Vương Già đảm nhiệm chức Tham quân (chức danh) tại Tề Châu suốt triều Nam Bắc tới triều Tùy .
Ban đầu ông cũng không có danh tiếng gì, sau đó được phái đi áp giải Lý Sâm cùng hơn 70 phạm nhân lưu đày tới Kinh thành.
Dưới chế độ đương thời, phạm nhân bị lưu đày phải đeo gông và bị áp giải. Tới khu vực Huỳnh Dương, Vương Già thương xót cho nỗi khổ nhọc của phạm nhân, nên nói với họ rằng: “Các ngươi đã phạm vào quốc pháp, chẳng những gây tổn thất cho bản thân mình nay lại khiến lính canh phải vất vả áp giải các ngươi, lẽ nào các ngươi không thấy hổ thẹn với lương tâm sao?”
Các tù nhân đều cảm thấy hối lỗi. Vương Già nói tiếp: “Dù các ngươi phạm vào hiến pháp, nhưng mang gông cùm cũng là nỗi thống khổ lớn, để các ngươi được tự do rời đi, lại để các người tập trung tại Kinh thành. Các ngươi có thể làm được mà không vi phạm thời hạn không?” Các phạm nhân đều bái lạy cảm tạ mà rằng: “Nhất định làm được, không dám vi phạm.” Nên Vương Già cho tháo toàn bộ gông cùm, dừng không cho lính canh áp tải và hẹn thời hạn với phạm nhân: “Ngày đó phải tới Kinh thành. Nếu tới thời hạn đã định mà các ngươi không tới, ta sẽ coi như các người đã chết.” Nói xong hoàn toàn không cho áp giải nữa, lính canh trông coi những phạm nhân này đều rời đi.
Những tù nhân bị lưu đày cảm động, vui mừng, họ đều tới Kinh thành đúng thời hạn, không một ai đào tẩu hay bội ước.
Hoàng Thượng nghe xong vô cùng kinh ngạc, khen ngợi ông thật lương thiện. Nên Hoàng Thượng cho gọi toàn bộ tù nhân tới, bảo họ mang theo vợ con vào hoàng cung, ban yến tiệc thiết đãi họ trong hoàng cung, còn ân xá và phóng thích những tù nhân giữ chữ tín, biết phân biệt tốt xấu này.
Hoàng Thượng cảm thán mà rằng: “Quan lại không có lòng từ bi nhân ái, phàm dân sẽ mang ý gian ngoan nên kiện cáo không ngừng. …. Nếu quan lại đều như Vương Già (nhân từ), bách tính đều như Lý Sâm (có liêm sỷ) thì không cần dùng tới hình phạt nữa.”
vn.minghui.org