[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子夏(1)曰:“贤贤(2)易(3)色;事父母能竭其力;事君,能致其身(4);与朋友交,言而有信。虽曰未学,吾必谓之学矣。”(《论语·学而第一》)
Tử Hạ (1) viết: “Hiền hiền (2) dị (3) sắc; sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực; sự quân, năng trí kỳ thân (4); dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín. Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hỉ” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”).
Phiên âm
Zǐ Xià yuē: Xián xián yì sè; shì fù mǔ néng jié qí lì; shì jūn, néng zhì qí shēn; yǔ péng yǒu jiāo, yán ér yǒu xìn. Suī yuē wèi xué, wú bì wèi zhī xué yǐ.
Chú âm
子(ㄗ˙)夏(ㄒㄧㄚˋ) (1)曰(ㄩㄝ):“賢(ㄒㄧㄢˊ)賢(ㄒㄧㄢˊ) (2)易(ㄧˋ) (3)色(ㄙㄜˋ);事(ㄕˋ)父(ㄈㄨˋ)母(ㄇㄨˇ)能(ㄋㄥˊ)竭(ㄐㄧㄝˊ)其(ㄑㄧˊ)力(ㄌㄧˋ);事(ㄕˋ)君(ㄐㄩㄣ),能(ㄋㄥˊ)致(ㄓˋ)其(ㄑㄧˊ)身(ㄕㄣ)(4);與(ㄩˇ)朋(ㄆㄥˊ)友(ㄧㄡˇ)交(ㄐㄧㄠ),言(ㄧㄢˊ)而(ㄦˊ)有(ㄧㄡˇ)信(ㄒㄧㄣˋ)。雖(ㄙㄨㄟ)曰(ㄩㄝ)未(ㄨㄟˋ)學(ㄒㄩㄝˊ),吾(ㄨˊ)必(ㄅㄧˋ)謂(ㄨㄟˋ)之(ㄓ)學(ㄒㄩㄝˊ)矣(ㄧˇ).
Chú thích
1. 子夏 (Tử Hạ): Họ Bốc, tên Thương, tự Tử Hạ, là học trò của Khổng Tử, ít hơn Khổng Tử 44 tuổi, sinh vào năm 507 trước công nguyên. Sau khi Khổng Tử mất, ông đã chủ trương truyền bá tư tưởng của Khổng Tử ở nước Ngụy.
2. 贤贤 (Hiền hiền): Chữ “贤” (Hiền) đầu tiên là động từ, có ý nghĩa là “tôn trọng”. Chữ “贤” (Hiền) thứ hai là danh từ, có ý nghĩa là “hiền giả”, hiền hiền có nghĩa là tôn trọng bậc hiền giả.
3. 易 (Dị): Có hai cách giải thích; nghĩa thứ nhất là cải biến, thay đổi, câu này có nghĩa là vì tôn trọng bậc hiền giả mà cải biến tâm háo sắc; nghĩa thứ hai là “coi nhẹ”, đó là coi trọng bậc hiền đức mà coi nhẹ nữ sắc.
4. 致其身 (Trí kỳ thân): Trí, có nghĩa là “cống hiến”, “tận lực”. Ý nói rằng đem sinh mệnh cống hiến cho bậc quân chủ.
Diễn nghĩa
Tử Hạ nói: “Một người có thể xem trọng hiền đức mà xem nhẹ nữ sắc; khi phụng dưỡng cha mẹ có thể dốc hết sức lực; khi thờ quân chủ có thể không tiếc hi sinh sinh mệnh của bản thân; khi giao thiệp với bạn bè nói lời thành thật và giữ chữ tín. Người như vậy, mặc dù bản thân người ấy nói chưa từng đi học, nhưng tôi nhất định nói người ấy đã đi học rồi”.
Nghiên cứu và phân tích
Tử Hạ cho rằng, một người có học vấn hay không, học vấn của người ấy tốt hay không, không phải là nhìn vào tri thức văn hóa, mà là xem người ấy có thể thực hành đạo đức luân lý truyền thống như “hiếu”, “trung”, “tín” hay không. Chỉ cần làm được mấy điểm này, mặc dù người ấy nói mình chưa từng được học tập, nhưng đã là người có tu dưỡng đạo đức rồi. Vì vậy, chương này có thể thấy đặc điểm cơ bản của giáo dục Khổng Tử là coi trọng hành động có đức.
Câu hỏi mở rộng
1. Khi đến trường học, thì điều quan trọng nhất phải học tập là cái gì?
2. Trao đổi xem bình thường bạn hiếu thuận với cha mẹ như thế nào?
3. Trong giao thiệp với bạn bè, điều gì là quan trọng nhất? Bạn có làm được không? Làm thế nào để làm được?
Câu chuyện thành ngữ
Tọa hoài bất loạn
Câu chuyện “Tọa hoài bất loạn” như sau: Nước Lỗ có một người đàn ông nọ sống một mình, trong một đêm mưa to gió lớn, nhà của người quả phụ hàng xóm bị gió mưa đánh sập, người quả phụ liền chạy sang nhà của người đàn ông này xin ngủ nhờ một đêm, nhưng bị anh ấy kiên quyết từ chối. Trong câu chuyện, người quả phụ đã dẫn ví dụ Liễu Hạ Huệ ở nước Lỗ thời Xuân Thu nói rằng: Năm xưa Liễu Hạ Huệ qua đêm ở cổng thành, gặp một người phụ nữ không kịp vào thành để về nhà, Liễu Hạ Huệ sợ cô ấy bị lạnh, đã cho cô ấy ngồi trong lòng mình để lấy thân sưởi ấm cho cô ấy qua một đêm, cả nước không ai nói ông ấy là dâm loạn. Người quả phụ hy vọng rằng người nam ấy có thể đồng ý cho cô trú nhờ một đêm, nhưng cuối cùng vẫn bị từ chối. Về sau câu chuyện Liễu Hạ Huệ được gọi là “Tọa hoài bất loạn”, dùng để mô tả người đàn ông hành sự đoan chính, mặc dù ở cùng với phụ nữ nhưng không có hành vi dâm loạn.
Nguyên văn
Nước Lỗ có một người nam sống một mình trong một ngôi nhà. Hàng xóm của anh là một góa phụ cũng sống một mình. Trong một đêm mưa to gió lớn, vì nhà bị đổ nên người phụ nữ chạy qua nhờ người nam xin trú nhờ, nhưng anh ấy đóng cửa không giúp. Người phụ nữ đứng ngoài nói: “Sao anh không giúp tôi?” Người nam nói: “Tôi nghe nói rằng, nam tử chưa đến 60 tuổi thì không thể nhàn cư, hiện nay cô còn trẻ tôi cũng còn trẻ nên tôi không thể tiếp cô”. Người phụ nữ nói: “Sao anh không thể giống như Liễu Hạ Huệ, giúp đỡ cô gái không kịp về nhà, mọi người không ai nói rằng ông ấy làm điều xằng bậy”. Người nam đáp: “Liễu Hạ Huệ có thể làm được vậy, còn tôi lại không thể; tôi lấy cái không thể của mình để học theo cái có thể của Liễu Hạ Huệ” (trích “Kinh thi – Tiểu nhã – Hạng bá” do Mao Hanh (nhà Hán) truyền).
Bài tập về nhà
Trong lịch sử có một số người được lưu truyền thiên cổ không phải vì có công lao to lớn hay sự nghiệp vĩ đại, mà là vì phẩm đức cao quý, bạn có thể lấy một vài ví dụ để chia sẻ với bạn học không?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 18-11-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org