thể biết được.
5. 傳/传 Truyền: Những học vấn mà thầy giáo truyền dạy.
6. 習/习 Tập: Học tập và thực hành.
Giải nghĩa
Tăng Tử nói: “Mỗi ngày ta dùng ba sự việc để phản tỉnh ngôn hành của bản thân: Khi làm việc thay cho người khác đã tận tâm tận lực làm hay chưa? Giao du với bạn bè có chỗ nào chưa thành thật không? Những điều thầy giáo dạy, ta đã học tốt và thực hành vào cuộc sống hay chưa?”
Nghiên cứu và phân tích
Trong sách Tuân tử – Khuyến học viết: “Quân tử bác học nhi nhật tham tỉnh hồ kỉ, tắc tri minh nhi hành vô quá hĩ” (tạm dịch: Người quân tử học cho rộng mà ngày ngày xét bản thân mình qua ba việc thì trí tuệ sáng suốt mà hành vi được sửa sang, không phạm lỗi lầm). Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc “tự xét mình”. Dùng phương pháp thiết thực nhất để kiểm điểm, phản tỉnh nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của bản thân, từ đó ngày càng trở nên tốt hơn. Bằng cách nỗ lực từng ngày như này mới có thể từng bước từng bước đạt được mục đích đề cao bản thân.
Câu hỏi mở rộng
1. Làm thế nào có thể tự phản tỉnh một cách có hiệu quả? Có những cách nào?
2. Từ đạo lý mà nói, mỗi người đều biết sự quan trọng của việc phản tỉnh, nhưng tại sao rất nhiều người không làm được, nên làm thế nào để cải thiện?
Câu chuyện
Vào thời nhà Tống có một người tên Triệu Khái đã dùng hạt đậu để kiểm tra sự tiến bộ và lỗi lầm của bản thân trong một ngày. Anh ta đặt ba cái lọ trong thư phòng, một lọ đựng hạt đậu đen, một lọ đựng hạt đậu tương, và một lọ để không. Mỗi tối trước khi ngủ, anh ta mở ba cái lọ ra, nghĩ lại những lời nói, hành động trong ngày của mình. Nếu làm một việc tốt hoặc có suy nghĩ tốt thì cho một hạt đậu tương vào hộp không; nếu làm một việc xấu hoặc sản sinh niệm đầu bất hảo thì cho một hạt đậu đen vào hộp không.
Ban đầu số hạt đậu đen luôn nhiều hơn số hạt đậu tương, sau đó số hạt đậu tương càng ngày càng nhiều lên, số hạt đậu đen càng ngày càng ít đi, sự tu dưỡng của anh ta cũng càng ngày càng đề cao lên.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 18-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org