[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:“士志(1)于道,而耻恶衣恶食(2)者,未足与议(3)也。” (《论语·里仁第四》)
Hán Việt
Tử viết: “Sỹ chí vu đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã.” (Trích “Luận ngữ – Lý nhân đệ tứ”)
Phiên âm
Zǐ yuē: “Shì zhì yú dào, ér chǐ è yī è shí zhě, wèi zú yǔ yì yě.” (“Lún yǔ – Lǐ rén dì sì”)
Chú âm
子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“士ㄕˋ志ㄓˋ于ㄩˊ道ㄉㄠˋ,而ㄦˊ耻ㄔˇ恶ㄜˋ衣ㄧ恶ㄜˋ食ㄕˊ者ㄓㄜˇ,未ㄨㄟˋ足ㄗㄨˊ与ㄩˇ议ㄧˋ也ㄧㄝˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)
Chú thích
(1) 士志 (sỹ chí): Sỹ là người đọc sách. Chí là tâm đã có chí hướng.
(2) 耻恶衣恶食 (sỉ ác y ác thực): sỉ là nhục nhã, xấu hổ. Ác y ác thực là chỉ cuộc sống vô cùng bần hàn, áo quần rách rưới, ăn uống đạm bạc.
(3) Vị túc dữ nghị: Không cần phải đàm luận với anh ta.
Diễn nghĩa
Khổng Tử nói rằng: “Người có chí hướng, tâm đã ở trong đạo, thì không nên tham cầu hưởng thụ, nếu vẫn coi việc áo quần rách rưới và đồ ăn đạm bạc là đáng xấu hổ, thì không đáng để đàm luận với anh ta”.
Nghiên cứu và phân tích
Khổng Tử cho rằng: Một người cân đo đong đếm những điều vụn vặt trong cuộc sống như chuyện ăn mặc thì sẽ không có chí hướng sâu rộng, bởi vậy, hoàn toàn không cần đàm luận với người này về đạo. Từ đó có thể biết được rằng người xưa sống thanh bần mà vui với đạo. Đoạn này cũng nói với chúng ta rằng, cần tu dưỡng đạo đức với tinh thần thanh bần vui với đạo.
Câu hỏi mở rộng
1. Khi các bạn học so bì với nhau về việc mặc đồ hàng hiệu, bạn có động tâm hay không? Bản thân bạn nhìn nhận việc này như thế nào?
2. Đối với việc ăn uống, bạn có chấp trước vào việc nhất định phải ăn đồ gì không? Bạn buông bỏ những tâm thái bất hảo như thế nào?
3. Cách nói “Ngô ái chân lý” (Tôi yêu sự thật) của phương Tây và “Cầu đạo” của phương Đông đều là nói lên lý tưởng của con người, bạn làm thế nào để có thể đạt được chân lý đây?
Góc kể chuyện
Bậc quân tử khi nghèo khó
Trong “Luận ngữ” có viết rằng: Khổng Tử và các đệ tử ở một địa phương nọ của nước Trần, bị người nơi đó vây hãm, cắt nguồn lương thực, những người đi theo đều rất đói, không thể gượng dậy làm gì. Tử Lộ mặt đầy tức giận đi gặp Khổng Tử nói: “Quân tử mà cũng có khi bị cùng quẫn sao?” Khổng Tử đáp: “Quân tử đương nhiên cũng có lúc gặp khốn khó, nhưng vẫn có thể giữ vững tiết tháo. Còn kẻ tiểu nhân gặp khốn khó thì không thể ước thúc bản thân mà làm càn”.
Trong “Sử ký – Trọng Ni đệ tử liệt truyện” có viết rằng: Nguyên Hiến khi sinh sống ở nước Lỗ thì cuộc sống rất nghèo khó, nhà cửa sơ sài, cánh cửa cũng không toàn vẹn, hễ trời mưa là bị dột, nhưng ông vẫn ngồi nghiêm chỉnh trong nhà đánh đàn. Khi tiếp đón Tử Cống, ông đầu đội mũ rách, chân đi dép rách, chống cây trượng gỗ dựa bên cửa. Tử Cống hỏi: “Tiên sinh bị ốm hay sao vậy?” Nguyên Hiến đáp rằng: “Ta nghe nói, không có tiền tài thì là nghèo khó, người học đạo mà không thể thực hành thì mới gọi là có bệnh. Ta hiện nay là nghèo, chứ không phải bệnh”.
Lưu Thiếu Bá thời Nam Tống, thuở nhỏ rất nghèo khó. Sau này khi đảm nhiệm chức vụ thái thú Vũ Lăng lại càng nghèo khó hơn. Có một lần, khi ông đang ở trong nhà tính toán tiền nong thì đột nhiên nhìn thấy một con quỷ ở bên cạnh vỗ tay cười lớn. Lưu Thiếu Bá thở dài nói: “Nghèo khó vốn là số mệnh định ra, thế mà ta lại không hiểu, để bây giờ bị quỷ cười nhạo thế này”. Thế là ông không tính toán nữa, vẫn cứ giữ nghèo khó vậy.
Người ta thường nói rằng: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Mạnh Tử nói rằng: “Nghèo khó không thể khiến mình thay đổi chí hướng thì mới là bậc đại trượng phu”. Khi đối mặt với nghèo khó, đệ tử Nhan Uyên đã có thể làm được sống trong cảnh rau cháo qua ngày vẫn có thể an bần lạc đạo như lời Khổng Tử dạy, đó mới là bậc quân tử.
Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
ChanhKien.org